Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 98: Đêm nay Bác không ngủ (Tiếp) - Năm học 2020-2021

* Mục tiêu: Giúp HS

 - Đọc – hiểu được diễn biến tâm trạng và tấm lòng của anh đội viên trong đêm Bác không ngủ.

- Đồng cảm sâu sắc với tâm tư của anh đội viên trong đêm Bác không ngủ.

- Thêm yêu dân tộc, yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.

* YCCĐ:

- Tìm được những từ ngữ, những câu thơ diễn tả tâm trạng, tình cảm của anh đội viên qua hai lần thức dậy.

- Nhận xét được về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, giọng điệu.

- Cảm nhận được tình cảm quan tâm, lo lắng, yêu thương, kính trọng, đồng cảm, thấu hiểu của anh đội viên đối với Bác.

- Nhận biết được sự tăng tiến và thay đổi trong cảm xúc của anh đội viên.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 98: Đêm nay Bác không ngủ (Tiếp) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/3/2021
Tiết 98: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (tiếp)
 - Minh Huệ - 
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Giúp HS
- Cảm nhận được tâm trạng, tình cảm của anh đội viên trong đêm Bác không ngủ.
- Hiểu được những suy ngẫm của tác giả về Bác.
 - Thấy được kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức tự sự, miêu tả trong bài thơ.
- Nhận biết được tác dụng của các yêu tố nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
2. Năng lực	
2.1. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Bước đầu biết cách đọc thơ trữ tình được viết theo thể thơ năm chữ, có sự kết hợp giữa biểu cảm và tự sự, miêu tả.
- Cảm nhận được tâm trạng, tình cảm của các nhân vật trữ tình.
- Trình bày, phản hồi trong quá trình đọc hiểu.
- Viết được đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài thơ.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với Tổ quốc.
- Kính yêu, biết ơn Bác Hồ - vị lãnh tụ suốt đời trăn trở vì dân, vì nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, SGK, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, video,...
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
Nội dung hoạt động
Phương pháp, kĩ thuật, phương tiện
*Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước.
- Tạo sự hưng thú, tích cực ở HS để chuẩn bị học bài mới.
* Yêu cầu cần đạt (YCCĐ)
+ Trả lời được câu hỏi trắc nghiệm về các vấn đề chung của văn bản.
+ Tích cực tham gia trả lời câu hỏi
- GV trình chiếu 3 câu hỏi trắc nghiệm về hoàn cảnh sáng tác; về hình tượng trung tâm của bài thơ; về các thời điểm bộc lộ tâm trạng.
- HS đọc câu hỏi và trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nêu mục tiêu tiết học và dẫn dắt vào bài mới.
- Phương pháp: phát vấn.
- Phương tiện: slide các câu hỏi và đáp án.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
Nội dung hoạt động
Phương pháp, kĩ thuật, phương tiện

* Mục tiêu: Giúp HS
 - Đọc – hiểu được diễn biến tâm trạng và tấm lòng của anh đội viên trong đêm Bác không ngủ.
- Đồng cảm sâu sắc với tâm tư của anh đội viên trong đêm Bác không ngủ. 
- Thêm yêu dân tộc, yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.
* YCCĐ:
- Tìm được những từ ngữ, những câu thơ diễn tả tâm trạng, tình cảm của anh đội viên qua hai lần thức dậy.
- Nhận xét được về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, giọng điệu...
- Cảm nhận được tình cảm quan tâm, lo lắng, yêu thương, kính trọng, đồng cảm, thấu hiểu của anh đội viên đối với Bác.
- Nhận biết được sự tăng tiến và thay đổi trong cảm xúc của anh đội viên.
II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
2. Tâm trạng, tình cảm của anh đội viên
a. Lần thứ nhất thức dậy
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm từ khổ 1 đến khổ 9.
* Thảo luận nhóm bàn: 
- GV trình chiếu câu hỏi thảo luận. Yêu cầu HS đọc thầm nhiệm vụ.
- Tìm những từ ngữ, câu thơ thể hiện tâm trạng, tình cảm của anh đội viên trong lần thứ nhất thức dậy?
- Tác giả đã sử dụng những yếu tố nghệ thuật nào để thể hiện tâm trạng của anh đội viên?
- Qua đó, em hiểu được tâm trạng, tình cảm gì của anh đội viên?
- HS thảo luận theo bàn.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Chuyển tiếp.
b. Lần thứ ba thức dậy
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ thơ 10 đến 15.
* Thảo luận nhóm bàn: 
- GV trình chiếu câu hỏi thảo luận. Yêu cầu HS đọc thầm nhiệm vụ:
- Tìm những từ ngữ, câu thơ thể hiện tâm trạng, tình cảm của anh đội viên trong lần thứ ba thức dậy?
- Tác giả đã sử dụng những yếu tố nghệ thuật nào để thể hiện tâm trạng của anh đội viên?
- Tâm trạng của anh đội viên trong lần thứ ba thức dậy có gì khác so với lần thứ nhất?
- HS thảo luận theo bàn.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Chuyển tiếp.

-Phương pháp: thảo luận nhóm bàn.
- Kĩ thuật: trình bày.
- Phương tiện: slide trình chiếu
- Phương pháp thảo luận nhóm bàn.
- Phương tiện: slide trình chiếu
* Mục tiêu:
- Cảm nghiệm và biết ơn được sự hy sinh lớn lao của Bác dành cho dân tộc.
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước.
* YCCĐ:
- Nhận xét về ngôn ngữ thơ: dùng điệp từ; khẳng định chân lý bằng ngôn ngữ giản dị.
- Giải thích được suy ngẫm, khẳng định của tác giả về Bác. 
3. Suy ngẫm về Bác
- HS đọc khổ thơ cuối.
- Hoạt động cá nhân:
? Hãy nhận xét về ngôn ngữ thơ.
? Lí giải tại sao nhà thơ cho rằng:
“Đêm nay Bác không ngủ 
 Vì một lẽ thường tình 
Bác là Hồ Chí Minh.”
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt, bình giảng.
- GV mở video một trích đoạn ca khúc: “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến.
- Phương pháp vấn đáp, động não.
- Kỹ thuật trình bày 1 phút. 
- Phương tiện, slide, video nhạc.
*Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức cơ bản.
*YCCĐ:
Khái quát được nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
TỔNG KẾT
- GV trình chiếu khung sơ đồ tư duy
- Yêu cầu HS thảo luận bàn để điền các thông tin vào ô trống.
- GV nhận xét và chốt.
- Phương pháp thảo luận nhóm bàn 
- Phương tiện: dùng sơ đồ tư duy

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
Nội dung hoạt động
Phương pháp, kĩ thuật, phương tiện
*Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, kỹ năng.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các bài tập.
* YCCĐ:
- Thực hiện tốt các bài tập củng cố
- Đọc mở rộng: các tác phẩm viết về Bác.

1. Thảo luận cặp đôi
- GV trình chiếu bài tập tìm từ láy trong bài thơ, phân loại từ láy theo bảng.
- HS thực hiện, báo cáo kết quả
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Dựa vào bài thơ, hãy kể lại câu chuyện đêm nay Bác không ngủ.
- Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.
- Sưu tầm thêm các bài thơ, bài hát viết về Bác.
-Phương pháp động não, thảo luận cặp đôi.
- Phương tiện: Slide trình chiếu.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_98_dem_nay_bac_khong_ngu_tiep_nam.docx