Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật giấm, chiết, ghép - Năm học 2019-2020 (Chương trình nâng cao)

I. Giâm cành, giâm rễ, giâm lá.

1. Giâm cành :

- Làm đất : Xới đất tơi xốp, đảo với mùn và phân bón.

- Cắt cành dài từ 10- 15 cm ( cành sắn, rau ngót, khoai lang, rau muống ) số lượng chồi và mắt dài bằng nhau.

- Cắm nghiêng, cho đầu dưới vào đất ẩm,1 phần ở trên mặt đất.

- Vun đất và tưới ẩm, có thể sử dụng chất kích thích cho ra rễ.

2. Giâm rễ, giâm lá.

- Làm đất : Xới đất tơi xốp, đảo với mùn và phân bón.

- Giâm rễ: Cắt rễ chùm thành từng phần nhỏ rồi giâm xuống đất ẩm và tơi xốp.

- Giâm lá: Cắt lá thành từng mảnh nhỏ, đặt trên đất ẩm, theo dõi sự nảy mầm và duy trì sự độ ẩm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật giấm, chiết, ghép - Năm học 2019-2020 (Chương trình nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết
Lớp
 5/12/2019
/12/2019
9A1
/12/2019
9A2
GIÁO ÁN 
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHỦ ĐÊ: 
THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
 GIÂM, CHIẾT, GHÉP
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức, kỹ năng:
a. Kiến thức
. Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính ( giâm, chiết, ghép)
. Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính 
b. Kỹ năng:	
. Rèn luyện được kĩ năng phân tích tranh vẽ, kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa.
.Thực hiện được các phương pháp nhân giống vô tính : giâm cành, ghép cành, ghép chồi
2 .Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
a.Các Phẩm chất :
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân , cộng đồng.
- Giúp HS biết được những tác nhân có hại không những gây ô nhiễm môi trường mà còn 
-Giúp HS thấy được tác dụng của nhân giống vô tính trong trồng trọt là giữ nguyên được phẩm chất và chất lượng của giống cây trồng nhanh thu hoạch ản phẩm.tăng năng suất nông sản . 
-Từ đó HS có ý thức BVMT, bảo vệ cây xanh yêu thiên nhiên , yêu khoa học kĩ thuật tham gia tích cực vào lao động sản xuất ,.. . 
-Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
- Hình thành được niềm yêu thích thiên nhiên và quan tâm đến ngành trồng trọt .
b. Các năng lực chung : NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, 
c . Các năng lực chuyên biệt : NL quan sát, tìm mối quan hệ
3. Thái độ, hành vi:
II. CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án., tư liệu hình ảnh . 
- Hình ảnh (phóng to).
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài và đọc bài trước khi tới lớp.
III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu khái niệm sinh sản hữu tính.
- Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính ở thực vật.
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC : 
* Đặt vấn đề : Các em đã được tìm hiểu qua về những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp này, tại sao chỉ từ các cơ quan sinh dưỡng lại có thể phát triển thành những cây hoàn chỉnh? Và để làm được điều đó thì cần tiến hành như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
GV: Yêu cầu học sinh nêu những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
HS : Trả lời: Giâm cành, chiết cành, ghép cành, ghép chồi và nuôi cấy tế bào, mô.
GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu cho học sinh .
GV: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính đầu tiên đó là giâm cành.
GV : Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và clip về giâm cành, nêu quy trình giâm cành. 
HS : - Làm đất : Xới đất tơi xốp, đảo với mùn và phân bón.
- Cắt cành dài từ 10- 15 cm ( cành sắn, rau ngót, khoai lang, rau muống) số lượng chồi và mắt dài bằng nhau.
- Cắm nghiêng, cho đầu dưới vào đất ẩm,1 phần ở trên mặt đất.
- Vun đất và tưới ẩm, có thể sử dụng chất kích thích cho ra rễ.
GV : Đó là phương pháp giâm cành, ngoài ra còn có phương pháp giâm lá và giâm rễ. Yêu cầu học sinh quan sát hình và nêu kĩ thuật giâm rễ và giâm lá.
HS : - Trước khi giâm rễ và giâm lá cũng phải làm đất giống như giâm cành, phải làm đất cho tơi xốp.
- Giâm rễ: Cắt rễ chùm thành từng phần nhỏ rồi giâm xuống đất ẩm và tơi xốp.
- Giâm lá: Cắt lá thành từng mảnh nhỏ, đặt trên đất ẩm, theo dõi sự nảy mầm và duy trì sự độ ẩm. 
GV : Cho học sinh xem một số hình ảnh về chiết cành . Yêu cầu học sinh nêu kĩ thuật chiết cành. 
HS : - Làm đất: 2/3 bầu đất là đất vườn hay bùn ao phơi khô, 1/3 bầu đất là rơm rác, mùn cưa, chấu độ ẩm 70%
- Bóc 1 đoạn vỏ sát lớp gỗ, dài gấp 1,5 – 2 lần đường kính cành chiết, cách gốc cành 15- 20 cm .
- Bó bầu đất quanh phần cành vừa cắt, đường kính từ 6- 8cm, dài từ 10- 12 cm (Có thể vít cành đó vào đất)
- Dùng dao sắc cắt ngang bầu chiết sau 30- 60 ngày (Bầu đã mọc rễ) đem ra trồng.
GV: Tại sao: Khi chiết những cây ra nhiều nhựa mủ như hồng xiêm, trứng gà người ta thường cắt vỏ cành vào buổi sáng và bó bầu vào buổi chiều?
HS: - Cắt vỏ buổi sáng: Lúc này hoạt động TĐC của cây diễn ra chưa mạnh mẽ, nên cắt vỏ lúc này nhựa mủ sẽ chảy ra ít hơn.
- Bó bầu chiết vào buổi chiều: để cành chiết khô phần bóc vỏ, tránh xót cây.Sau đó mới bó đất quanh từ chiều sang tối tạo độ ẩm cho bầu chiết.
GV : Yêu cầu học sinh nêu ưu điểm của giâm cành chiết cành so với cây trồng từ hạt ?
HS : *Ưu điểm của giâm cành chiết cành so với cây trồng từ hạt :
- Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn
- Rút ngắn thời gian phát triển của cây, nhanh cho thu hoạch nông phẩm.	
GV : Yêu cầu học sinh nêu mục đích ghép cành
HS : - Tạo ra những tổ hợp ghép có đặc tính tốt về năng suất và phẩm chất.
- Tạo dáng cho những cây cảnh.
GV : Cho học sinh xem một số hình ảnh về ghép cành và hình ảnh về các phương pháp ghép : ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép cửa sổ, ghép nối, ghép mắt.
GV : Yêu cầu học sinh quan sát kĩ clip và cho biết trong clip đó có những kiểu ghép nào ?
HS : Ghép dưới vỏ, ghép cửa sổ...	
GV : Có rất nhiều phương pháp ghép cành, tuy nhiên do thời gian có hạn, chúng ta chỉ tìm hiểu 1 phương pháp ghép cành đó là ghép chữ T. Cho học sinh xem clip về cách ghép chữ T, Yêu cầu học sinh nêu kĩ thuật ghép cành chữ T.
HS : - Cắt vát cành ghép.
- Tạo chỗ ghép phần chữ T ngay trên gôc ghép. 
- Đặt cành ghép vào chỗ cắt hình chữ T rồi buộc dây lại.
GV : Giới thiệu cho học sinh một số cách ghép cành khác.
GV : Tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép ?
