Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II (Bản 3 cột)

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

a. Kiến thức

- Nắm được khái niệm phó từ.

+ Ý Nghĩa khái quát của phó từ.

+ Đặc điểm NP của phó từ (khả năng k/hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ )

- Hiểu và nhớ các loại phó từ

b. Kỹ năng

- Nhận biết được phó từ trong văn bản.

- Phân biệt các loại phó từ.

- Biết đặt câu có phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.

c. Thái độ

- Giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng phó từ.

d. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

a. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Sgk, chuẩn kiến thức

- Sách thiết kế bài giảng

- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, hoạt động nhóm, phương pháp nêu vấn đề.

b. Chuẩn bị của học sinh: Vở soạn, sgk

3.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

a. Ổn định tổ chức (1 phút)

b. Kiểm tra bài cũ: Không

 c. Bài mới (37 phút)

Giới thiệu bài mới (2 phút): Ở các tiết trước các em học về cụm ĐT, cụm TT chúng ta thấy các từ như lắm, quá thường làm phụ sau, còn các từ như đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng,. thường làm phụ trước của các cụm từ đó. Vậy các từ đó có tên gọi là gì.

 Bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu

 

doc294 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gọi sự vật hiện tượng khác.
* Khác nhau:
- Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tương cận (giữa các sự vật, hiện tượng có quan hệ gần gũi). Cụ thể:
+ bộ phận - toàn thể
+ vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
+ dấu hiệu của sự vật - sự vật
+ cụ thể - trừu tượng
- Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về:
+ hình thức
+ cách thức thực hiện
+ phẩm chất
+ chuyển đổi cảm giác.
3. Bài tập 3 (SGK/84)
Nghe-viết: Đêm nay Bác không ngủ (Từ Lần thứ ba thức dậy đến Anh thức luôn cùng Bác)
d. Củng cố, luyện tập (2p)
- Hoán dụ là gì ?
- Các kiểu hoán dụ
- So sánh hoán dụ với ẩn dụ.
e. Hướng dẫn tự học (1p)
- Nhớ được khái niệm hoán dụ.
- Viết được một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ.
- Tiết sau học bài “Lượm”.
--------------------------------------------------
Lớp
Tiết (TKB)
Ngày giảng
Sĩ số
 Vắng
 Ghi chú
6A
36
Tiết 101 - Văn bản: 
LƯỢM
 (Tố Hữu)
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm.
- Tình cảm yêu mến trân trọng của tác giả dành cho nhân vật lượm.
- Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của những chi tiết miêu tả đó.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
b. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).
- Đọc- hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.
c. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
- Tình cảm kính yêu biết ơn và trân trọng những anh hùng thiếu niên nhỏ tuổi.
d. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ 
* Tích hợp GDQP và AN: Kể chuyện về những tấm gương mưu trí dũng cảm của thiếu niên VN trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sgk, chuẩn kiến thức kỹ năng, giáo án.
- Đồ dùng thiết bị: không
- Tài liệu tham khảo: Sách thiết kế bài giảng
- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học: tia chớp, trình bày một phút, hoạt động nhóm.
b. Chuẩn bị của học sinh: Vở soạn, sgk
3.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Ổn định tổ chức (1p)
b.Kiểm tra bài cũ (3p)	 
? Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” , nêu ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ.
c. Bài mới (37p)
Giới thiệu bài mới (4 p)
Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội trở về thành phố Huế
 Quê hương đang đánh Pháp quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm nhí nhảnh, vui tươi. Ít lâu sau, nhà thơ lại nghe tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường công tác. Xúc động, nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục, Tố Hữu viết bài thơ tự sự ghi lại chuyện này. Bài thơ được in năm 1949, sau đưa vào tập thơ Việt Bắc (1946-1954)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: HDHS đọc-tìm hiểu chung. (10p)
- Gọi HS đọc chú thích ¶ 
