Giáo án Sinh học 11 - Tiết 28 - Bài 26: Cảm ứng ở động vật

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

- Đại diện: Giun tròn, giun dẹt, chân khớp.

- Cấu tạo thần kinh: Các tế bào thần kinh tập chung lại tạo thành hạch thầnh kinh. Mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng cơ thể và liên hệ với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh.

- Đặc điểm phản xạ: Phản xạ một phần cơ thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 7325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 28 - Bài 26: Cảm ứng ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/02/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 28:
Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	- Phát biểu được khái niệm về cảm ứng ở động vật, phân biệt được cảm ứng ở động vật với cảm ứng ở thực vật.
 	- Nêu được các thành phần của một cung phản xạ và áp dụng phân tích các hiện tượng liện quan.
 	- Nêu được đặc điểm cảm ứng của động vật chưa có hệ thần kinh, động vật có hệ thành kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch.
 	- Phân tích được những yêu điểm của hệ thành kinh dạng chuỗi hạnh so với thầnh kinh dạng lưới.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông
B.PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 264.1., 26.2 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
 Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:
Nội dung
Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuối hạch
Đại diện
Cấu tạo hệ thần kinh
Đặc điểm phản ứng
Tiêu tốn năng lượng.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu khái niệm cảm ứng ở thực vật?
- Thực vật phản ứng với kích thích bằng những hình thức nào? Lấy ví dụ. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Khái niệm cảm ứng ở động vật .
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
 GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, đưa ví dụ và hỏi:
Ví dụ: Trời rét gà xù lông, trời nóng người toát mồi hôi. – Gọi là cảm ứng ở động vật.
- Vậy cảm ứng ở động vật là gì? 
GV: Yêu cầu hs phân tích 2 vd sau :1 khi ta vô tình chạm vào một vật nóng ; 2 phản ứng của thực vật trước tác nhân kích thích là ánh sang?
Từ đó rút ra kết luận về đặc điểm cảm ứng ở động vật
GV: Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh được gọi là gì?
- Nêu các bộ phận của một cung phản xạ?
:HS; Nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi.
*GDMT:
- Các yếu tố trong môi trường sống tác động trực tiếp lên hoạt động sống của động vật, có thể tích cực có thể tiêu cực.
- Có ý thức giữ cho môi trường sống ổn định, đảm bảo sự phát triển bình thường của động vật, đảm bảo độ đa dạng sinh học, giữ cân bằng sin
Hoạt động II: Tìm hiểu: Cảm ứng của động vật có tổ chức thần kinh – Thảo luận nhóm.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK quan sát hình vẽ 26.2 SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu thảo luận trên trong thời gian 7 phút.
HS: Thảo luận theo nhóm để hoàn thiện phiếu học tập.
GV: Điều khiển học sinh thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập và chính xác kiến thức theo các nội dung.
GV: Sử dụng các câu lệnh SGK:
 - Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị khích thích?
 - Đánh dấu * vào ô vuông cho ý không đúng về ưu điểm cuỉa hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. ( Theo SGK)
 HS: Trả lời các câu hỏi
I. Khái niệm cảm ứng ở động vật.
- Ví dụ: Trời rét gà xù lông, trời nóng người toát mồi hôi. 
- Khái niệm: Cảm ứng của động vật là phản ứng lại kích thích từ môi trường sống của động vật để tồn tại.
- Cảm ứng của động vật biểu hiện nhanh và rỗ hơn cảm ứng ở thực vật.
- Ở động vật có tổ chức thần kinh cảm ứng biểu hiện dưới dạng phản xạ. Một cung phản xạ gồm:
 + Bộ phận tiếp nhận kích thích.
 + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng( Hệ thần kinh).
 + Bộ phận thực hiện phản ứng.
II. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh.
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới.
- Đại diện: Ngành ruột khoang.
- Cấu tạo thần kinh: Các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể liên hệ với nhau bằng dây thần kinh tạo thành mạng lưới thần kinh.
- Đặc điểm phản xạ: Phản xạ bằng cách co rút toàn bộ cơ thể.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng, không chính xác.
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
- Đại diện: Giun tròn, giun dẹt, chân khớp.
- Cấu tạo thần kinh: Các tế bào thần kinh tập chung lại tạo thành hạch thầnh kinh. Mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng cơ thể và liên hệ với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh.
- Đặc điểm phản xạ: Phản xạ một phần cơ thể.
- Tiêu tốn ít năng lượng, chính xác hơn.
- Ưu điểm: SGK. ( ý A,B,D trang 109 ).
4. Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về khái niệm cảm ứn động vật, các bộ phận của một cung phản xạ, đặc điểm cả ứng của các nhóm động vật và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
 Câu 1: Phân biệt cảm ứng của động vật với cảm ứng của động vật?
Câu 2. Đặc điểm cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 28.doc