Giáo án Sinh học 11 - Tiết 14 - Bài 14: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật

Tiến hành thí nghiệm 1:

- Cho vào bình thủy tinh 50g các loại hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu.

Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ. Do HH của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình, CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khuếch tán qua ống và phễu vào không khí xung quanh.

- Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua pheux vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí rakhoir bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 → nước bari hay nước vôi trong sẽ bị vẫn đục.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 9179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 14 - Bài 14: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/10/2013
Ngày giảng: .........................11a1; .............................11a2; ..........................11a3.
Tiết 14:
Bài 14: THỰC HÀNH
PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Phát hiện HH của thực vật qua sự thải CO2.
- Phát hiện HH của thực vật qua sự hút O2.
B. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, thuyết trình – giảng giải.
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Dụng cụ:
- Bình thủy tinh 1000 ml, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cố có mỏ.
2. Hóa chất:
- Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm
3. Mẫu thực vật để chiết sắc tố.
- Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
	1. Ổn định lớp
	- Kiểm tra sỹ số
	2.Kiểm tra bài cũ
	- Thu báo cáo thực hành bài thực hành trước của học sinh.
	3.Bài mới
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 - 6 HS:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tiến hành thí nghiệm 1:
- Cho vào bình thủy tinh 50g các loại hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu.
Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ. Do HH của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình, CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khuếch tán qua ống và phễu vào không khí xung quanh.
- Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua pheux vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí rakhoir bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 → nước bari hay nước vôi trong sẽ bị vẫn đục.
- Để so sánh, lấy một ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thủy tinh hay ống lá cây đu đủ. Nước vôi trong trường hợp này cũng bị vẫn đục. HS tự rút ra kết luận về HH của cây.
Tiến hành thí nghiệm 2:
Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần: 50 g). Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác này phải được HS tự tiến hành trước giờ lên lớp từ 1,5 - 2 giờ.
Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình. Nến (que diêm) → tắt ngay, vì sao?. Sau đó, mở nút bình chứa hạt đã bị giết chết đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình, nến (que diêm) tiếp tục cháy
1.Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.
2. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự thải O2.
4. Củng cố: GV hướng dẫn học sinh cách viết bài thu hoạch
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Mỗi HS làm một bản tường trình, theo nội dung sau:
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện báo cáo thực hành và tìm hiểu trước bài tiêu hóa ở động vật.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 14.doc