Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Văn lớp 6 - Năm học 2019 - 2020 - Trường THCS Vĩnh Hào

I. TIẾNG VIỆT:(2,0đ)Khoanh trßn vµo ®¸p ¸n em cho lµ ®óng nhất

C©u 1:Căn cứ vào định nghĩa vÒ nghÜa gèc hãy xem đâu là nghĩa gốc của từ “ngọt”?

A.Vị ngọt của thực phẩm

B.Sư nhẹ nhàng dễ nghe dễ làm siêu lòng của lời nói

C.Sự êm ái dễ nghe của âm thanh

D.Sự tác dụng êm nhẹ nhưng vào sâu,mức độ cao

Câu 2: Từ “chục” trong cụm từ “một chục trứng” thuộc từ loại:

 A. Số từ. B. Lượng từ.

 C. Danh từ chỉ đơn vị. D. Chỉ từ.

Câu 3: Dòng nào gồm các lượng từ chỉ ý toàn thể?

A. Một, hai, ba.

B. Cả, tất cả.

C. Các, những, mấy.

D. Mọi, mỗi, từng.

C©u 4. Tiếng Việt mượn từ của tiếng nước nào nhiều nhất.

A. Tiếng Anh C. Tiếng Pháp

B. Tiếng Hán D. Tiếng Nga

 

