Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Viếng Lăng Bác + Sang thu

2-Khổ 2.

-Hình ảnh mặt trời, dòng người nổi bật trong khổ thơ.

-Nghệ thuật ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ” chỉ Bác Hồ nằm trong lăng.

-Từ láy “ngày ngày” góp phần bất tử hoá hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người. ngày”=> quy luật bình thường đều đặn trong cuộc sống của nhân dân Việt

-Điệp từ “ngày Nam: xếp hàng vào lăng viếng Bác=>tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.

-Hình ảnh “Dòng người.mùa xuân” thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu của nhân dân đối với Bác.

-Từ láy “ngày ngày” góp phần bất tử hoá hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người. ngày”=> quy luật bình thường đều đặn trong cuộc sống của nhân dân Việt

-Điệp từ “ngày Nam: xếp hàng vào lăng viếng Bác=>tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.

-Hình ảnh “Dòng người.mùa xuân” thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu của nhân dân đối với Bác.

3.-Khổ thơ 3.

-Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng yến tĩnh trang nghiêm được so sánh với hình ảnh vầng trăng sáng trong dịu hiền.

=>Hình ảnh so sánh này phù hợp với thực tế và tính cách hồn hậu dịu dàng như người của toàn dân tộc.

-Trời xanh- tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp HCM.

-Từ “nhói”=> sự đau xót, tiếc thương.

