Một số giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn xã xăm khòe nói riêng huyện mai châu nói chung

+ Đồng chí Phó giám đốc 1: Phụ trách Tiểu ban Giáo dục pháp luật (chuyên đề I); Tiểu ban Khoa học kỹ thuật (chuyên đề II); Văn hoá xã hội (chuyên đề III); huy động học viên và cơ sở vật chất.

 + Đồng chí Phó giám đốc (Lãnh đạo trường TH ), phụ trách tiểu ban Văn hoá giáo dục (chuyên đề IV), tham mưu điều hành tổ nhóm chuyên môn, công tác xoá mù và bổ túc văn hoá (Tư vấn tham gia xây dựng kế hoạch dạy học TTHTCĐ, các lớp xoá mù, bổ túc; tham gia dự giờ, đánh giá một số tiết dạy ở trung tâm HTCĐ,.

 + Đồng chí giáo viên trung tâm: Phối hợp với Ban giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động; Điều tra nhu cầu học tập, huy động học viên; Tham gia giảng dạy theo các chuyên đề tại trung tâm; Tham gia viết tài liệu giảng dạy cho trung tâm; Theo dõi chất lượng các lớp học để hướng dẫn giúp đỡ người học; Quản lý hồ sơ trung tâm.

 

doc19 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn xã xăm khòe nói riêng huyện mai châu nói chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lâm nghiệp, phát triển kinh tế VAC, vườn rừng, trang trại, mở các lớp học nghề ngắn hạn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi người dân đều được tham gia học tập.
Các cơ sở giáo dục như TTGDTX, Trung tâm dạy nghề, phối hợp để mở lớp, tạo điều kiện cho nhân dân được học ở mọi nơi, mọi lúc, dân trí được nâng lên góp phần củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục và giáo dục tiếp tục sau biết chữ.
Huy động được các lực lượng xã hội tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động, phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, những kinh nghiệm sống, chuyển giao công nghệ đưa kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất đến với nhiều hộ gia đình để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
 Các tổ chức, ban ngành đoàn thể đã góp phần cùng với Trung tâm làm tích cực hoá các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng.
Nội dung chương trình học tập xuất phát theo nhu cầu của người học, tránh được áp lực cho người học.
 - Trung tâm đã thành lập được 10 câu lạc bộ PTCĐ thôn và có 42 nhóm câu lạc bộ với 1540 thành viên. Nhóm CLB hoạt động đạt hiệu quả như nhóm CLB văn hóa văn nghệ xóm Bước, xóm Te; nhóm CLB trồng mướp đắng ở xóm Pu, xóm Te; Nhóm nghề mộc ở xóm Pu, Khòe, Muối ; nhóm CLB nuôi ong xóm Te ; nhóm dệt thổ cẩm ở xóm Bước ; nhóm CLB thơ xóm Xuân Tiến. Nhóm CLB đoàn kết chia sẻ ở xóm Tân Tiến. 
 - Hiện nay ở tất cả các xóm đều có nhóm thêu thổ cẩm trung bình mỗi tháng thu nhập thêm từ 600.000 đ – 1.000.000 đ/người
	Hiện nay Trung tâm đã có 12 giáo viên dạy chuyên đề là trưởng hoặc phó các ban nghành, đoàn thể, giáo viên trường TH, THCS trên địa bàn xã. 
	2.2. Khó khăn 
	- Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và một số cấp uỷ, chính quyền về xây dựng XHHT chưa sâu sắc, chưa thấy rõ học tập là một nhu cầu thiết thực của cuộc sống.
	- Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh của cả một hệ thống chính trị xã hội về xây dựng xã hội học tập.
	- Hệ thống văn bản mang tính pháp quy còn thiếu, lúng túng, vướng mắc trong quá trình vận hành bộ máy trung tâm.
	- Lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể vào cuộc nhưng hoạt động chưa rõ nét, chưa xem Trung tâm học tập cộng đồng là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Công tác phối hợp với Trung tâm thiếu chặt chẽ, chưa huy động được khối đoàn kết, thống nhất trong quá trình hoạt động để thúc đẩy sự học, nâng cao chất lượng hiệu quả các lớp học.
