Giáo án Sinh học 11 - Tiết 29 - Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh.

- Hiện tượng tập chung hoá: Các tế bào thần kinh nằm giải rác trong thần kinh lưới tập chung lại tạo thành hạch và ống thần kinh.

- Từ đối xứng toả tròn( TK lưới) sang đối xứng 2 bên giúp động vật chủ động di chuyển theo một hướng xác định.

- Hiện tượng đầu hoá: các tế bào thần kinh tập chung về phía đầu làm cho não bộ phát triển. Khả năng điều kiển, phối hợp và thống nhất các hoạt động được tăng cường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 8212 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 29 - Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2013
Ngày giảng: ...................11a1;....................11a2;..........................11a3.
Tiết 29:
Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
( Tiếp theo )
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
 	 - Nêu được cấu trúc hệ thần kinh dạng ống, vai trò của các bộ phận thần kinh.
 	 - Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
 	 - Rút ra được chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện được tư duy hệ thống, so sánh và phân tích sơ đồ để nắm khiến thức.
 - Hình thành được kĩ năng tự học, làm việc theo nhóm và trình bày trước đám đông.
B.PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
 C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	 Trong bài giáo viên sử dụng hình vẽ 27.1., 27.2 SGK và phiếu học tập.
Phiếu học tập.
 Hãy đọc SGK để trả lời phiếu học tập sau:
Nội dung
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Ví dụ
Nguồn gốc phản xạ
Hình thức phản xạ
Số tế bào thần kinh tham gia
Tính bền vững
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu1: Cảm ứng của động vật là gì? Cho ví dụ? Nêu các bộ phận của một cung phản xạ.
 	Câu 2: So sánh đặc điểm cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới với hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
 	Khi tách cơ đùi ếch ra khỏi cơ thể và kích thích vào cơ đùi, thấy co lại. Hiện tượng đó có gọi là phản xạ không? Tại sao?
3. Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu: Cấu tạo hệ thần kinh dạng ống .
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, quan sát hình 27.1 và hỏi:
- Tại sao hệ thần kinh cử người được gọi là hệ thần kinh dạng ống? Nêu cấu tạo hệ thần kinh ống?
- Dựa vào SGK hãy hoàn thành tên các bộ phận hệ thần kinh trong các ô vuông hình 27.1?
- Nêu vai trò của các bộ phận trong cấu tạo hệ thần kinh dạng ống?
Hoạt động II: Tìm hiểu: Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống – cả lớp.
GV; Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Nguyên tắc hoạt động của hệ thần kinh dạng ống?
- Căn cứ vào nguồn gốc chia phản xạ thành mấy loại?
Hoạt động III: Tìm hiểu: Phản xạ có điều kiện và phẩn xạ không điều kiện – Thảo luận nhóm.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu thảo luận trên trong thời gian 5 phút.
HS: Thảo luận theo nhóm để hoàn thiện phiếu học tập.
GV: Điều khiển học sinh thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu học tập và chính xác kiến thức.
GV: Sử dụng các câu hỏi bổ sung:
- Các phản xạ có ý nghĩa gì với động vật?
Hoạt động IV: Tìm hiểu: Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh– Nhóm nhỏ.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn để so sáng đặc điểm, cấu tạo, hình thức phản xạ của 3 dạng thần kinh: Dạng lưới, chuỗi hạch, dạng ống để rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh?
HS; Thảo luận nhóm nhỏ và rút ra chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh.
GV: Chính xác kiến thức về chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh.
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống. 
- Đại diện: Động vật có xương sống.
a. Cấu trúc hệ thần kinh dạng ống.
Cấu tạo gồm 2 phần: Trung ương thần kinh và thần kinh ngoại biên.
- Trung ương thần kinh: Bao gồm não bộ và tuỷ sống.
 + Não bộ: Tập trung tế bào thần kinh ở phần đầu bao gồm 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não. Có vai trò quan trọng trong điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
 + Hành tuỷ: Tập trung tế bào thần kinh dọc sống lưng. Từ đó có các dây thần kinh phân tán khắp cơ thể.
- Thần kinh ngoại biên: Bao gồm hạch thần kinh và dây thần kinh. Có vai trò tiếp nhận và truyền thông tin thần kinh.
b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.
- Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.
- Căn cứ vào nguồn gốc phản xạ chia thành 2 loại: Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
* Phản xạ không điều kiện:
- Ví dụ: Trời rét người có phản xạ run.
- Nguồn gốc phản xạ: Mang tính bẩn sinh.
- Hình thức phản xạ: Đơn giản, thường có ở tổ chức thần kinh bậc thấp, mang tính bền vững.
- Số tế bào thần kinh tham gia: ít.
* Phản xạ có điều kiện.
 - Ví dụ: Khả năng làm toán của học sinh, dạy thú làm xiếc.
- Nguồn gốc phản xạ: Có được do họ tập và rèn luyện.
- Hình thức phản xạ: Phức tập, có ở tổ chức thần kinh bậc cao ( dạng ống), không bền vững.
- Số tế bào thần kinh tham gia: Lớn.
IV. Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh.
- Hiện tượng tập chung hoá: Các tế bào thần kinh nằm giải rác trong thần kinh lưới tập chung lại tạo thành hạch và ống thần kinh.
- Từ đối xứng toả tròn( TK lưới) sang đối xứng 2 bên giúp động vật chủ động di chuyển theo một hướng xác định.
- Hiện tượng đầu hoá: các tế bào thần kinh tập chung về phía đầu làm cho não bộ phát triển. Khả năng điều kiển, phối hợp và thống nhất các hoạt động được tăng cường.
4. Củng cố:
 	- GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về cấu tạo, hoạt động của hệ thần kinh dạng ống và chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi củng cố.
5. Hướng dẫn về nhà:
 	 GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 28 – Điện thế nghỉ.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 29.doc