Giáo án Sinh học 11 - Tiết 6 - Bài 7: Thực hành: thí nghệm thoát hơi nước và thí nhiệm và vai trò của phân bón

Nội dung và cách tiến hành.

 1. Thí nghiệm 1. So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.

 - Cách tiến hành: Dùng 2 miếng giấy tẩm coban clorua ( đồng clorua) đã sấy khô kẹp ép thêm 2 bản kính đối xứng nhau qua 2 mặt lá tạo thành hệ thống kín.

 + Bấn giây so sánh thời gian chuyển mầu của 2 miếng giấy ở 2 mặt lá khác nhau trong cùng thời gian, rút ra kết luận.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 17211 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Tiết 6 - Bài 7: Thực hành: thí nghệm thoát hơi nước và thí nhiệm và vai trò của phân bón, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 /09 /2013.
Ngày dạy: …………..11A1; …………11A2; …………….	11A3.
Tiết 6:
Bài 7.
 THỰC HÀNH: THÍ NGHỆM THOÁT HƠI NƯỚC 
VÀ THÍ NHIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
 	1, Kiến thức.
 	- Sử dụng giấy côban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá.
 	- Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.
 	2, Kỹ năng.
 	- Rèn luyện được tư duy hệ thống, phân tích, so sánh, khái quát.
 	- Biết bố trí một thớ nghiệm về phân bón.
B. PHƯƠNG PHÁP.
 	 Sử dụng phương pháp phân nhóm nhỏ thực hành trong phòng thí nghiệm
C. PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1, giáo viên.
 	 Trong bài giáo viên sử dụng các hình 7.1, 7.2 SGK.
2, Học sinh. 
- Chuẩn bị mẫu vật SGK
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
 	1, Ổn định tổ chức và kiểm tra sỹ số.
 2, Kiểm tra bài cũ. 
Câu 1. Nêu nguồn cung cấp Nitơ trong tự nhiên, Mối quan hệ giưũa phân bón với năng suất cây trồng?
 Câu 2: Hãy nêu quá trình chuyển hóa và cố định Nitơ? Nêu các phương pháp bón phân cho cây?
 3, Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới.
 GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm từ 4 đên 6 học sinh
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động I: Tìm hiểu phần: Mục tiêu thí nghiệm - Hoạt động tập thể.
+B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK sử dụng các câu hỏi 
 Mục tiêu của bài thực hành là gì?
+B2: H/S : trả lời các câu hỏi dựa và thông tin trong SGK.
+B3: GV: chuẩn hóa kiến thức. 
Hoạt động II: Tìm hiểu phần: Chuẩn bị Hoạt động tập thể. 
+B1: GV: Sử dụng các câu hỏi .
Thí nhiệm 1 cần những dụng cụ gì và mẫu vật gì?
Thí nghiệm 2 cần có dụng cụ, hóa chất và mẫu vật gì?
+B2: HS trả lời các câu hỏi.
Nêu cách pha dung dịch dinh dưỡng NPK.
 Hoạt động III: Tìm hiểu phần: Nội dung và cách tiến hành thí nghiệm - Hoạt động tập thể.
+B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm trong SGK.
+B2: H/S: đọc nội dung bài.
+B3: GV: Nêu nội dung và cách tiến hành thí nghiệm 1?
Tại sao dựa vào giấy tẩm côan clorua lại có thể phát hiện ra sự thoát hơi nước qua khi khổng?
- Nêu nội dung và cách tiến hành thí nghiệm 2?
+B4: HS trả lời các câu hỏi.
Hoạt động IV : Tìm hiểu phần: Báo cáo kết quả và viết thu hoạch - Hoạt động nhóm.
+B1: GV: Yêu cầu các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm. 
 +B2: HS: tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
 +B3: GV: quan sát điều chỉnh, sửa chữa sai sót.
 +B4: GV: Yêu cầu HS báo cáo thí nghiêm ( Đại diện nhóm)
 +B5: GV yêu cầu các nhóm học sinh báo cáo thí nghiệm, nộp báo cáo.
*Tích hợp MT:
- Trồng cây trong dung dịch: có thể trồng rau sạch. Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học không hợp lý.
- Trồng cây trong chậu: Tiết kiệm đất, làm đẹp cảnh quan môi trường.
I. Mục tiêu.
 - Biết sử dụng Côban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá.
- Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.
II. Chuẩn bị.
Thí nghiệm 1.
Cây mọc bình thường, sinh trưởng tốt.
Cặp nhựa hoặc cặp gỗ.
Lam kính.
Giấy lọc.
Đồng hồ bấm giây.
Dung dịch Côban clorua.
Thí nghiệm 2.
Dụng cụ: 
 + Hạt nảy mầm ( chuẩn bị trước).
 + Chậu đường kính 10 – 20Cm.
 + Thước chia độ.
 + Tấm xốp tròn, hoặc vải màn.
 + ống đong, đũa thủy tinh.
Cách pha: dung dịch dinh dưỡng NPK. 1g NPK hòa vào 1 lít nước.
III. Nội dung và cách tiến hành.
 1. Thí nghiệm 1. So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.
 - Cách tiến hành: Dùng 2 miếng giấy tẩm coban clorua ( đồng clorua) đã sấy khô kẹp ép thêm 2 bản kính đối xứng nhau qua 2 mặt lá tạo thành hệ thống kín.
 + Bấn giây so sánh thời gian chuyển mầu của 2 miếng giấy ở 2 mặt lá khác nhau trong cùng thời gian, rút ra kết luận.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm.
 2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK.
 - Cách tiến hành: 
 + Chậu 1: Đặt hạt đã nảy mần vào chậu nước.
 + Chậu 2: Đặt chậu đã nảy mầm vào chậu có chứa dung dịch dinh dưỡng NPK.
- Quan sát và đô tốc độ sinh trưởng của 2 chậu thí nghiệm và rút ra kết luận.
IV. Viết thu hoạch.
 Các nhóm báo cáo thí nghiệm thu được trước lớp.
 Yêu cầu nhóm học sinh viết báo cáo thí nghiệm theo yêu cầu của bài. Qua bảng 7.1, 7.2 SGK nộp cho giáo viên.
 4.Củng cố
 GV hệ thống lại kết quả của thí nghiệm.
 5.Hướng dẫn học sinh ở nhà.
 GV yêu cầu học ở các nhóm thu dọn dụng cụ thí nghiệm và dọn phòng thí nghiện.
 Chuẩn bị trước các câu hỏi theo phiếu học tập cho bài số 8.
 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 6.doc
Giáo án liên quan