	- Ban giám đốc là các đồng chí hoạt động kiêm nhiệm, việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Trung tâm còn hạn chế, dẫn đến một số cán bộ Trung tâm còn lúng túng trong công tác điều hành hoạt động, hiệu quả chưa cao.
	- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được so với nhu cầu xã hội, hiệu quả làm việc còn hạn chế, hoạt động rời rạc. 
	- Công tác phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa đồng bộ dẫn đến nội dung, chất lượng lớp học hạn chế.
	- Cơ sở vật chất Trung tâm còn thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp, chưa mở được tài khoản riêng.
	- Đời sống nhân dân còn thấp cho nên việc huy động kinh phí từ các nguồn khác chưa có, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; các chương trình dự án, dẫn đến khó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt là xây dựng các mô hình lớp học để thu hút nhân nhân tham gia. 
	- Trình độ dân trí không đồng đều, thu nhập của người dân chủ yếu vào nông nghiệp, chăn nuôi, khó khăn trong việc huy động học viên đến lớp.
	- Một thực trạng khó khăn cho trung tâm trong quá trình mở lớp đó là, các học viên học các lớp của các chương trình, dự án được nhận tiền từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng/ lớp, những khi Trung tâm mở lớp thì không có tiền chi trả cho học viên, do vậy việc vận động nhân dân tham gia đến lớp gặp nhiều khó khăn, hiện nay nó đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân miền núi là đi học sẽ có tiền.
	- Địa bàn hoạt động của Trung tâm rộng, đi lại khó khăn, việc tổ chức lớp học gặp nhiều khó khăn.
Từ những tồn tại nêu trên, việc tìm ra giải pháp để quản lý trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, là đòi hỏi mang tính cấp thiết, là nỗi trăn trở của bản thân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, là một cán bộ chuyên trách của Trung tâm tôi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp sau:
II. Các giải pháp
Trung tâm học tập cộng đồng là một cơ sở giáo dục không chính quy được đặt tại xã, thị trấn. Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các cấp chưa vào cuộc để cùng với trung tâm tạo điều kiện cho nhân dân được học tập, từng bước nâng cao chất lượng của nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo. 
Thực tế cho thấy việc tổ chức dạy học ở một trường học chính quy, để có một chất lượng tốt đã khó, đằng này đây lại là một trường học không chính quy có thể nói khó khăn gấp bội lần. Để tháo gỡ khó khăn này, điều trước tiên tôi đã tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng quy chế hoạt động và kế hoạch phối hợp với các ban ngành đoàn thể, làm hành lang pháp lý để thực hiện nhiệm vụ Trung tâm được tốt hơn.
Giải pháp 1: Đổi mới trong quản lý, chỉ đạo
Để vận hành tốt bộ máy trung tâm, giúp Ban giám đốc và các tổ chuyên môn thuận lợi trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của trung tâm, khâu quan trọng nhất, hiện nay trung tâm đang còn lúng túng, chưa có giải pháp tháo gỡ. Hầu hết các tổ chức ban ngành đoàn thể đang đứng ngoài cuộc. Do vậy, Uỷ ban nhân dân huyện, xã, Phòng Giáo dục tập trung chỉ đạo, ban hành văn bản có tính pháp quy để cùng thống nhất thực hiện.
	- Xây dựng Quy chế hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng xã:
 Ban giám đốc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, hội khuyến học cơ sở xây dựng quy chế, tạo sự thống nhất, làm hành lang pháp lý phối hợp hành động.
 Quy chế hoạt động của TTHTCĐ tại xã được xây dựng trên cơ sở Quy chế của Bộ GD&ĐT ban hành (QĐ 09/2008/QĐ-BGD&ĐT) ngày 23 tháng 8 năm 2008. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, cụ thể hoá một số nội dung sao cho phù hợp, thuận lợi, đúng nguyên tắc trong quá trình hoạt động. 
 Chú trọng một số nội dung hiện nay còn lúng túng, chưa rõ ràng về tổ chức bộ máy điều hành của trung tâm:
 Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên ban giám đốc, giáo viên trung tâm cụ thể:
	+ Đồng chí giám đốc thay mặt cho cấp uỷ, chính quền cơ sở phụ trách chung; 
	+ Đồng chí Phó giám đốc 1: Phụ trách Tiểu ban Giáo dục pháp luật (chuyên đề I); Tiểu ban Khoa học kỹ thuật (chuyên đề II); Văn hoá xã hội (chuyên đề III); huy động học viên và cơ sở vật chất.
