Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 92+93 - Năm học 2019-2020

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung

 -Mục tiêu: Hs hiểu được nét chính về tác giả, tác phẩm, thể loại.

- Phương pháp: Vấn đáp,quy nạp.

 - Thời gian: (15p)

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 92+93 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/5/2020
Ngày dạy:7A: 14/5/2020 
Tiết 92 Văn bản - Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
 (Hoài Thanh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
 - Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dung của văn chương.
 - Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc, hiểu văn bản nghị luận văn học.
 - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong Vb nghị luận.
 - Vận dụng trình bày luận điểm trong Vb nghị luận.
3. Thái độ: Cảm nhận được ý nghĩa của văn chương qua văn bản để thêm yêu văn học dân tộc.
4. Định hướng phát triển:
Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, tự học.
- Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: kế hoạch dạy học, SGK, SGV, CKTKN.
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
3. Phương pháp: Nêu vấn đề, qui nạp, kĩ thuật động não, tích hợp PP liên môn
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
-Thời gian: 5p
1.Ổn định tổ chức:....................Vắng:....................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Hãy nêu nghệ thuật, nội dung của văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ'' 
3. Bài mới:Giới thiệu bài mới:
	Đến với văn chương (học văn chương) có nhiều điều cần hiểu biết. Một trong những điều cần thiết là cần hiểu biết văn chương có ý nghĩa gì trong cuộc sống loài người. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một quan niệm đúng đắn và cơ bản về những điều cần hiểu biết đó. Văn bản được viết 1963 (in trong sách báo văn chương) có lần in lại đã đổi nhan đề thành ý nghĩa văn chương).
- Điều chỉnh:..............................................................................................................
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung
 -Mục tiêu: Hs hiểu được nét chính về tác giả, tác phẩm, thể loại..
- Phương pháp: Vấn đáp,quy nạp.
 - Thời gian: (15p)
H. Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
- Hoài Thanh (1909- 1980) quê Nghệ An, là nhà phê bình văn học
- GV chốt.
H.Vài nét về tác phẩm?
- Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động.
- Đọc giọng vừa rành mạch, vừa cảm xúc, chậm và sâu lắng.
- GV cùng 4 HS đọc 1 lần toàn bài. Nhận xét.
- Giải thích một số từ khó. 
H. Theo em, văn bản này được viết theo thể loại nào trong hai thể loại sau?
1/ Nghị luận chính trị - xã hội.
2/ Nghị luận văn chương bao gồm: 
 a. Phê bình, bình luận về một hiện tượng văn chương cụ thể;
 b. Bình luận về các vấn đề của văn chương nói chung.
- GV chốt:
H. Bài văn này bàn về vấn đề gì? 
- Bàn về ý nghĩa văn chương (văn chương có ý nghĩa gì đối với sự sống của con người).
H. Thao tác nghị luận nào là chủ yếu?
- Tác giả giải thích là chủ yếu.
H. Bài văn có mấy luận điểm chính? Xác định nội dung từng luận điểm trong văn bản.
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người. (Từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”).
+Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Hoài Thanh (1909- 1980) quê Nghệ An, là nhà phê bình văn học xuất sắc thế kỉ XX. Là tác giả của tập Thi nhân VN - một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào thơ mới.
2. Tác phẩm: 
- Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động.
3. Đọc, tìm hiểu từ khó.
4. Thể loại: 
 - Nghị luận văn chương (bình luận về các vấn đề văn chương nói chung)
- Điều chỉnh:...
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung văn bản
 -Mục tiêu: Hs hiểu được nguồn gốc cốt yếu của văn chương. 
- Phương pháp: Vấn đáp,gợi mở, phân tích.
 - Thời gian: (20p)
