Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 67+68: Lặng lẽ Sa Pa - Năm học 2014-2015

Hoạt động 1 : Khởi động

 Để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và phẩm chất của nhân vật chính- anh thanh niên và vai trò của những nhân vật phụ đối với việc thể hiện chủ đề của văn bản, các em sẽ đi vào tìm hiểu tiết học hôm nay.

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.

* Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

H: Những chi tiết nào thể hiện suy ngẫm của anh thanh niên với công việc ?

- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét –> kết luận

H: Em hiểu gì về ý nghĩa của những suy nghĩ đó ?

 Khi ta hiểu và yêu thích công việc của mình, thì công việc đem lại cho ta niềm vui khi đó không còn cảm thấy đơn độc.

 Là con người, ai cũng phải làm việc sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng

- Chúng ta rất đồng cảm với những suy nghĩ đó. Vì đó là những ý nghĩ nghiêm túc của ngư¬ời yêu công việc, yêu cuộc sống)

H: Điều gì đã giúp anh thanh niên vượt qua hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt đó ?

- HS hoạt động cá nhân trả lời

- GV nhận xét –>kết luận

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 67+68: Lặng lẽ Sa Pa - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2014
Ngày giảng: 9A
 9B
Ngữ văn. Tiết 67. Bài 14
VĂN BẢN: LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
I. Mục tiêu.
* Mức độ cần đạt
- Biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại vết về những người lao động mới trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Bước đầu cảm nhận, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
- Tr©n träng nh÷ng con ng­êi lao ®éng thÇm lÆng như anh thanh niªn
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện
2. Kĩ năng
- Kĩ năng nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm .
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
IV. Phương pháp, kĩ thuật
- Vấn đáp, giảng- bình, đọc tích cực / kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi đáp, thảo luận nhóm
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ . (2p)
H: Cho biết tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng mình theo giặc ?
Đáp án: + Xấu hổ không dám bước chân ra ngoài.
+ Nỗi ám ảnh biến thành sự sợ hãi thường xuyên.
+ Đẩy ông Hai vào tình thế bế tắc tuyệt vọng.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 Hạt động của GV và HS
Tg
 Nội dung
 Hoạt động 1 : Khởi động
 Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa – nơi nghỉ mát kì thú. Qua một chuyến đi, ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành truyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ: Lặng lẽ Sa Pa. Để hiểu rõ hơn
Hoạt động2 : Hướng dẫn đọc, thảo luận chú thích .
* Mục tiêu: HS biết cách đọc rõ ràng, cảm xúc lắng sâu. Biết tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. Hiểu một vài nét về tác giả, tác phẩm.
- GV hướng dẫn cách đọc: đọc rõ ràng, cảm xúc lắng sâu. 
- GV đọc mẫu một đoạn.
- Gọi học sinh đọc tiếp.
- GV nhận xét-> Uốn nắn
- GV sử dụng kĩ thuật đọc tích cực, yêu cầu HS kể tóm tắt lại truyện
- GV tóm tắt lại ngắn gọn văn bản.
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận
 H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? tác dụng của ngôi kể đó ?
(Truyện được kể từ ngôi thứ 3 (người kể hiểu hết mọi việc và nhân vật, thường đưa ra những lời nhận xét về nhân vật hoặc về sự việc ).
H: Vậy phương thức nào được biểu đạt trong văn bản này ?
- Tự sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm, lập luận. Sự thay đổi phương thức này tạo hứng thú cho người đọc.
 H: Truyện có những nhân vật nào ?Ai là nhân vật chính? Tại sao em biết đó là nhân vật chính?
 ( Anh thanh niên, người lái xe, cô kỹ sư, ông hoạ sỹ. Anh thanh niên là nhân vật chính. Vì truyện phác hoạ hình ảnh nhân vật anh thanh niên qua cái nhìn của ông hoạ sỹ, người lái xe và cô kỹ sư)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản .
* Mục tiêu: HS hiểu được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua công việc.
H: Tác giả giới thiệu về anh thanh niên qua các chi tiết nào ?
- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Em đánh giá như thế nào về công việc đó ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét-> kết luận.
H: Những chi tiết trên được tác giả giới thiệu bằng những biện pháp nào? Tác dụng của những biện pháp đó ?
- HS thảo luận nhóm 2 (3p) 
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV nhận xét 
 GV giảng – bình:
Công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi chính xác tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao dù là nửa đêm, trời rét buốt hay mưa tuyết vẫn phải ra vườn làm đủ công việc đã quy định. Nhưng gian khổ nhất là anh phải sống trong hoàn cảnh cô độc một mình, rất thèm người nói chuyện 