 + Đồng chí Phó giám đốc (Lãnh đạo trường TH ), phụ trách tiểu ban Văn hoá giáo dục (chuyên đề IV), tham mưu điều hành tổ nhóm chuyên môn, công tác xoá mù và bổ túc văn hoá (Tư vấn tham gia xây dựng kế hoạch dạy học TTHTCĐ, các lớp xoá mù, bổ túc; tham gia dự giờ, đánh giá một số tiết dạy ở trung tâm HTCĐ,.. 
 + Đồng chí giáo viên trung tâm: Phối hợp với Ban giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động; Điều tra nhu cầu học tập, huy động học viên; Tham gia giảng dạy theo các chuyên đề tại trung tâm; Tham gia viết tài liệu giảng dạy cho trung tâm; Theo dõi chất lượng các lớp học để hướng dẫn giúp đỡ người học; Quản lý hồ sơ trung tâm.
 + Kế toán, thủ quỹ của trung tâm do kế toán, thủ quỹ của Uỷ ban nhân dân xã kiêm nhiệm.
 Sau đây là sơ đồ tổng quát về cơ cấu tổ chức của trung tâm:
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM
 Giám đốc
Phã G§ 1 (Phó CT UBND) 	 KÕ to¸n 	 Phã G§ (tr­êng häc)
Tr­ëng tiÓu ban 	 	Tr­ëng tiÓu ban
 VH, XH- Ph¸p luËt-	V¨n ho¸, gi¸o dôc
 Khoa häc, kü thuËt 
Các thôn, xóm và các câu lạc bộ
	- Xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động giữa TTHTCĐ với UBND xã
Muốn thực hiện tốt mọi hoạt động của trung tâm, cần có quy chế phối hợp hoạt động để liên thông mọi lực lượng trong và ngoài địa bàn. Tranh thủ mọi sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo, định hướng cho Trung tâm hoạt động được thuận lợi. Quy chế phối hợp phải có đại diện Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã và Giám đốc Trung tâm ký ban hành, chuyển đến cho tất cả các ban ngành liên quan thực hiện. Sau khi xây dựng quy chế phối hợp, Ban giám đốc xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể, đại diện các ban ngành cùng ký và phối hợp thực hiện đồng bộ.
 	+ Tác động trực tiếp của việc ban hành các loại quy chế.
	Việc ban hành Chỉ thị của uỷ ban nhân dân xã nhằm yêu cầu các các ban ngành đoàn thể, Chủ nhiệm các câu lạc bộ phát triển cộng đồng trên địa bàn hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm, đưa nhiệm vụ của Trung tâm vào kế hoạch chỉ đạo từng tháng của đơn vị, yêu cầu các bộ phận phối hợp với Trung tâm thực hiện.
	Việc xây dựng quy chế là hành lang pháp lý, cụ thể hoá cho chương trình, nội dung phối hợp hoạt động, đề nghị các ban ngành thực hiện theo quy chế. Trung tâm HTCĐ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng dự thảo Quy chế.Việc ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập là tất yếu để các ban ngành, các đơn vị trường học cùng vào cuộc, chung sức cùng cộng đồng thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” ban hành ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó đề án tập trung giải quyết 4 mục tiêu cơ bản: Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục; Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ; Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho lao động; Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn.
	1.1. Hình thành Hội đồng giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên.
 Trên cơ sở ban hành các quy chế hoạt động, quy chế phối hợp, qua tìm hiểu nắm bắt thông tin từ trưởng các ban ngành, các đơn vị trường học trên địa bàn, các thôn bản, khối xóm, để lựa chọn đối tượng làm giáo viên, báo cáo viên cho Trung tâm, giúp Trung tâm chuyển tải những nội dung cơ bản, thiết thực theo các chuyên đề đến tận người dân. 
