Giáo án Sinh học 10 - Bài 25+26: Sinh trưởng của vi sinh vật. Sinh sản của vi sinh vật - Nguyễn Thị Thu Thảo

- Cho VD: Thời gian thế hệ của:

+ Vi khuẩn Lactic: 100p

+ Vi khuẩn lao: 1000p

Em có nhận xét gì về thời gian thế hệ của các loài khác nhau?

VD: Thời gian thế hệ của E.coli trong điều kiện chuẩn là 20p nhưng ở ruột người là 100p.

Em có nhận xét gì về thời gian thế hệ của 1 loài sống trong các loại môi trường?

 

docx7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 25+26: Sinh trưởng của vi sinh vật. Sinh sản của vi sinh vật - Nguyễn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học 10 CB 	Người soạn: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngày soạn: 	Lớp dạy:10 cơ bản
Tiết dạy:
Chương II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Bài 25, 26: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Học sinhphải nắm chắc được các khái niệm: sinh trưởng ở vi sinh vật, thời gian thế hệ, môi trường nuôi cấy không liên tục và môi trường nuôi cấy liên tục.
- Học sinh hiểu và phân tích được quy luật sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục và môi trường nuôi cấy liên tục.
- Chỉ ra ưu thế của nuôi cấy liên tục trong sinh khối.
- Học sinh nắm được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật.
2. Kỹ năng:
- Học sinh phát triển các kỹ năng: nhận xét, phân tích, so sánh, khái quát hóa thông qua việc quan sát bảng biểu, đồ thị để tìm ra kiến thức mới.
- Phát triển cho học sinh kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa, làm việc nhóm để tìm ra quy luật sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục và môi trường nuôi cấy liên tục, các hình thức sinh sản ở vi sinh vật.
3. Thái độ:
 - Học sinh vận dụng hiểu biết về quy luật sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục để thu được sinh khối tối đa, chất lượng.
 - Vận dụng hiểu biết ưu thế của nuôi cấy liên tục vào sản xuất sinh khối để nâng cao năng suất thu nhận protein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như: axit amin, enzim, hoocmon,.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Giáo án.
PHT1: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục
 ND
Các pha
ST
Đặc điểm
Pha tiềm phát
(pha lag)
Vi khuẩn chưa thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất
Pha lũy thừa
(pha log)
Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần tăng lên rất nhanh.
Pha cân bằng
Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
Pha suy vong
Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
2. Học sinh:
 Làm bài tập về nhà hôm trước đã giao (2 PHT)
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng rất nhanh. Vậy sinh trưởng là gì, có đặc điểm như hế nào, ở vi sinh vật có những hình thức sinh sản nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tim hiểu sang chương II.Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật. Bài 25, 26: sinh trưởng của vi sinh vật. sinh sản của vi sinh vật
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
16’
9
HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm sinh trưởng
PPDH: VĐ
- E.coli nuôi cấy trong môi trường chuẩn người ta thấy (Slide 2)
PC2
PC1
 1TB 2TB
PC3
4TB 8TB
Nhận xét gì về số lượng tế bào E.coli sau mỗi lần phân chia?
Sự tăng lên của số lượng tế bào E.coli là sự sinh trưởng ở E.coli. Vậy sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là gì?
-Tại sao ở vi sinh vật sinh trưởng lại tính trên 1 quần thể mà không phải là cá thể giống như ở thực vật và động vât?
PC2
PC1
Tiếp tục hoàn thiện sơ đồ:
20P
20P
 1TB 2TB 
PC3
20P
4TB 8TB
-ở E.coli cứ 20p thì phân chia 1 lần. Người ta gọi 20p là thời gian thế hệ ở E.coli. Vậy thời gian thế hệ là gì?