 (Gọi học sinh đọc từ đầu  “muôn loài”)
H.Tác giả dẫn dắt mở đầu bằng câu chuyện nào?
- Một thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương , thi sĩ thương hại khóc nức lên 
GV từ câu chuyện đó tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương
H. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? 
- Nguồn gốc: Là lòng thương người thương rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài
H. Quan niệm như thế đúng chưa? 
-> Quan niệm đúng đắn nhưng không phải là duy nhất. Mỗi người sẽ có những quan niệm khác nhau về văn chương và trên phương diện nào đó chúng đúng với thực tế cuộc sống.)
- VD. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người, văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau,những khát vọng cao cả của con người
Các quan niệm không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau
.> Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải nói tất cả.)
- Gv nhấn mạnh: Đây là một kết luận đáng tin cậy vì quy luật của văn học nghệ thuật là quy luật tình cảm, từ những tình cảm đó mà nghệ thuật nảy sinh. 
H. Em hãy kể một số ví dụ chứng minh cho quan niệm của Hoài Thanh là đúng.
- VD. Những câu chuyện cổ tích: Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Chử Đồng Tử,... bắt nguồn từ tình thương của tác giả dân gian với những con người thiệt thòi, bất hạnh. Những bài thơ: Mẹ ốm (Trần Đăng Khoa), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) nẩy sinh từ tình yêu thương, lòng biết ơn giành cho người mẹ, bà. 
H. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn đó?
- Tác giả trình bày luận điểm rất khéo: từ việc kể một câu chuyện đời xưa rồi dẫn đến một kết luận.
- GV. Lưu ý học sinh khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
II. Phân tích.
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
Theo Hoài Thanh là “lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”.
- Điều chỉnh:..
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
 - Mục tiêu:Đọc đúng, đọc hay.
 - Phương pháp: Đọc diễn cảm.
 - Thời gian: 2p
H. Đọc diễn cảm toàn bộ văn bản. 
- Điều chỉnh:
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Mục tiêu: Khắc sâu nội dung bài học
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 2p
 H. Vì sao nói nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người , thương cả muôn vật, muôn loài.
- Điều chỉnh:
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG :
- Mục tiêu cần đạt: Sưu tầm .
- Phương pháp: Sáng tạo.
- Thời gian: 1p
 H. Sưu tầm những văn bản thể hiện tình thương người của tác giả. 
- Điều chỉnh:
*Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài.
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại.
- Ôn tập kiến thức phần TLV chuẩn bị viết bài TLV số 5.
Ngày soạn: 13/5/2020
Ngày dạy:7A: 18/5/2020 
Tiết 93: Văn bản - Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Tiếp)
 (Hoài Thanh) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Quan niệm của tác giả về ý nghĩa, công dụng của văn chương.
 - Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
2. Kĩ năng: 
 - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong Vb nghị luận.
 - Vận dụng trình bày luận điểm trong Vb nghị luận.
3. Thái độ: Cảm nhận được ý nghĩa của văn chương qua văn bản để thêm yêu văn học dân tộc.
4. Định hướng phát triển:
Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, tự học.
- Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, SGK, SGV, CKTKN.
2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
3. Phương pháp: Nêu vấn đề, qui nạp, kĩ thuật động não, bình giảng.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
- Mục tiêu:Tạo tâm thế, định hướng cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
-Thời gian: 5p
1.Ổn định tổ chức: ................Vắng:.. 
2. Kiểm tra bài cũ:
 H. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Nêu cụ thể?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
 Giờ trước tìm hiểu tiết văm bản ý nghĩa văn chương ta biết được nguồn gốc cốt yếu của văn chương, vậy văn chương có công dụng gì giờ hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
- Điều chỉnh:..............................................................................................................
...................................................................................................................................
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: HDHS phân tích phần 2 văn bản.
 -Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghãi và công dụng của văn chương.
- Phương pháp: Vấn đáp,phân tích, tư duy, gợi mở.
 - Thời gian: (25p)
- Gọi hs đọc đoạn 2
H. Để làm rõ nguồn gốc tình cảm của văn chương Hoài Thanh đã nêu tiếp 1 nhận định về ý nghĩa của văn chương được thể hiện qua lời văn nào?
- Văn chương hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. 
H. Qua nhận định đó tác giả đưa ra mấy vần đề? 
- Văn chương hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng - Văn chương còn tạo ra sự sống.
- Hai câu văn cô đọng nêu ra nhiệm vụ chức năng cơ bản của văn chương tập trung trong hai cụm từ “ hình dung của sự sống” và “ sáng tạo ra sự sống”
H.Em hiểu hình dung có nghĩa là gì?
- Hiểu theo nghĩa của danh từ là hình ảnh , kết quả của sự phản ánh 
=>Phải chăng tác giả muốn nói văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống
H. Hãy tìm những dẫn chứng trong các bài em đã học để chứng minh cho nhận định văn chương phản ánh cuộc sống?
Ví dụ:
+ Bài Cảnh khuya (tiếng suối trong  hát xa) ta đã hình dung ra được bức tranh phong cảnh Việt Bắc tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc
 + Bài Lượm của Tố Hữu:
Phản ánh cuộc sống đấu tranh của nhân dân ta từ những em nhỏ hiến dâng thân mình ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc
+ “Sài Gòn tôi yêu” tác giả đã giúp chúng ta hình dung ra cảnh và người, trên mảnh đất đáng yêu từ xưa đến nay. 
H.Tai sao nói văn chương sáng tạo ra sự sống?
- Qua các áng văn chương bằng trí tưởng tượng bay bổng, khát vọng tốt lành nhà văn nhà thơ dựng nên bức tranh thiên nhiên vượt lên trên thực tế đẹp hơn cuộc đời thức tại 
VD : Nguyễn Trãi sau khi đất nước thanh bình ông gặp nhiều oan ức ông cáo quan về Côn Sơn rừng núi vẫn như xưa , có rêu phong có, thông có trúc... vậy mà bài côn sơn ca tất cả đã sống dậy có đàn cầm tấu nhạc có chiếu êm...ngân nga tiếng thơ ca thảnh thơi của con người.Nguyễn Trãi đã sáng tạo sự sống khác hẳn với cuộc sống mà ông phải đối mặt...
Hay trong bài Cảnh khuya của Bác , Bác không ngủ không hẳn vì cảnh thiên nhiên đẹp, không ngủ vì lo cho vận mệnh của đất nước , mong muốn cuộc kháng chiến sớm thành công để núi rừng VB mãi tươi đẹp thanh bình để bảo vệ cảnh núi rừng không bị bom đạn giày xéo của kẻ thù
Không chỉ sáng tạo ra sự sống các nhà thơ nhà văn còn gửi gắm những thông điệp những mong muốn, nhắc nhở bạn đọc hãy yêu , ghét cho đúng hãy chia sẻ những niềm vui nỗi buồn 
Trong những áng văn chương sự sống không bao giờ chấm hết mà luôn luôn chứa đựng một ý nghĩa cao cả trong lòng người đọc
 + Đến những bài ca dao: Cái cò lặn lội bờ ao....
Phản ánh cuộc sống lao động 
- Gọi HS đọc đoạn văn từ Một người cặm cụi...hết.
H.Em hiểu công dụng là gì?
- Là tác dụng , là hiệu quả 
H. Theo dõi đoạn đầu của phần 2 và hãy cho biết tác giả đã lấy dẫn chứn nào để nêu lên công dụng của văn chương?
- Một người hàng ngày chỉ cặm cụ lo lắng về mình...
H. Em nhận xét gì về nhận định đó của Hoài Thanh?
- Đúng như thực tế văn chương phản ánh.
H. Trong câu thứ nhất tác giả muốn nhấn mạnh công dụng nào của văn chương?
- (khơi dậy trạng thái cảm xúc của con người)
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
Văn chương có khả năng lay động tâm hồn giúp ta biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mọi người trong cuộc sống dẫn dắt ta sống gần nhauu hơn trong tình nhân ái 