1p
18p
18p
I/ Đọc, thảo luận chú thích :
 * Tác giả, tác phẩm :
- Nguyễn Thành Long: Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và bút kí.
- Tác phẩm là kết quả chuyến lên Lào Cai hè 1970
III/ Tìm hiểu văn bản :
1. Nhân vật anh thanh niên :
“ Một anh thanh niên 27 tuổi. Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ. Sống một mình ... mây mù lạnh lẽo”
“ Công việc đo gió, ... phục vụ chiến đấu ”
- Công việc đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ có tinh thần trách nhiệm.
+ Tự sự, miêu tả, ngôn ngữ đối thoại 
->Tác giả làm nổi bật lên nhân vật anh thanh niên sống và làm việc trong sự cô đơn vắng vẻ, khí hậu khắc nghiệt. Biết vượt lên gian khổ để hoàn thành công việc.
4. Củng cố ( 3p )
H: Nêu cảm nghĩ của em về công việc của nhân vật anh thanh niên?
GV khái quát lại nội dung tiết học.
5 Hướng dẫn học bài ( 2p)
- Học bài hiểu được cốt truyện, vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua công việc.
- Chuẩn bị bài : Lặng lẽ Sa Pa( tiếp theo)
+ Tìm hiểu về nhân vật anh thanh niên trong suy nghĩ và trong quan hệ với mọi người
+ Tìm hiểu nhân vật bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ.
Ngày soạn: 16/11/2014
Ngày giảng: 9A
 9B
Ngữ văn. Tiết 68. Bài 14
VĂN BẢN: LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
I. Mục tiêu.
* Mức độ cần đạt
Như tiết 67
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện
2. Kĩ năng
- Kĩ năng nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm .
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
IV. Phương pháp, kĩ thuật
- Vấn đáp, giảng- bình, đọc tích cực / kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi đáp, thảo luận nhóm
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
 Hoạt động 1 : Khởi động
 Để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và phẩm chất của nhân vật chính- anh thanh niên và vai trò của những nhân vật phụ đối với việc thể hiện chủ đề của văn bản, các em sẽ đi vào tìm hiểu tiết học hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
* Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. 
H: Những chi tiết nào thể hiện suy ngẫm của anh thanh niên với công việc ? 
- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
H: Em hiểu gì về ý nghĩa của những suy nghĩ đó ?
( Khi ta hiểu và yêu thích công việc của mình, thì công việc đem lại cho ta niềm vui khi đó không còn cảm thấy đơn độc.
 Là con người, ai cũng phải làm việc sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng
- Chúng ta rất đồng cảm với những suy nghĩ đó. Vì đó là những ý nghĩ nghiêm túc của người yêu công việc, yêu cuộc sống)
H: Điều gì đã giúp anh thanh niên vượt qua hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt đó ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời 
- GV nhận xét –>kết luận
H: Ngày nay dự báo thời tiết có ý nghĩa gì đối với mọi người ?
 HS liên hệ:
( Phục vụ sản xuất trồng cấy tránh thiệt hại về người và của)
H: Ngoài công việc ở trạm khí tượng anh đã làm gì để phục vụ cuộc sống?
- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
H: Vì sao một mình trên núi cao Yên Sơn mà cuộc sống của anh không cô đơn buồn tẻ ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
H: Tìm các chi tiết thể hiện tính chất trữ tình của nhân vật ?
- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết
– HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
H: Nét tính cách nào của anh được bộc lộ ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời
- GV nhận xét –> chuẩn kiến thức
H: Chi tiết nào cho em biết anh là người rất khiêm tốn ?
- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết
– HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
 GV giảng – bình
 Anh thấy công việc và những đóng góp của anh chỉ là nhỏ bé, nên không để ông hoạ sỹ vẽ mình. Am hiểu, ngưỡng mộ, ngợi ca, tôn vinh sự lao động thầm lặng, miệt mài sáng tạo của con người.
Tác giả đã phác hoạ rất thành công chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và suy nghĩ về công việc.
H: Em học tập được điều gì ở nhân vật này ? Qua đó nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên là người như thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân liên hệ bản thân trả lời 
- HS khác chia sẻ
- GV nhận xét –> chuẩn kiến thức.
H: Dưới cái nhìn của hoạ sĩ, Sa Pa hiện lên như thế nào ?
- HS hoạt động cá nhân phát hiện chi tiết
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> chuẩn kiến thức.
H: Năng lực nào được bộc lộ rõ ở đây, qua đó em hiểu gì về nhà hoạ sĩ này ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