HS : Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo đủ nước và chất dinh dưỡng. 
GV : Cho học sinh xem hình ảnh về ghép chồi. Yêu cầu học sinh nêu phương pháp ghép chồi.
HS : - Cắt chồi có phần thân gỗ, tạo chỗ ghép phần chữ T ngay trên gôc ghép. 
- Chồng đặt khít vào chỗ cắt hình chữ T rồi buộc dây lại.
GV : Giới thiệu thêm một số phương pháp ghép chồi
I. Giâm cành, giâm rễ, giâm lá.
1. Giâm cành : 
- Làm đất : Xới đất tơi xốp, đảo với mùn và phân bón.
- Cắt cành dài từ 10- 15 cm ( cành sắn, rau ngót, khoai lang, rau muống) số lượng chồi và mắt dài bằng nhau.
- Cắm nghiêng, cho đầu dưới vào đất ẩm,1 phần ở trên mặt đất.
- Vun đất và tưới ẩm, có thể sử dụng chất kích thích cho ra rễ.
2. Giâm rễ, giâm lá.
- Làm đất : Xới đất tơi xốp, đảo với mùn và phân bón.
- Giâm rễ: Cắt rễ chùm thành từng phần nhỏ rồi giâm xuống đất ẩm và tơi xốp.
- Giâm lá: Cắt lá thành từng mảnh nhỏ, đặt trên đất ẩm, theo dõi sự nảy mầm và duy trì sự độ ẩm. 
II. Chiết cành
- Làm đất: 2/3 bầu đất là đất vườn hay bùn ao phơi khô, 1/3 bầu đất là rơm rác, mùn cưa, chấu độ ẩm 70%
- Bóc 1 đoạn vỏ sát lớp gỗ, dài gấp 1,5 – 2 lần đường kính cành chiết, cách gốc cành 15- 20 cm .
- Bó bầu đất quanh phần cành vừa cắt, đường kính từ 6- 8cm, dài từ 10- 12 cm (Có thể vít cành đó vào đất)
- Dùng dao sắc cắt ngang bầu chiết sau 30- 60 ngày (Bầu đã mọc rễ) đem ra trồng.
* Ưu điểm của giâm cành chiết cành so với cây trồng từ hạt :
- Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn
- Rút ngắn thời gian phát triển của cây, nhanh cho thu hoạch nông phẩm.
III. Ghép cành
- Dùng dao sắc cắt vát, gọn và sạch gốc ghép và cành ghép.
- Cắt bỏ tất cả lá trên cành ghép, cắt 1/3 lá trên gốc ghép : giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo đủ nước và chất dinh dưỡng.
- Buộc chặt cành ghép lên gốc ghép : để mô dẫn nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đến được tế bào của cành ghép được dễ dàng.
* Cách ghép chữ T :
- Cắt vát cành ghép.
- Tạo chỗ ghép phần chữ T ngay trên gôc ghép. 
- Đặt cành ghép vào chỗ cắt hình chữ T rồi buộc dây lại.
IV. Ghép chồi. 
- Cắt chồi có phần thân gỗ, tạo chỗ ghép phần chữ T ngay trên gôc ghép. 
- Chồng đặt khít vào chỗ cắt hình chữ T rồi buộc dây lại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP : 
. Hoàn thành báo cáo thực hành : 
Học sinh hoàn thành báo cáo thực hành
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
 Xử lý thông tin và xây dựng sản phẩm để ứng dụng trong thực tế.
-HS thống nhất thông tin thu thập được từ đó sơ đồ hóa thông tin về giâm , chiết ghép (Tham khảo sơ đồ sách hoạt động trải nghiệm sáng tạo ).
- HS lựa chọn loại hình sản phẩm tuyên truyền trên giấy Ao hoặc trình bày trên PowerPoin hoặc videoclip.
-GVCN hỗ trợ cho nhóm hs của lớp để hoàn thành sản phẩm.
 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá sách hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
-Học sinh ghi lại những tình huống phát sinh, kinh nghiệm rút ra và xây dựng ý tưởng mới nộp cho giáo viên.
-GV nhận xét và trao thưởng cho nhóm trình bày hay nhất.
 Tổ trưởng
Giáo viên 
 Bùi Thị Hạnh 
 Bùi Thị Nguyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_11_chu_de_thuc_hanh_nhan_giong_vo_tinh.doc