 Qua thực tế thử nghiệm mấy năm qua, chúng tôi đã hình thành hội đồng theo 4 bộ phận sau để tiện lợi trong việc phân công, lựa chọn giáo viên lên lớp theo chuyên đề phù hợp với nhu cầu học tập của nhân dân: 
 + Bộ phận 1: Chuyên đề học tập đường lối, chủ trương chính sách pháp luật (Do đồng chí Phó bí thư Đảng uỷ xã đảm nhiệm, cùng 3 đến 4 thành viên có năng lực, nhiệt tình tham gia)
 + Bộ phận 2: Chuyên đề về khoa học - kỹ thuật, sản xuất và đời sống, học nghề (Do đồng chí cán bộ khuyến nông xã làm trưởng ban, cùng 4 đến 5 thành viên tham gia)
 + Bộ phận 3: Chuyên đề văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ.. (Do đồng chí Trưởng ban văn hoá xã đảm nhiệm cùng 3 đến 4 thành viên có năng khiếu, nhiệt tình tham gia)
 + Bộ phận 4: Chuyên đề về giáo dục, ngoại ngữ, tin học do đồng chí Hiệu trưởng THCS đảm nhiệm, cùng một số giáo viên trường THCS, TH có năng lực, nhiệt tình đảm nhận.
	1.2. Duy trì tốt chế độ sinh hoạt và thông tin hai chiều.
 - Trung tâm mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, chưa kể đột xuất.
 - Hai tuần giao ban 1 lần trong Ban giám đốc và giáo viên, tổng hợp những ưu điểm, tồn tại để đồng chí giám đốc có ý kiến tại buổi giao ban đầu tuần của Uỷ ban xã.
 - Cuối tháng gửi báo cáo kết quả hoạt động và kế hoạch tháng tiếp theo cho UBND xã, và phòng GD&ĐT.
 Quy định chế độ làm việc, sinh hoạt của giáo viên thường trực.
	Mấy năm đầu, trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy còn nhiều bất cập trong chế độ sinh hoạt và làm việc của giáo viên biệt phái sang làm cán bộ thường trực tại Trung tâm, theo quy chế hoạt động của trung tâm. Giáo viên làm việc tại (xã), nhưng hưởng lương ở (trường) và chấp hành sự phân công công tác của Giám đốc trung tâm HTCĐ (xã), chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý giáo dục (trường, phòng GD&ĐT). Do vậy trong quá trình thực hiện Ban giám đốc, Hiệu trưởng còn lúng túng trong việc quản lý, điều hành đội ngũ giáo viên. Công tác thi đua khen thưởng, thăm lớp dự giờ, đánh giá giáo viên, sinh hoạt đối với giáo viên…Từ những thắc ban đầu tôi đã nghiên cứu các Thông tư, Quy chế của Bộ Giáo dục:
+ Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên theo Quyết định số 09 ngày 23/8/2008; Thông tư 40/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục Ban hành.
+ Tham gia sinh hoạt Đảng tại chi bộ nhà trường; Các tổ chức đoàn thể nơi mình nhận lương và các chế độ khác.
+ Hàng ngày có mặt tại Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc Trung tâm phân công. Huy động nguồn lực; điều tra nhu cầu học tập của nhân dân, xây dựng kế hoạch, tổ chức mở lớp, theo dõi và giúp đỡ học viên, tham gia giảng dạy theo các lớp chuyên đề và viết tài liệu cho trung tâm.
+ Quản lý hồ sơ sổ sách của trung tâm, chịu trách nhiệm tham mưu, thông tin hai chiều, báo cáo trực tiếp về phòng GD&ĐT.
+ Chịu sự quản lý điều động của Phòng Giáo dục; Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, …
+ Ngày đầu tiên của tuần cán bộ thường trực phải trình kế hoạch cá nhân cho Giám đốc phê duyệt, gửi hiệu trưởng 1 bản, Giám đốc 1 bản để trung tâm và nhà trường biết và theo dõi.
* Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng
Việc đánh giá xếp loại nhằm khích lệ, động viên các tập thể, các tổ chuyên môn, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của những tập thể cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc còn hạn chế một số mặt. Phát hiện những nhân tố điểm hình làm gương sáng, từng bước góp phần nâng cao hiệu quả trung tâm.