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Em hãy kể tên các tác phẩm thơ lớn nổi tiếng của Tố Hữu mà em biết?
? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ.
- GV HD cách đọc: Đoạn đầu đọc giọng vui, nhịp nhanh, nhấn mạnh các từ láy tượng hình. Đoạn sau nhịp thơ chậm đặc biệt câu cảm thán và câu hỏi tu từ, những khổ thơ đặc biệt đọc lắng xuống, chậm lại, ngừng giữa dòng thơ.
- GV đọc mẫu
- Gọi học sinh đọc tiếp
- Y/c học sinh giải thích chú thích 2, 3, 4, 6, 9
? Bài thơ kể và tả Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? 
? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ? 
- Đọc chú thích ¶sgk75
- Suy nghĩ – trả lời
- Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa...
- Dựa vào SGK trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe, theo dõi
- 2 em HS đọc
- Giải thích chú thích
- Gặp người chú ở Hà Nội về, Lượm vui vẻ kể về công việc liên lạc của mình với sự hồn nhiên, trẻ trung. Kể về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh cao cả của Lượm.
- Tìm bố cục
I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả - tác phẩm
a. Tác giả:
 Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên- Huế, là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ Lượm sáng tác năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. In trong tập thơ Việt Bắc.
2. Đọc- tìm hiểu chú thích
a. Đọc:
b. Chú thích : sgk
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (5 khổ đầu): Hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chú.
- Phần 2 (8 khổ tiếp: từ “Cháu đi đường cháu ...Lượm ơi / Còn không”: Kể về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh cao cả của Lượm.
- Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu đọc-hiểu văn bản. (20p)
- Gọi 1 em đọc 5 khổ thơ đầu. 
? Lượm được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể về hình dáng?
? Em có nhận xét gì về hình dáng của Lượm?
? Trang phục của lượm được miêu tả như thế nào? 
? Em có nhận xét gì về trang phục đó?
-GV: Trang phục đó giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống Pháp bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thể hiện tư thế hiên ngang, hoạt bá.
? Cử chỉ của Lượm thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? 
? Qua cử chỉ ta thấy Lượm ntn?
? Lời nói của Lượm được miêu tả qua những chi tiết nào?
? Nhận xét gì về lời nói đó?
? Tác giả miêu tả Lượm bằng cách nào và miêu tả như thế nào?
? Em, có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
? Hình ảnh so sánh Lượm “Như con chim chích -Nhảy trên đường vàng” đẹp và hay ở chỗ nào?
? Em hiểu “con đường vàng” nghĩa là như thế nào?
? Đây là đoạn thơ thành công nhất trong bài vì nó có tính tạo hình cao. Chính vì vậy nó lại được nhắc lại ở khổ thơ cuối. Qua đoạn thơ này, Lượm hiện lên với đặc điểm nào?
? Em có nhận xét gì về âm điệu từ khổ 6 đến khổ thơ 14 ? 
? Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của lượm như thế nào? 
- GV: trong 1 chuyến đi liên lạc với trọng trách mang “Thư đề thượng khẩn” “Chú đồng chí nhỏ” đã gan dạ “Vụt qua mặt trận -Đạn bay vèo vèo” bất chấp nguy hiểm, nhà thơ đã MT tinh thần cách mạng của thiếu nhi VN, xứ xở lạ lùng đến “Em thơ cũng hóa những anh hùng”
? Em có nhận xét gì về cách dùng các động từ vụt, vèo vèo, sợ chi?
? Sự hy sinh của Lượm được tác giả hình dung như thế nào? Tác giả đã sử dụng BP tu từ nào?
? Sự hy sinh của Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
- GV: Cái chết cao đẹp, nhẹ nhàng, thanh thản. Lượm như một thiên thần nhỏ đang yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương giữa mùi thơm của lúa non thanh khiết . Linh hồn của em đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước. Sự hy sinh cao đẹp đáng trân trọng.
? Nghe tin Lượm hy sinh , nhà thơ có tâm trạng như thế nào? 
? Em có nhận xét gì về cách ngắt các dòng thơ?
- Gọi HS đọc 2 khổ cuối ?
? Em có nhận xét gì về 2 khổ thơ cuối ?
? Cách lặp lại như vậy có tác dụng gì?
- GV: Lặp lại khổ thơ đầu (kết cấu đầu cuối tương ứng) không chỉ thể hiện niềm tin về con người mà còn là ước vọng của tác giả về cuộc sống thanh bình không còn chiến tranh trẻ em được sống hồn nhiên .
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
- Đọc
- Suy nghĩ -trả lời
- Nhỏ bé, nhanh nhẹn
- Suy nghĩ - trả lời
- Suy nghĩ -trả lời
- Nghe
- Suy nghĩ - trả lời
- Nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời
- Suy nghĩ-trả lời
- Chân thật, tự nhiên
- Quan sát trực tiếp bằng mắt nhìn và tai nghe. Lượm được miêu tả cụ thể, sống động. Tác giả còn hình dung, tưởng tượng Lượm “như con chim chích...)
- Thể thơ 4 chữ, có nhiều từ láy tạo hình (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh), cách gieo vần chân, nhịp thơ ngắn, nhanh, hình ảnh so sánh (như con chim chích...). Góp phần thể hiện hình ảnh Lượm- một em bé liên lạc, hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến,đáng yêu
- H/ả so sánh do tưởng tượng của tác giả vừa có giá trị gợi hình (đúng về hình dáng, tính cách của Lượm), vừa có giá trị biểu cảm (tình cảm yêu mến của nhà thơ)
- H/ả con đường trong tưởng tượng của nhà thơ: có thể là con đường cát vàng, nắng vàng, con đường bên cánh đồng lúa vàng...
- Suy nghĩ-trả lời
- Từ nhanh, sôi nổi chuyển sang chậm, trầm xuống xót xa khi nhận được tin dữ cũng như khi miêu tả sự hi sinh của Lượm
- Suy nghĩ -trả lời
- Nghe
- “Vụt” diễn tả dáng nhanh nhẹn của chú bé liên lạc, tính từ “vèo, vèo” diễn tả sự ác liệt của chiến tranh nhưng chú bé ko sợ hiểm nghèo” vì chú đang gánh vác nhiệm vụ cao quí mà tổ chức giao phó “Thư đề thượng khẩn”
- Suy nghĩ -trả lời
- Suy nghĩ -trả lời
- Nghe
- Suy nghĩ -trả lời
- Các câu thơ cảm thán ngắt làm hai vế, sử dụng câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng xúc động, nỗi đau xót nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hy sinh.
- Đọc 2 khổ cuối
- Lặp lại 2 khổ đầu
- Khắc sâu hình ảnh Lượm
- Nghe
- Dựa vào nội dung phân tích để nêu
- Suy nghĩ- rút ra ý nghĩa của văn bản
- Đọc ghi nhớ
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung
a. Hình tượng chú bé Lượm trong kỉ niệm của tác giả.
- Hình dáng: loắt choắt, má đỏ bồ quân => Nhỏ bé, nhanh nhẹn 
- Trang phục : “Cái xắc xinh xinh”, “Ca lô đội lệch” 
=> Hình ảnh 1 chiến sĩ tí hon hiên ngang, hoạt bát.
- Cử chỉ: chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, Như con chim chích, huýt sáo vang, cười híp mí 
=> Tinh nghịch, hồn nhiên
- Lời nói : “Cháu đi liên lạc -Vui lắm chú à -Ở đồn Mang Cá - Thích hơn ở nhà” 
=> Tự nhiên, chân thật 
=> Lượm là chú bé hồn nhiên, vô tư, vui tươi, yêu đời say mê với công việc kháng chiến.
b. Câu chuyện cảm động về sự hi sinh anh dũng của Lượm.
.
* Lượm đi làm nhiệm vụ:
“Vụt qua mặt trận - Đạn bay vèo vèo Thư đề thượng khẩn - Sợ chi hiểm nghèo”
=> Lượm hăng hái, dũng cảm, không sợ nguy hiểm quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
* Sự hi sinh của Lượm:
 “Bỗng lòe chớp đỏ - Thôi rồi, Lượm ơi! - Chú đồng chí nhỏ - Một dòng máu tươi “ => Cái chết đột ngột, bất ngờ
- “Cháu nằm trên lúa - Tay nắm chặt bông - Lúa thơm mùi sữa - Hồn bay giữa đồng” => Lượm hi sinh mà như đi vào giấc ngủ bình yên, thanh thản , em không chết mà hòa mình vào sông núi, ruộng đồng.
- Tâm trạng của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh :
+ Bàng hoàng, sửng sốt : “Ra thế - Lượm ơi!...”
+ Xúc động đến nghẹn ngào: “Thôi rồi, Lượm ơi!”, “Lượm ơi, còn không?” 
c. Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi (2 khổ cuối).
- Lặp hai khổ thơ đầu (Kết cấu đầu cuối tương ứng):
+ Tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên.
+ Khẳng định Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và quê hương, đất nước.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Cách ngắt các dòng thơ: thể hiện sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: hình ảnh chú bé Lượm vui tươi, hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng chúng ta.
3. Ý nghĩa văn bản
 Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện tình cảm chân thật, mến thương và cảm phục của tác giả danh cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
 * Ghi nhớ: SGK/ 77 
Hoạt động 3: HDHS luyện tập. (5p)
? Nhận xét cách xưng hô của tác giả với Lượm ? 
- Yêu cầu HS viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Chỉ ra cách xưng hô
- Viết đoạn văn theo yêu cầu
III. LUYỆN TẬP
1. Cách xưng hô của nhà thơ:
