Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 2 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2 điểm).

 Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Câu 2: ( 2điểm )

Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ

 Nuôi lớn đời ta tự thuở nào’’

 ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu 3. (6 điểm)

 Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) là bức tranh tâm tình đầy xúc động. Hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ ý kiến trên.

 .Hết .

( Đề thi gồm có 1 trang )

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 2 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT I
 Năm học: 2015 - 2016
 Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm). 
 Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 2: ( 2điểm )
Phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
 Nuôi lớn đời ta tự thuở nào’’
 ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Câu 3. (6 điểm)
 Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) là bức tranh tâm tình đầy xúc động. Hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ ý kiến trên.
.Hết.
( Đề thi gồm có 1 trang )
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh.Số báo danh
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9
Câu 1. ( 2 điểm) 
Yêu cầu học sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, lời văn có cảm xúc
Ý/phần
Đáp án
Điểm
Ý 1
Học sinh cần chỉ ra được đó là một bức họa thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Bức họa ấy có:  - Màu xanh non của cỏ xuân trải rộng tới chân trời – phông nền của bức tranh 
(1 điểm)
Ý 2
 - Trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng.tạo ra sự hài hòa về mầu sắc
(0,5 điẻm)
Ý 3
 - Một bức tranh thiên nhiên về mùa xuân: mới mẻ ,tinh khôi ,giàu sức sống; khoáng đạt ,trong trẻo; nhẹ nhàng ,tinh khiết
(0,5điểm)
Câu 2. ( 2 điểm) 
Ý/phần
Đáp án
Điểm
Ý 1
- Đoạn thơ sử dụng hai biện pháp tu từ 
+ So sánh: “ Biển cho ta cá” được so sánh với “ lòng mẹ”
+ Nhân hóa: Biển là một hiện tượng thiên nhiên vô tri vô giác được nhân hóa có hành động của con người “ nuôi lớn” bao cuộc đời của con người từ những ngày xa xưa.
(1 điểm)
Ý 2
- Tác dụng; Hai câu thơ là sự cảm nhận về sự gắn bó của biển với con người.
+ Phép so sánh diễn tả tấm lòng rộng lớn của biển khơi đối với con người; biển luôn mang đến cho con người những gì biển có vô tận.
+ Phép nhân hóa diễn tả vai trò của biển đối với con người.
(1 điểm)
Câu 3: ( 6 điểm) Yêu cầu HS viết thành bài văn nghị luận phân tích để chứng minh cho một ý kiến, có bố cục ba phần mạch lạc, hệ thống luận điểm luận cứ phù hợp; diễn đạt lưu loát, có sức thuyết phục, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, dựng đoạn
	Bài văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý/phần
Đáp án
Điểm
Mở bài
- Nêu xuất xứ của đoạn trích: Đây là đoạn kế tiếp đoạn kể về Mã Giám Sinh đưa Kiều đến lầu xanh của Tú Bà. Tú Bài ép kiều tiếp khách làng chơi. Kiều không chấp nhận nên bị Tú Bà đánh đập. Tủi nhục Kiều tự sát. Tú Bà sợ mất món lợi lớn đành cho Kiều ra lầu Ngưng Bích để đợi thực hiện một âm mưu mới 
- Đoạn trích này phản ánh tâm trạng thương nhớ gia đình, thương nhớ người yêu và xót xa buồn tủi cho thân phận mình của Thúy Kiều
( 0,5 điểm)
Thân bài
* Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động
- Bức tranh phong cảnh được nhìn qua con mắt đầy tâm trạng của Kiều:
+ Đường nét vừa thực vừa ảo: vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bè bát ngát, cát vàng cồn nọ, buijhoongf dặm kiaKhông gian mênh mông, lạnh lẽo, bao phủ bởi một nỗi buồn thấm thía.
+ Con người chỉ có một – đó là Thúy kiều lẻ loi, cô độc giữa không gian hoang vắng.
- Bức tranh tâm tình đầy xúc động
+ Phong cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt u sầu của Kiều nên cũng rất buồn: Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
+ sự vật nào cũng gợi cảm giác chông chênh, bất định và chứa đựng một dự báo chẳng lành: Tám câu cuối diễn tả đặc sắc nhất tâm trạng, tình cảm của Kiều thông qua cảnh vật- nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du: Mỗi cặp câu lục bát đều bắt đầu bằng điệp từ “Buồn trông”, mở ra một sắc thái cảnh- một sắc thái, một cung bậc tâm trạng Thúy Kiều. . . Làm nổi tâm trạng buồn và dự cảm về tương lai bất hạnh của nàng.
- Đoạn trích gợi cho chúng ta:
	+ Xót thương cho thân phận, cảnh ngộ của Kiều.
	+ Căm giận xã hội bất công đẩy Kiều vào cảnh ngộ đau thương đó.
( 1,5 điểm)
(2 điểm)
( 1,5 điểm)
Kết bài
- Khẳng định đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là bức tranh trữ tình đầy xúc động.
- Nêu cảm xúc của bản thân.
( 0,5 điểm)
* Yêu cầu: - Viết đúng kiểu bài
 Bố cục rõ ràng
 Diễn đạt lưu loát
- Trừ điểm các lỗi sau
 Sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm
 Trình bày bẩn, chữ viết xấu trừ 0,5 điểm
 Tổng điểm trừ không quá 2 điểm

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc