Giáo án Sinh hoạt dưới cờ Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020

ÂM NHẠC 1

CHỦ ĐỀ 3 : TÌNH BẠN

TUẦN 8

- ÔN TẬP BÀI HÁT: MỜI BẠN VUI MÚA CA

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TIẾNG HÁT NAI NGỌC

- NGHE NHẠC : TÌM BẠN THÂN

I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.

- HS biết gõ và hát theo giai điệu lời ca.

- Nêu tên nhân vật và kể chuyện câu chuyện Bạn của Nai Ngọc theo hình ảnh minh họa

- Biết hát theo cách riêng của mình qua hai nốt Mi -Son

- Rèn cho HS kỹ năng sử dụng nhạc cụ vào tiết nhạc

- Giáo dục các em hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.

- Hứng thú và yêu thích khi sử dung nhạc cụ vào tiết học.

II. Chuẩn bị

 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con .

 Tranh ảnh và nhạc nền

- HS: Sách học,thanh phách.

III. Hoạt động dạy- học chủ yếu

1. Ổn định:

- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát

- GV đánh một vài đoạn nhạc cho học sinh vận xem chính xác ko.

+ GV nhận xét

3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh hoạt dưới cờ Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai, ngày 2 tháng 11 năm 2020
SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
TUẦN 8
Chủ điểm: Kính yêu thầy cô giáo
- Đánh giá việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt 
- Phát động hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11
I. CHUẨN BỊ: 
- Tăng âm loa đài, đạo cụ đội nghi lễ.
- Ghế GV – HS ngồi dự chào cờ.
- Nội dung lịch sử ngày Rằm
II. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
- Ổn định chỗ ngồi
III. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Ổn định:
- Tập hợp đội hình theo quy định, ổn định tổ chức.
- Mời thầy cô giáo ra trước lễ đài dự tiết chào cờ.
- Giới thiệu nội dung chính của tiết chào cờ.
- Giới thiệu đại biểu: Đại biểu khách mời (nếu có): BGH, TPT; các thầy cô giáo và toàn thể các bạn HS tham dự.
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Phần Nghi lễ
- Điều chỉnh đội ngũ (theo Nghi thức đội)
- Chào cờ.
+ Hát “Quốc ca”, “Đội ca”.
+ Hô đáp khẩu hiệu Đội : 	 
 “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa
 Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại”  “Sẵn sàng”
* Hoạt động 2: Đánh giá nhận xét các hoạt động của Liên đội)
 (Kết quả theo dõi thi đua của nhà trường và liên đội)
1. Đánh giá tuần qua:
1. Đánh giá tuần 7: 
a. Công tác nền nếp:
- Ổn định mọi nền nếp: Trực nhật, vệ sinh, sinh hoạt đầu giờ.
- Thực hiện mặc đồng phục theo đúng quy định của Liên đội.
b . Học tập:
- Thực hiện nghiêm túc việc học tập theo chương trình, thời khóa biểu.
c. Ý thức: 
- Điểm trường trên Các lớp đã phân loại rác nhưng chưa triệt để. Ở ngoài thùng rác vẫn còn nhiều giấy trắng.
- Nhiều HS giờ ra chơi vào nhà Đa năng phá và đu vào phông trang trí sân khấu làm hư hỏng. Đề nghị GVCN quán triệt HS không vào nhà Đa năng.
- Một số phụ huynh đi xe lên sân gạch đỏ và đã va quệt vào HS. GVCN quán triệt HS về nhắc nhở bố mẹ.
- Điểm trường dưới: Chưa phân loại rác và ra chơi nhiều HS còn xé vở làm tàu bay. Đề nghị GVCN nhắc các em không xé vở.
d. Công tác múa hát sân trường và sinh hoạt Đội:
- Đã tập văn nghệ chuẩn bị cho hoạt động NGLL
- Tổ chức thành công Đại hội Liên đội và bầu ra BCH Liên đội mới.
* Việc tốt trong tuần: Trong thời gian qua có 4 bạn HS nhặt được của rơi tìm người trả lại. Cụ thể: Có bạn Gia Huy lớp 5A nhặt được 100.000đ, bạn Gia Đức, Thế Đan lớp 5A nhặt được 180.000đ. Một bạn ở lớp 2 (Cô Sâm) nhặt được 50.000đ
 Tồn tại, hạn chế: Do thời tiết mưa nhiều nên múa hát sân trường và các nội
dung sinh hoạt giữa giờ không tổ chức được.
2. Kế hoạch tuần 8
a. Nền nếp và học tập:
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
Duy trì tốt nề nếp và các hoạt động học tập.
b. Công tác múa hát sân trường và sinh hoạt Đội:
- Triển khai 2 bài múa hát sân trường
- Tập hát Dân ca bài Hò bơi thuyền
- Tập thể dục giữa giờ.
- Tập văn nghệ chuẩn bị cho các hoạt động ngoài giờ.
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá: Hội vui học tập – khối 2.
- Phát động phong trào thi đua học tập chào mừng ngày NGVN 20-11.
* Hoạt động 3: Hoạt động theo chủ đề chủ điểm 
- Đánh giá việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt 
- Nhà trường sơ kết, đánh giá việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt của các lớp trong tuần qua, tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
	+ Thực hiện nền nếp đi học đầy đủ, chuyên cần đúng giờ
	+ Thực hiện nội quy của lớp, của trường trong học tập sinh hoạt