 - Chú bé: Thân mật 
- Cháu : Tình cảm gần gũi 
- Đồng chí : Tình cảm chiến sĩ 
- Lượm ơi : Tình cảm Xúc động 
2. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
d. Củng cố, luyện tập (2p)
- Cảm nhận chung về hình ảnh lượm
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
e. Hướng dẫn tự học (1p)
- Tìm hiểu phần viết về tác giả và tác phẩm.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Hiểu được ý nghĩa của kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện trong bài thơ.
- Sưu tầm một số bài thơ viết về những tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng.
- Chuẩn bị văn bản : Mưa . 
-------------------------------------------------------------
Lớp
Tiết (TKB)
Ngày giảng
Sĩ số
 Vắng
Ghi chú
6A
38
Tiết 102 - Hướng dẫn đọc thêm
MƯA
 (Trần Đăng Khoa)
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức: 
- Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú sinh động trước và trong cơn mưa rào của cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
b. Kĩ năng: 
- Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
- Đọc- hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả
- Nhận biết và phân tích được phép nhân hóa và ẩn dụ có trong bài thơ.
- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên và con người nơi làng quê Việt nam sau khi học xong văn bản này.
c. Thái độ: 
- Giáo dục : tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên , tình yêu con người lao động.
d. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sgk, chuẩn kiến thức kỹ năng, giáo án.
- Đồ dùng thiết bị: không.
- Tài liệu tham khảo: Sách thiết kế bài giảng
- Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp nêu vấn đề, trình bày mội phút.
b. Chuẩn bị của học sinh:Vở soạn, sgk
3.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Ổn định tổ chức (1p)
b.Kiểm tra bài cũ (3p)	 
? Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm ? Em thích khổ thơ nào trong bài thơ đó?Vì sao?
c. Bài mới (37 phút)
Giới thiệu bài mới (2p)
Mưa rào mùa hạ là 1 hiện tượng thiên nhiên rất thường gặp ở làng quê nước ta. Từ Góc sân và khoảng trời nhà mình - làng Điền Trì, huyện Nam Sách, Hải Dương, chú bé thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa đã cảm nhận và miêu tả trận mùa hè như thế nào?
Hoạtđộng của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: HDHS đọc -tìm hiểu chung. (15p)
- Y/c học sinh đọc chú thích ¶ sgk/ 80
? Hãy nêu một vài nét sơ lược về Trần Đăng Khoa?
- Gv giới thiệu tập thơ của Trần Đăng Khoa
? Nêu xuất xứ bài thơ?
- Hướng dẫn cách đọc: giọng đọc nhanh, hồ hởi, rõ nhịp, rõ vần
- GV đọc mẫu.
- Gọi học sinh đọc tiếp
- Hướng dẫn tìm hiểu một số chú thích
? Bài thơ làm theo thể thơ nào?
? Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào? vào mùa nào?
- GV: cơn mưa được miêu tả qua 2 giai đoạn lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự MT, em hãy tìm bố cục của bài thơ?
- Đọc chú thích ¶
- Nêu vài nét về tác giả
- Nghe
- Suy nghĩ- trả lời
- Nghe
- Nghe
- Đọc – nhận xét
- Giải thích chú thích 
- Tự do
- MT cơn mưa rào ở vùng Bắc bộ vào mùa hè
- Tìm bố cục
I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả-tác phẩm
a. Tác giả:
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 , năng khiếu thơ được bộc lộ từ rất sớm ( từ khi học tiểu học năm 8 tuổi) ; tập thơ đầu tay được in năm 1968, khi Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi.
b. Tác phẩm:
- Viết năm 1967 – in trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”
2. Đọc- tìm hiểu chú thích
a. Đọc:
b. Tìm hiểu chú thích: SGK
3. Thể thơ
- Thể thơ tự do, câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh
4. Bố cục 
- Đ1 (Từ đầu... “nhảy múa”)  => Cảnh lúc sắp mưa.
- Đ2 (Còn lại) => Cảnh lúc đang mưa .
Hoạt động 2: HDHS đọc -hiểu văn bản (20p)
- Y/c đọc Đ1
? Cảnh vật trước cơn mưa được miêu tả ntn? (con vật, sự vât, loại cây nào được nhắc đến) 
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả? 
? Khi trời mưa cảnh vật được miêu tả như thế nào?
- GV: tất cả như đang rộn ràng bước vào một trận chiến dữ dội, khắc nghiệt. Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả ấn tượng như vậy đã làm nền để tôn vẻ đẹp của con người ở cuối bài thơ.
