Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm: Chân, tay, tai, mắt, miệng

 Giới thiệu bài: Truyện ngụ ngôn có nhiều câu chuyện rất lí thú và sâu sắc. Một trong các câu chuyện đó là truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”mà tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.

 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản.

+ GV hướng dẫn HS đọc: GV đọc, gọi HS đọc.

+ GV nhận xét, sửa sai.

+ Gọi HS kể lại truyện.

+ Nhận xét.

+ Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.

 Văn bản “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính mỗi phần?

˜ Ba phần

 Phần 1:Từ đầu “kéo nhau về”: Chân, Tay, Tai, (Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống với lão Miệng nữa.)

 Phần 2:Tiếp theo đến “đành họp nhau lại để bàn”: (Hậu quả của quyết định này.)

 Phần 3: Còn lại: Cách sửa chữa hậu quả.

 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.

 Trước khi quyết định chống lại lão Miệng, các thành viên của nhóm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã sống với nhau như thế nào?

˜ Sống thân thiện, đoàn kết với nhau trong một cơ thể người.

 Vì sao Chân, Tay, Tai, Mắt lại đồng lòng chống lại lão Miệng?

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm: Chân, tay, tai, mắt, miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:12 - Tiết :45	
Tuần dạy:12	 	
Hướng dẫn đọc thêm:CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn)
1.Mục tiêu:
 1.1.Kiến thức: 
 - HS biết: đặc điểm thể loại ngụ ngôn trong văn bản: Chân, tay, tai, mắt, miệng”; Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
 - HS hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện; nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị, với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết. 
 1.2.Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc, hiểu truyện ngụ ngôn.
 - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
 - Kể lại được truyện.
 1.3.Thái độ:
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau.
2.Trọng tâm:
 Nội dung ý nghĩa truyện: tinh thần đoàn kết, yêu thương, tôn trọng nhau. 
3.Chuẩn bị:
3.1.GV: Tư liệu tham khảo có liên quan, bảng phụ.
3.2.HS: Đọc, tìm hiểu ý nghĩa truyện.
4.Tiến trình:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện: 6A1:
4.2.Kiểm tra miệng: 
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu 1:
Kể lại truyện”Ếch ngồi đáy giếng” theo ngôi thứ nhất. Từ truyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân?(5đ)
Bài học: Chăm học hỏi, mở rộng hiểu biết, không chủ quan , kiêu ngạo
Câu 2:
Kể lại truyện “Thầy bói xem voi” cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Từ truyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân? (5đ)
Ngôi thứ ba. Muốn hiểu biết, đánh giá sự việc, phải xem xét một cách toàn diện
Nhận xét, chấm điểm.
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học: 
Hôm nay chúng ta học bài gì? Truyện nói về ai? 
l Hôm nay chúng ta học bài“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. Truyện nói về các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, vì tị nạnh, so bì nhau rồi dẫn đến hậu quả
 4.3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS	
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Truyện ngụ ngôn có nhiều câu chuyện rất lí thú và sâu sắc. Một trong các câu chuyện đó là truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”mà tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc: GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
Gọi HS kể lại truyện.
Nhận xét.	
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.	
Văn bản “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính mỗi phần?
Ba phần
	Phần 1:Từ đầu “kéo nhau về”: Chân, Tay, Tai, (Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống với lão Miệng nữa.)
	Phần 2:Tiếp theo đến “đành họp nhau lại để bàn”: (Hậu quả của quyết định này.)
	Phần 3: Còn lại: Cách sửa chữa hậu quả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.	 
Trước khi quyết định chống lại lão Miệng, các thành viên của nhóm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã sống với nhau như thế nào?
Sống thân thiện, đoàn kết với nhau trong một cơ thể người.
Vì sao Chân, Tay, Tai, Mắt lại đồng lòng chống lại lão Miệng?	 
Quyết định chống lại lão Miệng được thể hiện cao nhất qua thái độ và lời nói nào của Chân, Tay, Tai, Mắt?	 
Thái độ và lời nói ấy mang tích chất đoạn tuyệt hay thù địch?
Đoạn tuyệt (không quan hệ nữa, không cùng chung sống.)	
Quyết định không cùng chung sống với Miệng được Chân, Tay, Tai, Mắt thế hiện bằng hành động nào?
Cả bọn “không làm gì nữa”