	+ Tích cực giữ gìn, bảo quản đồ dùng, thiết bị học tập
- Hướng dẫn lớp đánh giá cụ thể việc thực hiện rèn nền nếp sinh hoạt của lớp mình tuần qua trong giờ sinh hoạt
- Phát động hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11
+ Phát động mỗi lớp 1 tiết mục văn nghệ tham gia hội thi văn nghệ chào mừng ngày NGVN 20-11.
+ Nội dung: Hát về thầy cô và mái trường. Khuyến khích các tiết mục Dân ca Nghệ Tĩnh.
- Tổng kết hoạt động.
+ Nhận xét chung buôi sinh hoạt.
+ Dặn các em chuẩn bị các nội dung cho buổi hoạt động sau
.
Thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020
ÂM NHẠC 1
CHỦ ĐỀ 3 : TÌNH BẠN
TUẦN 8
- ÔN TẬP BÀI HÁT: MỜI BẠN VUI MÚA CA
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TIẾNG HÁT NAI NGỌC
- NGHE NHẠC : TÌM BẠN THÂN
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.
- HS biết gõ và hát theo giai điệu lời ca.
- Nêu tên nhân vật và kể chuyện câu chuyện Bạn của Nai Ngọc theo hình ảnh minh họa
- Biết hát theo cách riêng của mình qua hai nốt Mi -Son
- Rèn cho HS kỹ năng sử dụng nhạc cụ vào tiết nhạc
- Giáo dục các em hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
- Hứng thú và yêu thích khi sử dung nhạc cụ vào tiết học.
II. Chuẩn bị
 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con.
 Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định: 
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát
- GV đánh một vài đoạn nhạc cho học sinh vận xem chính xác ko.
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Nội dung 1: Ôn tập bài hát “ Mời bạn vui múa ca”
GV cho học sinh hát nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.
- GV làm mẫu cho HS quan sát
 Câu hát
- Chim ca líu lo : Hai tay khum trước miệng, nghiêng người sang bên trái và phải
- Hoa như đón chào: Hai tay khum trước miệng, nghiêng người sang bên trái và phải
- Bầu trời xanh: Đưa tay phải hướng ra phía trước, bàn tay mở hướng lên trên.
- Nước long lanh: Đưa tay trái hướng ra phía trước, bàn tay mở hướng lên trên
- La la lá la,la là la là : Chụm hai tay vào hai vai,xoay nhẹ người sang phải rồi sang trái
- Mời bạn cùng vui múa vui ca: Giơ hai tay lên cao,lắc bàn tay
- GV cho HS tập trình bày theo hình thức đơn ca,song ca và tốp ca.
- GV cho một học sinh có năng khiếu trình bày lại
- GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: Cá nhân và cả nhóm
-> GV mời một vài nhóm lên trình bày và nhận xét tuyên dương 
Nội dung 2: Thường thức âm nhạc “ Tiếng hát Nai ngọc”
- GV cho HS chơi trò“ Trời mưa” :Mưa to nhỏ vừa..
- GV kể chuyện. HS lắng nghe và minh hoa theo hướng dẫn của GV
- GV:Ngày xửa ngày xưa trên đỉnh núi cao có một mỏm đá xanh có hình dáng giống như câu bé.
- Một ngày đẹp trời, mỏm đá bỗng hóa thành cậu bé. Cậu vươn vai, mở to mắt nhìn trời mây,rừng núi xung quanh,rồi nhẹ nhàng bước xuống núi.
- Đến một bảng làng, thấy mọi người đang vội lên nương,để ngăn bầy thú phá hoại mùa màng, cậu bàn chạy theo.
- Bầy thú kéo theo rất đông, cậu bé nhảy lên tảng đá và cất tiếng hát, tiếng hát bay vút lên cao có sức lôi kéo kì diệu, làm cho các loài thú ngẩn ngơ, quên cả tàn phá nương rẫy.
- Bất chợt cậu bé nhừng hát và hú vang lên làm tất cả muông thú hoảng sợ bỏ chạy hết vào rừng, nương rẫy đã được bảo vệ.
- Từ đó cậu bé sống cùng bà con dân bản, mọi người goi cậu bé là Nai ngọc, tiếng hát của cậu bé góp phần bảo vệ nương rẫy, làm cho cuộc sống của người dân luôn được yên bình.
GV các em vừa nghe cô kể xong mẫu chuyện các em cảm nhận như thế nào?
? Trong chuyện có nhân vật nào
? Cậu bé trong chuyện có gioing hát như thế nào
? Tên mẫu chuyện là gì
- GV chốt và tuyên dương những học sinh
Nội dung 3: Nghe nhạc Tìm bạn thân”
- GV cho HS nghe bản nhạc Tìm bạn thân kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu
- GV có thể cho thực hiện các câu khác
- GV giai điệu bản nhạc như thế nào, cảm nhận khi nghe bài hát đó
-> GV chốt qua bài hát tình cảm yêu thiên nhiên sống xung quanh ta
HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
HS vuốt tay nhẹ xuống mặt bàn tạo theo tiếng gió
HS vỗ tay hơi nhỏ và chậm, tựa như tiếng bước chân
HS vỗ tay mạnh và đều, tưa như bước chân chay rầm rập.
HS vỗ tay nhỏ và thưa
HS vỗ mạnh, tựa như tiếng sấm
HS vỗ tay to, nhịp nhàng
HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
- HS lắng nghe

IV. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học, 
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi gõ tiết tấu theo cặp chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_1_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_th.doc