docx9 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 môn Văn lớp 6 - Năm học 2019 - 2020 - Trường THCS Vĩnh Hào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
 NĂM HỌC 2019- 2020
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
 (Thời gian làm bài 90 phút)
I. TIẾNG VIỆT:(2,0đ)Khoanh trßn vµo ®¸p ¸n em cho lµ ®óng nhất
C©u 1:Căn cứ vào định nghĩa vÒ nghÜa gèc hãy xem đâu là nghĩa gốc của từ “ngọt”?
A.Vị ngọt của thực phẩm
B.Sư nhẹ nhàng dễ nghe dễ làm siêu lòng của lời nói
C.Sự êm ái dễ nghe của âm thanh
D.Sự tác dụng êm nhẹ nhưng vào sâu,mức độ cao
Câu 2: Từ “chục” trong cụm từ “một chục trứng” thuộc từ loại:
 A. Số từ. B. Lượng từ.
 C. Danh từ chỉ đơn vị. D. Chỉ từ.
Câu 3: Dòng nào gồm các lượng từ chỉ ý toàn thể?
A. Một, hai, ba.
B. Cả, tất cả.
C. Các, những, mấy.
D. Mọi, mỗi, từng.
C©u 4. Tiếng Việt mượn từ của tiếng nước nào nhiều nhất.
Tiếng Anh	C. Tiếng Pháp
Tiếng Hán	 D. Tiếng Nga
C©u 5: Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng lẫn lộn từ gần âm?
A.Hôm nay, lớp tôi bàn chuyện đi tham quan rất sôi nổi
 B.Giờ ra chơi, sân trường sôi động hẳn lên
 C.Đôi bàn tay của bác thợ dệt rất linh hoạt
 D.Truyện cổ tích đã tái hiện rất linh động cuộc sống của người Viêt xưa.
C©u 6:Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi dùng lặp từ?
 A.Em rất yêu con mèo nhà em, vì con mèo nó hay bắt chuột
 B.Thạch Sanh là nhân vật có đức tính nhân hậu
 C.Truyện Thạch Sanh có nhiều yếu tố thần kì giàu ý nghĩa
 D.Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Viêt Nam
Câu 7: C©u sau cã mÊy côm tÝnh tõ?
 "Hµng phîng vÜ vÉn ®øng ®ã, vÉn ®á rùc và t¬i th¾m nh÷ng chïm hoa."
 A. Mét côm tÝnh tõ. B. Hai côm tÝnh tõ
 C. Ba côm tÝnh tõ D. Bèn côm tÝnh tõ.
C©u 8: Câu sau có bao nhiêu từ ghép?
“ Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu.”
A.4 từ B.5 từ
C.6 từ D.7 từ
II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (4,0 điểm)
 Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một niêu cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.”
 ( Trích văn bản “Thạch Sanh”)
a, Văn bản “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũng thuộc thể loại ấy. 
b, Tìm các cụm danh từ trong những câu văn in đậm.
c, Trình bày ý nghĩa của chi tiết “Niêu cơm thần” trong truyện “Thạch Sanh” bằng một đoạn văn.
d, Em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta? 
III. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
 Kể về một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác?
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
TIẾNG VIỆT:(2,0đ)
Học sinh trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh hai đáp án không cho điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
C
B
B
D
A
A
C
II- ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (4,0 điểm)
 a,
- Văn bản “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện cổ tích (0,25 điểm)
- Kể tên một truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũng thuộc thể loại ấy (0,25 điểm)
Hs có thể nêu tên một trong số các văn bản:
+ Cây bút thần
+ Em bé thông minh
+ Ông lão đánh cá và con cá vàng.
b, Có 4 cụm, mỗi cụm đúng cho 0,25 điểm.
- Các cụm danh từ trong đoạn: 
+ Một niêu cơm
+ Những kẻ thua trận
+ Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ
+ Một niêu cơm tí xíu.
c, Trình bày ý nghĩa của chi tiết “Niêu cơm thần” trong truyện “Thạch Sanh”. (2 điểm)
 Yêu cầu học sinh nêu được những ý cơ bản sau:
- Sau khi Thạch Sanh cảm hóa quân sĩ mười tám nước chư hầu khiến chúng phải cởi giáp xin hàng, chàng dũng sĩ lấy niêu cơm ra thết đãi chúng. 
- Niêu cơm thần kì cứ ăn hết lại đầy khiến quân chư hầu ngạc nhiên, khâm phục. 
- Ý nghĩa hình ảnh niêu cơm: 
 + Phản ánh ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống ấm no.
 + Cho thấy lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của chàng Thạch Sanh.
 + Thể hiện trí tưởng tượng cực kỳ bay bổng của người xưa.
 * Lưu ý :
	- Học sinh có thể trình bày các ý theo thứ tự khác nhưng phải hợp lý.
 Biểu điểm:
- Mức tối đa: Học sinh trình bày đủ các nội dung, diễn đạt lưu loát, cảm xúc chân thành cho 2 điểm.
- Mức chưa tối đa:
+ Học sinh tỏ ra hiểu được những nét cơ bản về nội dung, diễn đạt chưa thật mạch lạc cho 1,5 điểm.
+ Học sinh chỉ nêu được một nửa số ý hoặc chạm vào tất cả các nội dung nhưng diễn đạt vụng về cho 1 điểm.
+ Bài trình bày chung chung, kể lể, diễn đạt yếu cho 0,5 điểm.
- Mức không đạt: Không nêu được ý nào không cho điểm.
- Trình bày thành hai đoạn văn trở lên trừ 0,5 điểm.
d, 0,5 điểm, mỗi ý được 0,25 điểm. 
Học sinh nêu suy nghĩ của mình:
- Yêu chuộng hòa bình là không muốn có chiến tranh xảy ra, mong một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
- Đây là truyền thống tốt đẹp đầy tính nhân văn của dân tộc ta từ xưa đến nay. 
III. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
a, Mở bài( 0,5 đ): Giới thiệu được kỉ niệm của em với thầy cô giáo cũ một cách rõ ràng có cảm xúc.
B, Thân bài ( 3 đ):
-Học sinh có thể kể diễn biến sự việc
-Hoàn cảnh xảy ra kỷ niệm: ở đâu, lúc nào
-Tâm trạng của em trong hoàn cảnh đó ra sao
-Thầy cô giáo xuất hiện khi nào, thầy cô giáo đã giúp đỡ em nhue thế nào? Điều gì khiến em cảm động nhất.
* Biểu điểm cụ thể:
+ Yêu cầu học sinh kể sự việc đầy đủ diễn biến câu chuyện mạch lạc, rõ ràng( 2,5 đ -> 3 đ)
+ Học sinh kể có đủ sự việc song diễn đạt chưa thật trôi chảy ( 2 đ -> 2,5 đ)
+ Học sinh kể được sự việc, diễn đạt lủng củng( 1,5 đ -> 2 đ)
+ Học sinh kể sự việc còn sơ sài, diễn đạt lủng củng(1 đ -> 1,5 đ)
+ Học sinh diễn đạt lan man, không rõ ý( 0,5 đ->1 đ)
c, Kết luận ( 0,5 điểm)
+ Học sinh khẳng định lại sự việc vừa kể
+ Học sinh nêu được suy nghĩ của bản thân về sự việc nêu trên
Toàn bài trừ lỗi chính tả, lỗi diễn đạt không quá 0,5 điểm
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.