Chuyện gì xảy ra với họ khi họ quyết định không làm gì nữa”?	
Chân, Tay không còn muốn chạy nhảy, Mắt lúc nào cũng lờ đờ, Tai lúc nào cũng ù ù như xay lúa, Miệng nhợt nhạt cả hai môi, không buồn nhếch mép.
Theo em vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?
Suy bì, tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết làm việc.
Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn gì từ việc này?
Nếu không biết đoàn kết, hợp tác thì một tập thể cũng bị suy yếu.	 
Ai đã nhận ra nguyên nhân của tình trạng cả bọn bị tê liệt sức sống?
Bác Tai.
Hãy tóm tắt lời giải thích của Tai về vấn đề này?
Nếu không làm cho Miệng có cái ăn thì tất cả sẽ bị tê liệt. Miệng có công việc nhai chứ chẳng phải ăn không ngồi rồi. Phải đến làm lành với Miệng.
Lời khuyên của Tai đã được cả bọn hưởng ứng như thế nào?	 
Sau đó cả bọn lại sống với nhau như thế nào?	 
Tất cả thấy đỡ mệt nhọc rồi khoan khoái như trướcàHoà thuận với nhau.
Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn gì từ sự việc này?
Đồng tâm hiệp lực sẽ làm thành sức mạnh của mỗi cá nhân và cả tập thể.
Đọc những câu ca dao, tục ngữ thể hiện ý nghĩa của sự đoàn kết?	
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết; Đoàn kếtthành công, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Liên hệ giáo dục học sinh ý thức đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau	trong học tập cũng như trong cuộc sống lao động.	
Em thấy sự độc đáo trong hệ thống nhân vật của truyện ngụ ngôn này là gì?
Các nhân vật đều là những bộ phận của cơ thể người được nhân hoá.
Theo em cách ngụ ngôn của truyện này là gì?
Mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói về con người.
àSử dụng nghệ thuật ẩn dụ: mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người.
àTích hợp kiến thức đã học, yêu cầu HS xác định danh từ riêng trong truyện.
Sử dụng “Kỹ thuật động não”, GV đặt vấn đề trước lớp:
Mượn các bộ phận cơ thể người để nói về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. Truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” giúp ta hiểu thêm điều gì?
-Liệt kê tất cả ý kiến đưa lên bảng.
-GV phân loại ý kiến.
-Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, thảo luận sâu từng ý.
lBài học rút ra:
+Khi mỗi cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình có nghĩa là họ đã đóng góp công sức với cộng đồng.
+Hành động ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ, lại vừa tác động đến tập thể.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Gọi HS đọc bài tập.
Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn.
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện loài vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
Em hãy nêu tên các truyện ngụ ngôn đã học?
Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; (Đeo nhạc cho mèo); Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.	
GV hướng dẫn HS làm.
Nhắc HS làm bài trong vở bài tập.
Đọc-hiểu văn bản:
Đọc:
Kể:
Chú thích: SGK/115
Bố cục: 3 phần
Tìm hiểu văn bản:
Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống với Miệng nữa.
Chân, Tay, Tai, Mắt cho rằng họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”.
Họ kéo đến nhà lão miệng không chào hỏi, nói thẳng với lão “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa”.
 2. Hậu quả của quyết định không cùng chung sống:
Miệng không được ăn: chẳng những Miệng nhợt nhạt, hai hàm khô cứng mà Chân, Tay, Tai, Mắt cũng mệt mỏi rã rời, không cất mình lên được.
Cách sửa chữa hậu quả:
Cả bọn cố gượng dậy đến nhà Miệng, vực Miệng dậy đi tìm thức ăn cho Miệng.
Cả bọn lại hoà thuận, mỗi người một việc.
Ghi nhớ SGK/116
Luyện tập:
Định nghĩa truyện ngụ ngôn:
Các truyện ngụ ngôn đã học:
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố :
Câu 1:
Kể tóm tắt truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
HS kể.
Câu 3:
GV treo bảng phụ ghi câu hỏi:
Truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” thuộc phương thức biểu đạt nào?
	A. Nghị luận.	 C. Tự sự
	B. Biểu cảm.	 D. Miêu tả.
4.5.Hướng dẫn HS tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 + Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm theo đúng trình tự sự việc.
+ Học phần bài ghi, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 116.
+ Xem lại định nghĩa truyện ngụ ngôn, kể tên các truyện ngụ ngôn đã học.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
* Chuẩn bị bài “Treo biển”, “Lợn cưới-áo mới”: Trả lời câu hỏi SGK:
+ Định nghĩa truyện cười.
+ Nội dung giáo dục phía sau tiếng cười trong từng văn bản.
 * Học lại các kiến thức Tiếng Việt để kiểm tra 1 tiết.
5.phụ lục:

File đính kèm:

  • docBai_11_Chan_Tay_Tai_Mat_Mieng.doc
Giáo án liên quan