=>Khổ thơ diễn đạt cảm xúc nhói đau thương tiếc nhưng hết sức tự hào về Bác kính yêu.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 20/11/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Viếng Lăng Bác + Sang thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
I-Đọc - hiểu chú thích.
1Tác giả.
-Viễn Phương tên khai sinh Phan Thanh Viễn (1928) An giang.
-Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ miện Nam thời chống Mĩ.
2.Tác phẩm.
-Sáng tác tháng 4/1976 in tron tập “Như mây mùa xuân”.
*Từ khó: sgk.
3.Kiểu văn bản và PTBĐ.
-Trữ tình.
-Biểu cảm.
4.Bố cục: 4 phần.
-Khổ 1: Cảnh bên ngoài lăng buổi sớm.
-Khổ 2: cảnh đoàn người xếp hàng viếng lăng Bác.
-Khổ 3:Cảnh trong lăng, niềm xúc động của nhà thơ đứng trước Bác.
-Khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ.
II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN
1.Khổ 1:
-Giọng thơ: mộc mạc, giản dị, chân thành. Câu 1 như lời kể chuyện, lời thông báo.
-Xưng hô “con” thể hiện tình cảm gần gũi thân thương của người con vơí người cha.
-Từ “thăm” giảm nỗi đau thương mất mát, ngụ ý Bác vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
-Hình ảnh hàng tre bát ngát dài rộng mênh mông.
=> Đây là hình ảnh thực, quen thuộc bên lăng Bác bỗng trở nên mờ ảo trong làn sương sớm. 
-Hình ảnh “hàng tre xanh Việt Nam”là hình ảnh ẩn dụ: biểu tượng cho con người Việt Nam kiên cường bất khuất.
-Thành ngữ “bão táp mưa sa” của những khó khăn gian khổ mà nhân dân ta vượt qua....=> tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
2-Khổ 2.
-Hình ảnh mặt trời, dòng người nổi bật trong khổ thơ.
-Nghệ thuật ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ” chỉ Bác Hồ nằm trong lăng.
-Từ láy “ngày ngày” góp phần bất tử hoá hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người. ngày”=> quy luật bình thường đều đặn trong cuộc sống của nhân dân Việt
-Điệp từ “ngày Nam: xếp hàng vào lăng viếng Bác=>tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.
-Hình ảnh “Dòng người..mùa xuân” thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu của nhân dân đối với Bác.
-Từ láy “ngày ngày” góp phần bất tử hoá hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người. ngày”=> quy luật bình thường đều đặn trong cuộc sống của nhân dân Việt
-Điệp từ “ngày Nam: xếp hàng vào lăng viếng Bác=>tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.
-Hình ảnh “Dòng người..mùa xuân” thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu của nhân dân đối với Bác.
3.-Khổ thơ 3.
-Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng yến tĩnh trang nghiêm được so sánh với hình ảnh vầng trăng sáng trong dịu hiền.
=>Hình ảnh so sánh này phù hợp với thực tế và tính cách hồn hậu dịu dàng như người của toàn dân tộc.
-Trời xanh- tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp HCM.
-Từ “nhói”=> sự đau xót, tiếc thương.
=>Khổ thơ diễn đạt cảm xúc nhói đau thương tiếc nhưng hết sức tự hào về Bác kính yêu.
4-Khổ thơ 4.
-Ước nguyện:
+Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
+Muốn làm đoá hoa.
+Muốn làm cây tre..
=>Tất cả ước nguyện đều hướng về Bác, muốn gần gũi Bác mãi mãi. Điệp ngữ “muốn làm” liên tiếp 3 lần làm cho câu thơ cuối như những lớp sóng trào dâng trong lòng tác giả khẳng định chí hướng thuỷ chung, sự gắn bó của miền Nam đối với Bác.	
4-Tổng kết. *Ghi nhớ sgk/60.
a-Nội dung.
 Bài thơ thể hiện lòng thành kinh và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác.
b-Nghệ thuật.
-Giọng điệu trang trọng tha thiết nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
D-Củng cố: 
 1-Nêu cảm xũc suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ?
 2-Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
 3-HS đọc diễn cảm bài thơ.
E-Hướng dẫn học bài.
 -Học thuộc lòng bài thơ.
 - Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ.
 -Làm bài tập trắc nghiệm.
 -Viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác”.
 -Soạn “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
SANG THU Hữu Thỉnh
I-Đọc- hiểu chú thích.
1Tác giả:
-Hữu Thỉnh (1942).
-Quê: Vĩnh Phúc.
-Từ năm 2000 là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.
2.Tác phẩm: bài thơ được in trong tập “Từ chiến hào về thành phố”sáng tác 1977.
3.Từ khó: sgk/71.
4.Kiểu văn bản và PTBĐ.
-Thơ 5 chữ.
-Trữ tình, biểu cảm.
5Bố cục.
Xem sgk
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1.Khổ 1:
-Dấu hiệu mùa thu:
+Hương ổi
+Gió thu se lạnh
+Sương thu
-“Bỗng” nhằm diễn đạt sự đột ngột bất ngờ nhận ra dấu hiệu mùa thu.
-Phả: đột ngột, bất ngờ của hương ổi.
-Chùng chình: từ láy tượng hình. Tác giả nhân hoá làn sương, nó bay đi qua ngõ có vẻ cố ý chậm lại hơn mọi ngày, có cái gì đó duyên dáng yểu điệu.
=>Những từ gợi tả mùa thu duyên dáng, bất ngờ đã về trên quê hương miền núi.
2.Khổ 2:
-Không gian từ hạ sang thu được cụ thể hoá bằng những hình ảnh quen thuộc.
+Chim vội vã vì sợ lạnh phải đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn.
+Dòng sông nước bắt đầu cạn chảy chậm lại(không cuồn cuộn ào ạt như thời gian mùa hè).
-Dềnh dàng, chùng chình.. tác giả nhân hoá làm cho dòng sông trở nên duyên dáng gần gũi với con người hơn.
-Hình ảnh “đám mây ....thu”., đó là đám mây trong tưởng tượng=> không gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp gợi hồn thơ
=>Cảnh vật mùa thu đẹp, gần gũi với con người hơn.
3.Khổ 3:
-Sự thay đổi của thiên nhiên sang thu.
+Nắng: nhạt dần chứ không còn chói chang,dữ dội, gay gắt.
+Mưa đã ít đi, nhất là những trận mưa rào ào ạt.
+Sấm bớt bất ngờ.
=>Thiên nhiên mùa thu dần trở nên yên tĩnh, êm đềm trên quê hương miền núi gợi sự suy ngẫm của tác giả. Câu thơ giàu chất triết lí: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ không còn tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy ngẫm về cuộc sống con người.
 III-Tổng kết. *Ghi nhớ sgk/71.
 a- Nội dung.
 Cảm nhận của tác giả từ cuối hạ sang thu.
 b-Nghệ thuật:
 Lời thơ tự nhiên, hình ảnh giàu sức gợi cảm.
IV-Luyện tập:
-HS đọc thuộc lòng khổ thơ, trình bày cảm nhận.
Củng cố:
 -HS nhắc lại nội dung và nghệ thuật bài thơ.
 -HS đọc diễn cảm bài thơ.
 -Làm bài tập trắc nghiệm trong sgk.
Hướng dẫn học bài.
 -Học thuộc lòng bài thơ.
 -Phân tích nội dung và nghệ thuật.
 -Viết đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về bài thơ.
 -Soạn “Nói với con” của Y Phương.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_vieng_lang_bac_sang_thu.docx