Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phạm Thái (Có đáp án)

II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về: Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống.

Câu 2. (5.0 điểm) Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

 Ra đậu dặm xa dò bụng biển

 Dàn đan thế trận lưới vây giăng

 (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, Tập một)

 Ta làm con chim hót

 Ta làm một cành hoa

 Ta nhập vào hòa ca

 Một nổi trầm xao xuyến.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, Tập hai)

 

doc7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phạm Thái (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN NGỮ VĂN
Đáp án gồm: 01 trang
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cới mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”
 (Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Tìm những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.
3. Chép lại câu văn có thành phần trạng ngữ trong đoạn trích trên. Gạch chân thành phần trạng ngữ.
4. Lời thoại trong đoạn trích trên là của nhân vật nào? Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến hình ảnh nào trong tác phẩm?
5. Qua lời bày tỏ với chồng, nhân vật trong đoạn trích trên là người như thế nào?
II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): 
	Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về: Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống. 
Câu 2. (5.0 điểm) Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
 Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng
 (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, Tập một) 
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nổi trầm xao xuyến.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, Tập hai)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN NGỮ VĂN
Đáp án gồm: 03 trang
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I.Đọc hiểu
1
Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
0.5
2
Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: thiếp - chàng
0.5
3
Câu văn có thành phần trạng ngữ: Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận.
0.5
0.5
4
Lời thoại trong đoạn trích là của nhân vật Vũ Nương. Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến hình ảnh chiếc bóng trong tác phẩm.
5
Qua lời bày tỏ với chồng, ta có thể thấy nhân vật trong đoạn trích trên là một người phụ nữ thuỷ chung, coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình nhưng lại bị nghi oan.
* Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ 0,25 đến 2,75 điểm.
* Không đạt: Hs không trả lời đúng hoặc không làm bài.
1.0
II. Tập làm văn
1
Về nội dung : HS cần có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.
- Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân.
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác.
- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ.
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huyênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
- Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân.
- Liên hệ bản thân.
 Học sinh có thể viết đoạn văn ngắn nhưng phải đảm bảo được yêu cầu: Hình thức trình bày đẹp, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt... 
* Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ 0,25 đến 1,75 điểm.
* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
1.5
0.5
2
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 
HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 
* Vài nét về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Giới thiệu, khái quát giá trị của đoạn thơ (viết lại đoạn thơ)
* Phân tích khổ thơ bài đoàn thuyền đánh cá:
- Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
+ Hai tiếng “thuyền ta" vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Xa rồi những ngày áp bức, bóc lột làm thân nô lệ, làm kiếp ngựa trâu, bị coi như thứ tài sản, bị bóc lột đến kiệt quệ sức lao động. Ta có làm mà không được hưởng. Còn giờ đây, ta thực sự trở thành một công dân của đất nước. Ta được làm chủ đất nước, biển trời và làm chủ công việc của mình. 
+ Trong không không khí hào hứng phân khởi, say mê người ngư dân đưa con thuyền vào cuộc chinh phục mới. Bút pháp lãng mạn khoa trương đã biến con thuyền không phải chạy bằng động cơ máy móc mà bằng sức mạnh của tự nhiên. Con thuyền ấy có gió làm bánh lái, trăng làm buồm. Trong phút chốc, tầm vóc con thuyền trở lên lớn lao, kì vĩ sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh con thuyền hay chính là con người lao động với tầm vóc cũng rất lớn lao.
+ Con thuyền ấy không phải đi trên mặt biển mà như "lướt" giữa không gian rộng với trời xanh bát ngát. Động từ "lướt" diễn tả đoàn thuyền không chỉ chạy nhanh mà còn rất nhẹ nhàng. Vẻ đẹp của con thuyền chính là vẻ đẹp của người lao động. Đoàn thuyền chạy nhanh diễn tả khí thế phơi phới của những con người lần đầu tiên làm chủ cuộc đời.
=> Họ không chỉ có sức mạnh mà tâm hồn họ còn vô cùng vui tươi phấn khởi. Hình ảnh con thuyền mang kích thước khổng lồ đang hòa nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng kì vĩ. Dường như đây không phải là đoàn thuyền trong cuộc đánh bắt cá mà đang trong cuộc du ngoại giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
- Nếu hai câu thơ trên miêu tả bằng bút pháp tả thực thì hai câu dưới miêu tả bằng bút pháp hiện thực. Cảnh lao động trở về ttính chất quyết liệt của nó:
"Ra đầu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
+ Những người ngư dân với tâm hồn phơi phới đang làm chủ phương tiện của mình. Họ lái những con thuyền ra khơi đâu còn quẩn quanh đánh bắt ven bờ. Đâu còn những ngày chỉ có những trang thiết bị thô sơ thiếu thốn.Giờ đây họ đã có trong tay những tranh thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ.Với những phương tiện ấy,họ tự tin tìm đến những nơi xa để "dò bụng biển".
+ Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đã biến lòng biển bao la trở thành "bụng biển". Nơi ấy chất chứa bao điều kì lạ, bí hiểm đòi hỏi sự khám phá của con người. Nơi ấy cũng chứa đựng tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho công việc làm giàu đất nước.
+ Bằng một động từ mạnh được sử dụng liên tiếp nhà thơ đã giúp người đọc hình dung cảnh đánh bắt cá. Những ngư dân giờ bước vào cuộc chiến mới. Ở đó, ngư trường là chiến trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Tất cả trong tư thế hoàn toàn chủ động để dàn đan thế trận tấn công vào cuộc chinh phục thiên nhiên.
* Phân tích khổ thơ bài mùa xuân nhỏ nhỏ
- Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
+ Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. 
=> Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. 
=> Mong muốn được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
+ Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. 
=> Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
* Hình ảnh con người Việt Nam trong bài thơ: Tác giả đều lấy những hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng để thể hiện hình ảnh  niềm vui, sự nhịp nhàng cùng hòa nhập thiên nhiên. Qua đó tác giả cũng truyền đạt một thông điệp hình ảnh con người Việt Nam luôn cố gắng làm việc với ước mơ cống hiến một phần công sức cho sự phát triển của đất nước.
* Nêu cảm nhận chung của em về hai khổ thơ trên.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dung từ đặt câu: đảm bào chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0.25
0,25
4.0
0.25
0.25

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.doc