Giải pháp 2: . Công tác tuyên truyền, phối hợp thực hiện
 Mặc dầu Trung tâm học tập cộng đồng xã đã thành lập được 9 năm nay và đã tuyên truyền thường xuyên về chức năng nhiệm vụ của Trung tâm nhưng hiện nay một số bộ phận cán bộ và người dân hiểu được vai trò, vị trí, chức năng của Trung tâm còn nhiều hạn chế, bởi vậy trước mắt công tác tuyên truyền, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội là vô cùng cần thiết. 
Để làm tốt công tác tuyên truyền trước hết phải làm tốt công tác phối hợp. Muốn phối hợp tốt phải có sự chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương đến các ban ngành, đoàn thể. Muốn các ban ngành đoàn thể vào cuộc trước hết phải có quy chế phối hợp, kế hoạch phối hợp. Trên cơ sở Quyết định số 09 ngày 23/8/2008 của Bộ giáo dục ban hành Quy chế hoạt động của TTHTCĐ; Thông tư 40/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm; Thông tư 96/TT-BTC ngày 27/10/2008 về việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho Trung tâm, Quyết định 3779/QĐ- STC về hướng dẫn chi trả phụ cấp cho cán bộ TTHTCĐ để chỉ đạo xây dựng đồng bộ các loại quy chế hoạt động, kế hoạch phối hợp ở cơ sở.
	- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức:
+ Tổ chức tập huấn cấp xã cho các đối tượng nòng cốt (Trưởng, phó các ban ngành, Hội khuyến học, giáo viên dạy chuyên đề tại TT, Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các câu lạc bộ...);
+ Tập huấn đến tận từng thôn bản, khối xóm về quy chế hoạt động của TT, động viên nhân dân tích cực tham gia học tập, nâng cao trình độ, trên tất cả mọi lĩnh vực.
+ Thông qua băng rôn, khẩu hiệu hành động, treo tại vị trí trung tâm xã, thôn bản, khối xóm, phòng làm việc của TT.
+ Các cơ quan thông tin đại chúng cùng phối hợp tuyên truyền hành động, vì chất lượng cuộc sống của nhân dân.
* Tác động trực tiếp của việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp.
 Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp để mỗi thành viên, các ban ngành thấy được vai trò, vị trí, chức năng hoạt động của trung tâm trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần vào việc thúc đẩy “ Xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn, từ đó tất cả cùng vào cuộc phối hợp thực hiện. Mỗi lần họp giao ban có vấn đề gì vướng mắc, Trung tâm mời đại diện các bộ phận tham dự, cùng nhau tháo gỡ khó khăn, xây dựng kế hoạch thiết thực, phù hợp với từng thôn bản, khối xóm.
 Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương tạo ra "chất keo" thu hút sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội và người dân trong việc triển khai nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng, trong đó có phong trào xây dựng xã hội học tập. Huy động được sự tham gia của các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp tại địa phương vào việc của các TTHTCĐ thông qua hỗ trợ kinh phí, nhân lực hoặc kiến thức… cũng là một giải pháp quan trọng. Những đơn vị có nhiều đóng góp cho việc xây dựng xã hội học tập, cải thiện cuộc sống người dân cần được tuyên dương, ghi danh để tạo khí thế thi đua. 
 - Trong hội nghị giao ban của xã, có đánh giá những ưu điểm, tồn tại của trung tâm, có kế hoạch chỉ đạo kịp thời để Trung tâm thực hiện.