H. Công dụng lạ lùng nào của văn chương đối với con người được thể hiện? 
- Làm giàu tình cảm con người. 
Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn tiếp. Có kẻ nói đến hết
H. Trong phần cuối tác giả đã lấy dẫn chứng nào?
- Từ khi các thi sĩ ca tụng....
H.Dẫn chứng đó cho em hiểu công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh nhắc đến?
- Văn chương làm đẹp làm hay những thứ bình thường
- Văn chương làm đẹp và hay cho những thứ bình thường. 
H.Theo Hoài Thanh nếu lịch sử xóa hết các thi nhân văn nhân thì suộc sống con người sẽ ra sao?
- Cuộc sống sẽ trở nên nghèo nàn không còn thú vị H. Tác giả vừa muốn khẳng định điều gì?
- Các thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại. 
- Nhấn mạnh ý nghĩa của văn chương
H. Học qua văn bản này mở cho em những hiểu biết mới mẻ nào về ý nghĩa của văn chương?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chốt.
H. Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc. Hãy cho các ý sau để trả lời: lập luận chặt chẽ, sáng sủa
+ Lập luận chặt chẽ, chứng cứ thuyết phục
II. Phân tích
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
2. Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
a.Ý nghĩa:
- Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống
- Văn chương sáng tạo ra sự sống. 
b. Công dụng
- Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có 
- Luyện cho ta những tình cảm sẵn có
=>Làm giàu tình cảm con người
- Văn chương làm đẹp và làm hay thêm những thứ bình thường
- Các văn nhân, thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại
- Lập luận chặt chẽ
- Chứng cứ thuyết phục
- Điều chỉnh:...........
.
Hoạt động 2: HDHS tổng kết.
 -Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung và nghệ chính trong văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp,quy nạp.
 - Thời gian: (10p)
H. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh gửi tới chúng ta thông điệp gì? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả bài viết? 
- Hs trả lời. 
- Gv tóm lại về nội dung, cách nghị luận của tác giả 
H. Nêu nội dung của văn bản?
- Hs trả lời. 
- Gv chốt.
- HS đọc Ghi nhớ Sgk.
III. TỔNG KẾT 
1. Nghệ thuật : 
- Có luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch và đầy đủ thuyết phục, cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.
2. Nội dung
- Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
*Ghi nhớ : (Sgk/55)
- Điều chỉnh.............................................................................................................
.................................................................................................................................
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
 - Mục tiêu:Khắc sâu nội dung bài học.
 - Phương pháp: Đọc diễn cảm.
 - Thời gian: 2p
	H.Trình bày ý nghĩa của văn chương?
 - Điều chỉnh:
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Mục tiêu: Khắc sâu nội dung bài học
- Phương pháp: Tư duy, sáng tạo.
- Thời gian: 2p
	H. Em hiểu câu nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có” như thế nào?
 - Con người ai cũng có tình cảm nhưng sự tinh tế, nhạy cảm thì không phải ai cũng có. Văn chương sẽ giúp ta có sự tinh tế, nhạy cảm. Đúng là: văn chương luyện
 - Tình cảm của con người là: vui, buồn, căm giận. phẫn nộ, lo âu, hy vọng, Những mấy ai có có nỗi lo nước, thương nhà như Bà Huyện Thanh Quan; mấy ai có sự thương cảm như Đỗ Phủ; mấy ai có tình cảm sâu sắc như Nguyễn Khuyến Nên văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
- Điều chỉnh:
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG :
- Mục tiêu cần đạt: Sưu tầm .
- Phương pháp: Sáng tạo.
- Thời gian: 1p
	H.Sưu tầm những văn bản có nội dung về ý nghĩa văn chương.
- Điều chỉnh:
*Hướng dẫn học bài : 
 - Học bài, chuẩn bị bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”

File đính kèm:

  • docHoc ki 2 Bai 24 Y nghia van chuong_12826880.doc
Giáo án liên quan