? Tác giả sử dụng chủ yếu nghệ thuật gì để miêu tả mưa?
- Bằng tài năng quan sát , sự cảm nhận tinh tế, óc liên tưởng phong phú, nghệ thuật nhân hóa , giúp người đọc hình dung ra một bức tranh thiên nhiên sống động như thật, thế giới cỏ cây, thiên nhiên như thế giới hoạt động của con người.
? 4 câu thơ cuối hình ảnh nào xuất hiện? Hình ảnh con người được miêu tả ntn? Nghệ thuật gì?
- Gv: hình ảnh con người lao động ở miền quê được cụ thể hoá qua hình ảnh quen thuộc gần gũi “Bố em đi cày về?
- GV đọc 1 đoạn trong Hạt gạo làng ta thuyết trình bổ sung.
? Bài thơ thành công nhờ những bp nghệ thuật gì?
? Nêu ý nghĩa của bài thơ?
- GV chốt KT
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đọc 
- Suy nghĩ –trả lời
- Miêu tả từ cao ® thấp, từ xa ® gần một cách sinh động.
- Suy nghĩ trả lời
- Nghe
- Suy nghĩ- trả lời.
- Nghe
- Hình ảnh con người ở đây là người cha đi cày về (1 công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê) đã hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, chớp của trận mưa. 
- Nghe
- Suy nghĩ- trả lời
- Suy nghĩ –trả lời
- Nghe
- Đọc ghi nhớ
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung
a. Bức tranh thiên nhiên
* Trước cơn mưa
- Những con mối “bay ra”, gà con “rối rít”, ông trời “mặc áo giáp đen – ra trận, mía “múa gươm”, kiến “ hành quân”, cỏ gà “rung tai”
bụi tre “tần ngần –gỡ tóc”, hàng bưởi “đu đưa –bế lũ con”...
=> Cảnh vật được miêu tả sinh động, tất cả dường như hối hả, vội vã, khẩn trương.
b. Trong cơn mưa.
- Chớp “rạch ngang trời”, sấm “ghé xuống sân –khanh khách –cười”, cây dừa “sải tay –bơi”, ngọn mùng tơi “nhảy múa”, cây lá “hả hê”, 
=> Cảnh vật hiện lên thật dữ dội , mạnh mẽ, ấn tượng.
c. Hình ảnh con người.
- Bố em đi cày về- Đội sấm – Đội chớp –Đội cả trời mưa”
- Hình ảnh con người được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương, thể hiện tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ. 
- Điệp từ đội cực tả nỗi vất vả dãi nắng, dầm mưa của người dân cày . Thể hiện lòng biết ơn kính yêu của bé Khoa.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp nhanh.
- Sử dụng các phép nhân hóa, tác giả tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa.
- Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
- Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo.
3. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế của con người . Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.
* Ghi nhớ ( SGK )
d. Củng cố, luyện tập (2p)
- Bài tập củng cố
1. Những nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả cơn mưa trong bài thơ “ Mưa” của Trần Đăng Khoa là gì?
A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hóa.
B. Thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn, nhanh.
C. Thể thơ tự do, sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, ngôn ngữ sinh động.
D. Ngôn ngữ chính xác , sinh động.
2.Trong khổ thơ cuối cùng, tác giả miêu tả hình ảnh người cha đi cày về nhằm làm nổi bật điều gì?
A. Nói lên sự vất vả cực nhọc.
B. Ca ngợi hình ảnh những con người lao động.
C. Nổi bật dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội.
D.Làm nổi bật cơn mưa dữ dội.
e. Hướng dẫn tự học (1p)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong bài thơ.
- Đọc thêm các bài thơ khác của Trần Đăng Khoa.
- Tiết 103: Tập làm thơ bốn chữ
-----------------------------------------------
Lớp
Tiết (TKB)
Ngày giảng
Sĩ số
 Vắng
 Ghi chú
6A
36
Tiết 103
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm của thể thơ 4 chữ. 
- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ 4 chữ nói riêng.
b. Kĩ năng: 
- Nhận diện được thể thơ 4 chữ khi học và đọc thơ ca.
- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ.
- Vận dụng những kiến thức đã học về thơ 4 chữ vào việc tập làm thơ 4 chữ.
c. Thái độ: 
- Giáo dục HS niềm đam mê sáng tác và làm thơ.
d. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
*Tích hợp môi trường: Khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sgk, chuẩn kiến thức kỹ năng, giáo án.
- Đồ dùng thiết bị: không
- Tài liệu tham khảo: Sách thiết

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_ban_3_cot.doc