H: Cảm xúc của nhà hoạ sĩ được gợi lên mãnh liệt hơn qua hình ảnh nào ?
- Những con người đang âm thầm làm việc 
trên đỉnh Sa Pa.
H: Vì sao người hoạ sĩ xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên vì thèm gặp người mà dùng gỗ chặn xe ô tô chở khách ?( Kĩ thuật động não)
- Vì đó là một biểu hiện mãnh liệt của một 
nhu cầu sống không chịu cô độc.
- Vì đó là một biểu hiện khác thường của 1
tính cách không chịu khuất phục hoàn cảnh.
H: Khi chứng kiến cảnh anh thanh niên hào phóng hái hoa tặng cô bạn và nghe anh ta kể về công việc gian khó của mình, nhà hoạ sĩ già cảm thấy “bối rối”, Vì sao ?( Kĩ thuật động não)
- Vì trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi, nhà hoạ sĩ đã cảm thấy được những điều tốt đẹp từ người thanh niên ấy.
- Đó là sự bối rối của những người đi tìm cái đẹp, bỗng phát hiện cái đẹp hiển hiện ngay trước mắt mình.
H: Sự xuất hiện của ông hoạ sỹ có ý nghĩa gì ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
H: Cảm nhận của cô gái về anh thanh niên là gì ? 
- HS hoạt động cá nhân tìm chi tiết
– HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
H: Cuộc gặp gỡ đã để lại ấn tượng gì trong cô kỹ sư ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời 
– HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
H: Nhân vật bác lái xe có vị trí như thế nào trong truyện ?
- HS hoạt động cá nhân trả lời 
– HS khác nhận xét
- GV nhận xét –> kết luận
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó cho biết những nhân vật phụ có ý nghĩa như thế nào với chủ đề tác phẩm?
- HS thảo luận nhóm 2 (3p) 
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác chia sẻ
- Người điều hành kết luận
- GV nhận xét 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết rút ra ghi nhớ.
H: Cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản ? (Kĩ thuật trình bày 1 phút)
- HS đọc ghi nhớ SGK T-189.
- GV khắc sâu kiến thức.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập
* Mục tiêu: HS biết nêu suy nghĩ, đánh giá về nhân vật anh thanh niên.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS trình bày 
– HS khác nhận xét
- GV nhận xét, uốn nắn.
1p
30p
3p
5p
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật anh thanh niên.
“ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi,  đến chết mất ”
- Anh ý thức về công việc, yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng là có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
“ Anh trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, tự học”
- Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống một cách ngăn nắp.
“ Chặn cây ngang đường  tặng hoa cho cô kỹ sư, tự tìm củ tam thất cho bác lái xe ”
+ Tính trữ tình kết hợp với nghị luận và tự sự.
- Anh sống cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ trò chuyện với người khác.
“ Không không đừng vẽ cháu....cho bác vẽ hơn”
- Anh là người khiêm tốn, thành thực, thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
-> Anh thanh niên là người chân thật, tận tuỵ trong công việc và với con người, đầy lòng tin yêu cuộc sống... Đó là một cách sống tích cực và mới mẻ. Và là tấm gương sáng để mọi người lao động noi theo.
2. Các nhân vật khác.
a. Ông hoạ sỹ.
“ Nắng bây giờ ...màu xanh của rừng.”
+ Năng lực quan sát, kết hợp với trí tưởng tượng đầy cảm xúc và bay bổng.
- Ông tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa cũng là vẻ đẹp của đất nước.
“ Hoạ sĩ đã bắt gặp ...một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác ”
-> Bằng hình thức miêu tả nội tâm. Cho thấy sự xuất hiện của ông hoạ sỹ làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét và đẹp hơn, đồng thời gợi thêm nhiều khía cạnh về ý nghĩa cuộc sống và nghệ thuật.
b. Cô kỹ sư
“ Cô hiểu thêm ... những người như anh ”
-> Cuộc gặp gỡ là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống tâm hồn của người khác.
c. Bác lái xe
- Kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên,
+ Thủ pháp lấy nhân vật phụ làm điểm tựa, làm cơ sở cho nhân vật chính.
=> Thông qua cảm xúc, suy nghĩ và thái độ cảm mến của các nhân vật phụ. Hình ảnh anh thanh niên được hiện lên càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm được mở rộng gợi ra nhiều ý nghĩa.
III. Ghi nhớ SGK T- 189
IV. Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên.
4. Củng cố ( 3p )
H: Cho biết giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản ?
GV khái quát lại nội dung tiết học.
5 Hướng dẫn học bài ( 2p )
- Học bài nắm được giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản
- Chuẩn bị bài : “Chiếc lược ngà ”.
+ Đọc và tóm tắt tác phẩm.
+ Tìm hiểu nhân vật bé Thu.

File đính kèm:

  • doctiet 67,68.doc
Giáo án liên quan