- Cho VD: Thời gian thế hệ của:
+ Vi khuẩn Lactic: 100p
+ Vi khuẩn lao: 1000p
Em có nhận xét gì về thời gian thế hệ của các loài khác nhau?
VD: Thời gian thế hệ của E.coli trong điều kiện chuẩn là 20p nhưng ở ruột người là 100p.
Em có nhận xét gì về thời gian thế hệ của 1 loài sống trong các loại môi trường?
-Tiếp tục quan sát sơ đồ:
PC2
PC1
1TB 2TB 4TB
PC3
 8TB ......
PCn
 ?TB
-Chuyển số lượng tế bào về dạng số mũ với cơ số 2?
-nhận xét số lần phân chia với số mũ cơ số 2?
-số lượng tế bào sau n lần phân chia là bao nhiêu?
-Ta thấy: từ 1TB qua n lần phân chia tạo ra 2n TB. Trong 1 quần thể không chỉ có 1TB mà giả sử có N0TB. Vậy số tế bào của quần thể vi sinh vật sau n lần phân chia là bao nhiêu?
Dựa vào 2 công thức trên, làm câu hỏi lệnh trang 99 SGK?
Đáp án: Nt= 64.105 (TB)
HĐ2: tìm hiểu sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
PP: PHT+TQ+VĐ
Chiếu Slide 3, nuôi cấy không liên tục là gì?
 Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục gồm mấy pha? Đó là những pha nào? (Slide 4)
 -Hoàn thành PHT
-ở pha tìm phát ta thấy đồ thị là 1 đường thăng nằm ngang và ở mức thấp nhất thể hiện số lượng tế bào không tăng và số lượng tế bào thấp nhất. Nguyên nhân là vì quần thể vi khuẩn phải thích nghi với môi trường, chưa phân chia, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
-Pha lũy thừa: đồ thị có hướng đi lên và gần như thẳng đứng thể hiện số lượng tế bào tăng nhanh. Lúc này vi khuẩn đã thích nghi với môi trường và sinh sản nhanh do điêu kiện môi trường thích hợp. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và bắt đầu không đổi.
- pha cân bằng đồ thị là 1 đường thẳng nằm ngang giống pha tiềm phát, nhưng ở pha cân bằng đường thẳng nằm ở mức cao nhất thể hiện số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thởi gian, lúc này chất dinh dưỡng giam chất độc hại tăng.
-ở pha cân bằng tạo ra 1 trạng thái cân bằng động. Vậy cân bằng động là gì?
-pha suy vong đồ thị có hương đi xuống thể hiện số lượng tế bào giảm do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều, số tế bào bị phân hủy nhiều hơn số tế bào mới được sinh ra.
-Theo em để thu được sinh khối tối đa và chất lượng thì ta nên dừng lại ở pha nào? Vì sao?
-Tại sao điểm chuyển tiếp giữa 2 pha trong đồ thị là một đường cong chứ không phải là 1 đường gấp khúc?
-Nuôi cấy không liên tục được ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn ta phải làm gì?
Đó chính là nguyên tắc của nuôi cấy liên tục
Việc không xảy ra pha suy vong có ý nghĩa gì trong quần thể?
Người ta ứng dụng nuôi cấy liên tục trong đời sống như thế nào?
HĐ3: tìm hiểu các hình thức sinh sản ở vi sinh vật.
PPDH: PHT+VĐ
Các em nghiên cứu SGK trang 102, cho biết sinh sản ở vi sinh vật là gì?
-Vi sinh vật nhân sơ có những hình thức sinh sản nào?
-Phân đôi ( Slide 5) VD:Vi khuẩn
-hình thức sinh sản phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ là theo kiểu trực phân hay nguyên phân?
-Nảy chồi (Slide 6) VD: VK quang dưỡng màu tía
-Tạo bào tử (Slide 7) VD: VK Metan
-tạo bào tử ở vi sinh vật nhân sơ ngoài ngoại bào tử, bào đốt còn có nội bào tử. Vậy nội bào tử là gì? Nó có phải là hình thức sinh sản không?
-Vi sinh vật nhân thực có những hình thức sinh sản nào?
-SS bằng bào tử ( Slide 8)
Có bào tử trần và bào tử kín.
Bào tử trần ví dụ như nấm Penicillium
Bào tử kín VD nấm mốc
-Bào tử trần và bào tử kín hình thức nào tiến hóa hơn? Vì sao?
-SS bằng cách nảy chồi (Slide 9)
VD: nấm men
-SS bằng cách phân đôi
VD:trùng giày, tảo mắt...
-số lượng tế bào E.coli sau mỗi lần phân chia tăng lên gấp đôi.
-Sinh trưởng của quần thể VSV được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể
-Vì vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé, chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi.
- Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng tế bào trong quần thể tăng lên gấp đôi.
-Khác nhau theo từng loài
-Khác nhau
+ 1tb → 20
+ 2tb → 21
+ 4tb → 22
+ 8tb → 23
-Số lần phân chia bằng số mũ cơ số 2
-2n
HS lên bảng giải bài tập.
Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi sản phẩm chuyển hóa vật chất.
-4 pha. Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong
Trong pha cân bằng số tế bào trong quần thể không đổi nhưng trong sự không đổi đó luôn có quá trình động là số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
Cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng. Vì lúc này số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại, chất độc hại ít, số tế bào chết ít.
Vì khả năng thích nghi của mỗi tế bào là khác nhau, có những tế bào thích nghi nhanh nên đã phân chia, có những tế bào chưa thích nghi nên chưa phân chia.
HS trả lời
-Bổ sung thêm chất dinh dưỡng và lấy ra các chất thải
HS trả lời
HS trả lời.
-Phân đôi, nảy chồi và tạo bào tử
-Trực phân.
-Nội bào tử không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh của TB
-Sinh sản bằng bào tử, nảy chồi và phân đôi
-Bào tử kín vì các bào tử được bảo vệ trong túi bào tử
I. Khái niệm sinh trưởng:
1. Khái niệm:
Sinh trưởng của quần thể VSV được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2. Thời gian thế hệ:
- Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng tế bào trong quần thể tăng lên gấp đôi.
*Lưu ý:
 -Thời gian thế hệ của các loài khác nhau là khác nhau.
Ví dụ:
+ Vi khuẩn tả: 20p
+ Vi khuẩn lao: 1000p
 -Thời gian thế hệ của của 1 loài thì khác nhau ở các loại môi trường.
VD: Thời gian thế hệ của E.coli trong điều kiện chuẩn là 20p nhưng ở ruột người là 100p.
3. Công thức:
Nt = N0 . 2n
Trong đó:
N0:số lượng TB ban đầu
Nt: số lượng TB của quần thể sau thời gian t.
n: số lần phân chia sau thời gian t.
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:
1.Nuôi cấy không liên tục:
a. Khái niệm:
Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi sản phẩm chuyển hóa vật chất.
b. sự sinh trưởng 
PHT
c. ứng dụng.
Muối dưa, muối cà, làm sữa chua
2. nuôi cấy liên tục.
a.Nguyên tắc.
Phải bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng mới và đồng thời lấy ra 1 lượng dịch nuôi cấy tương đương.
b.Ý nghĩa.
Tránh pha suy vong đảm bảo sự sinh trưởng ổn định của quần thể.
c.ứng dụng.
-Sản xuất sinh khối.
-Sản xuấtprotein đơn bào
-Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học cao như các axitamin, enzim,...
III. Sinh sản của vi sinh vật:
1.Khái niệm:
Sinh sản ở vi sinh vật là sự tăng số lượng cá thể vi sinh vật.
2.Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ
-Phân đôi 
VD:Vi khuẩn
-Nảy chồi
VD: VK quang dưỡng màu tía
-Tạo bào tử
VD: VK Metan
-Nội bào tử không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh của tế bào hình thành khi gặp điều kiện bất lợi của môi trường.
3.Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực:
-SS bằng bào tử
Bào tử trần ví dụ như nấm Penicillium
Bào tử kín VD nấm mốc
- SS bằng cách nảy chồi
VD:nấm men
-SS bằng cách phân đôi
VD:Trùng giày , tảo mắt
4. Củng cố:
 Khái niệm sinh trưởng, nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục, các hình thức sinh sản của vi sinh vật.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
Dự đoán các pha sinh trưởng của nuôi cấy liên tục. Vẽ đồ thị của nuôi cấy liên tục.
IV: Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai_25_Sinh_truong_cua_vi_sinh_vat.docx