 PHÒNG GD - ĐT VỤ BẢN
TRƯỜNG THCS VĨNH HÀO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2019 - 2020
 Môn Ngữ văn- Lớp 6
(Thời gian làm bài 90 phút)
Tiếng Việt (2.0 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1. Phó từ là gì?
A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
D. Không xác định
Câu 2: Phó từ trong câu: Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhạnh nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối là gì?
A. Đang
B. Bữa tối
C. Tro tàn
D. Đó
Câu 3. Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?
A. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.
Câu 4. Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?
A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh
B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn
C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế
D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ
Câu 5: Trong câu văn sau “ Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh” có mấy phó từ?
Một
Hai
Ba
Bốn
Câu 6: Câu nào sau đây sử dụng phép so sánh 
Ôi những nàng xuân rất dịu dàng.
Aó chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Câu 7: Phó từ là gì?
A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
D. Không xác định
Câu 8: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?
A. Vế A, phương diện so sánh, từ so sánh, vế B
B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh
D. Vế A, vế B
II. Đọc- hiểu văn bản (3.5 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.
 Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
Vượt thác- Võ Quảng
a. Nêu phương thức biểu đạt chính? (0.75 điểm)
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0.75 điểm)
c.Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng thành công nhất biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (1.5 điểm)
d.Từ nội dung đoạn văn trên em rút ra bài học gì khi đứng trước khó khăn thử thách? (0.5 điểm)
III. Tập làm văn(4.5 điểm)
Em hãy tả lại một buổi sáng mùa xuân đẹp trời trên quê hương em.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
Tiếng Việt ( 2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm..
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
A
A
A
D
B
D
A
A
Đọc-hiểu văn bản( 3.5 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1: 
-Phương thức biểu đạt: Miêu tả
 0,75đ.
Câu 2: 
-Nội dung chính của đoạn văn: Miêu tả dượng Hương Thư đang chỉ huy con thuyền vượt thác dữ.
0.75
Câu 3: 
-Biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn văn là so sánh
- Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên:
+ So sánh “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt” thể hiện động tác rất nhanh và dứt khoát;
+ So sánh “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc”thể hiện nét ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật;
+ So sánh “.như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên;
+ So sánh Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà” làm nổi bật phẩm chất đáng quý của người lao động. Qua đó làm nổi bật hình ảnh Dượng Hương Thư trong công cuộc vượt thác vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm vừa là người chỉ huy dày kinh nghiệm 
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4: 
-Từ nội dung đoạn văn trên học sinh nêu được một số bài học sau: luôn lạc quan, đặt niềm tin vào chính mình, luôn cố gắng hết mình, bình tĩnh, không lùi bước trước khó khăn..
0.5
Tập làm văn( 4.5 điểm)
Phần 
Nội dung
Điểm
1,Yêu cầu về kĩ năng: Bài viết sạch đẹp đủ, có đủ bố cục : mở bài , thân bài , kết bài. Phần thân bài HS biết quan sát và miêu tả theo một trình tự hợp lí cảnh vật . Diễn đạt trôi chảy , rõ ràng , mạch lạc . 
0.5
2, Yêu cầu về kiến thức : HS có thể trình bày những ý sau :
Mở bài
HS nêu được 2 ý sau:
+ Giới thiệu cảnh định tả : Buổi sáng mùa xuân trên quê hương 
+ Nêu cảm xúc chung của em 
0.25
0.25
Thân bài
Yêu cầu HS tả được cảnh vật của quê hương trong không gian của một buổi sáng mùa xuân.
+ Không khí buổi sớm : ấm áp , dễ chịu , có hình ảnh ông mặt trời , có làn sương mỏng , bầu trời trong xanh , chim én chao liệng như thoi đưa , gió xuân nhè nhẹ . Âm thanh xôn xao của tiếng gà gáy , tiếng loa truyền thanh , tiếng người trở dậy chuẩn bị cho một ngày mới chuẩn bị đi học, đi làm.
+ Những ngôi nhà mọc san sát nhau , mái ngói , mái tôn đỏ tươi . Trên nóc nhà cao tầng của trường học , của ủy ban nhân dân , của nhà văn hóa ,lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới . 
+ Con đường đầy ánh nắng vàng tươi , trên đường xe cộ tấp nập . Các bạn HS tung tăng đến trường , các bà , các mẹ đi chợ nói chuyện ríu rít . Các bác xã viên hối hả ra đồng làm việc  
+ Khu vườn vào mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc , các loài hoa đua nhau khoe sắc hoa hồng , hoa cúc , hoa đào chúm chím nụ hồng . Chim chóc hót líu lo , ong bướm bay dập dờn  
+ Dòng sông , cánh đồng : Dòng sông mùa xuân nước chảy hiền hòa , xa xa chiếc cầu bắc qua sông duyên dáng , thuyền bè đi lại tấp nập . Bên cạnh là cánh đồng lúa mới cấy xanh non , từng đàn cò trắng bay lả dập dờn  
0.75
0.5
0.5
0.5
0.75
Kết bài
HS nêu được 2 ý sau : 
- Nêu tình cảm của em đối với cảnh vật vừa tả : em yêu quê hương , yêu nhất là buổi sáng mùa xuân 
- Đưa ra suy nghĩ , liên hệ bản thân : góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp 
0.25
0.25
Chú ý:
- Giám khảo tránh việc đếm ý cho điểm. Cần căn cứ vào chất lượng bài làm cụ thể của học sinh để điều chỉnh khung điểm cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài làm tốt, có sáng tạo (không rập khuôn theo ngôn ngữ của đáp án).
Điểm toàn bài là điểm cộng đến 0,25, không làm tròn.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_1_mon_van_lop_6_nam_hoc_2019_2.docx
Giáo án liên quan