- Kế hoạch mở các lớp học được Trung tâm phối hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng, thực hiện. Khi tiến hành mở lớp, Trung tâm và đơn vị phối hợp cùng bàn bạc, phân công trách nhiệm cụ thể. Ví dụ: Đơn vị nào nào chịu trách nhiệm chuẩn bị về cơ sở vật chất, về học liệu, về huy động học viên, tài chính,…
* Mạng lưới liên kết phối hợp giữa TTHTCĐ với các tổ chức ban ngành được thể hiện như sau: 
Chính quyền huyện, xã, thôn bản, khối xóm- 	Phòng nông nghiệp 
Phòng GD&ĐT	 	 Các trường học
Trung tâm y tế 	 Trạm thú y 
Trường dạy nghề 	 Trung tâm GD TX
Ban dân số KHHGĐ 	 Hội phụ nữ
Hội luật gia 	 Hội người cao tuổi
Hội khuyến học	 Đoàn thanh niên
Hội cựu chiến binh	 Hội làm vườn
Các dự án 	 Các doanh nghiệp
Các câu lạc bộ	 Phòng tư pháp-
 Hội nông dân
TRUNG
TÂM
HỌC
TẬP
CỘNG
ĐỒNG
Giải pháp 3: Xây dựng bộ hồ sơ 
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của trung tâm học tập cộng đồng (Quyết định 09/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/3/2008; Thông tư 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm kèm theo QĐ 09/2008-BGD&ĐT) và từ thực tế địa phương, bản thân tôi và Ban giám đốc TT đã xây dựng đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định của Sở GD cũng như quy định của Phòng GD&ĐT Mai Châu. Là một trong những căn cứ để kiểm tra quá trình hoạt động, diễn biến công việc cụ thể ở Trung tâm. Giúp cho Ban giám đốc và giáo viên có cơ sở thuận lợi, cùng thống nhất thực hiện. Hồ sơ bao gồm các loại sau:
1, Bộ quy chế , bao gồm:
- Quy chế hoạt động TTHTCĐ xã
- Quy chế phối hợp giữa TTHTCĐ với UBND xã
2, Kế hoạch phối hợp hoạt động
- Giữa TTHTCĐ với các ban ngành đoàn thể
- Yêu cầu tất cả các ban ngành ký vào cuối kế hoạch phối hợp, để thống nhất thực hiện. Mỗi tổ chức giữ 1 bản.
3, Kế hoạch hoạt động năm, quý, tháng
4, Sổ đầu bài
5, Sổ điều tra nhu cầu học tập
6, Danh sách học viên theo 4 nhóm chuyên đề
7, Giáo án giảng viên, báo cáo viên…
9, Theo dõi tài sản
10, Danh mục học liệu, sách báo
11, Lưu công văn đi, đến
12, Đánh giá, xếp loại trung tâm hàng năm
13, Theo dõi tài chính
14, Hồ sơ cá nhân giáo viên TT
 (Kế hoạch cá nhân, lịch báo giảng, ghi chép, bài soạn, bồi dưỡng thường xuyên)
* Kết quả thực tiễn trong việc quy định và xây dựng các loại hồ sơ
	+ Là hành lang pháp lý minh chứng cho quá trình hoạt động của Trung tâm
	+ Thông qua bộ hồ sơ, PGD&ĐT nắm được diễn biễn cụ thể về các hoạt động của Trung tâm.
III. Kết quả đạt được
Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy chất lượng Trung tâm từng bước được nâng lên, tuy hình thức bước đầu chưa thật sự phong phú, còn một số mặt chưa thể đáp ứng được nhu cầu cộng đồng, nhưng phần nào đã đem lại hiệu quả khả quan, nhân dân phấn khởi, tin tưởng đạt được trên một số lĩnh vực: chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phổ biến pháp luật, Sức khỏe, ngành nghề truyền thống...
Đặc biệt tình hình nông nghiệp có nhiều tiến bộ trong cơ cấu mùa vụ cây con. Đưa các giống lúa có năng suất cao vào gieo trồng như lúa lai theo quy trình kỹ thuật mới. Một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như mô hình trồng cây mướp đắng để lấy hạt, trồng lạc….Đây là những sản phẩm có đầu ra ổn định, phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, nên được bà con nông dân nhân rộng mô hình và sản xuất trên diện tích lớn. Các giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế đã đưa vào thực hiện có quy mô như: nuôi ong lấy mật, cá dầm xanh, ngan lai, gà lai, lợn nái sinh sản, lợn đen, lợn rừng lai, bò lai, góp phần cải thiện, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân và giải quyết việc làm tại chỗ cho cộng đồng, tăng giá trị thu nhập bình quân đầu người. 
Phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng văn hoá”; “ 5 không 3 sạch”, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phát triển sôi nổi, từ các thôn bản, khối xóm. Tổ chức các lớp tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng, nhà nước, trên hệ thống loa phóng thanh, các lớp tập huấn, cổ động, do vậy hạn chế được các vụ đơn thư tố cáo, k

File đính kèm:

  • docSáng ki-n KN.doc