Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 127: Nghĩa tường minh và hàm ý - Năm học 2015-2016

H: Vì sao anh thanh niên không nói thẳng điều đó đối với cô gái và ông hoạ sĩ ?

Hs: ngại ngùng, che giấu sự tiếc rẻ khi phải chia tay

H: Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không ?

H: Câu nào là câu có nghĩa tường minh, câu nào là câu mang hàm ý ?

Gv chốt : cách nói mang tính phổ biến ai cũng hiểu được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu -> nghĩa tường

minh. Cách nói không mang tính phổ biến là nội dung đối thoại không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng người nghe vẫn hiểu đ-ược bằng cách có thể suy ra từ ngữ ấy - Hàm ý

Giáo viên đưa ra tình huống 1

VD 1;

- Có 5 bạn học sinh đi xem kịch, A và B chuẩn bị vé cho cả nhóm.

A hỏi B: Mua được mấy vé rồi.

B trả lời: (1) mua rồi.

Hoặc (2): mua được 3 vé rồi.

- Đoán ra còn 2 vé chưa mua được vì có người đi xem kịch -> cách nói (2) của B là có hàm ý.

H: Cho biết trong cách trả lời 2 của B, A tự đoán ra điều gì ? Tại sao ?

Hs: Cách này được nhiều người dùng gọi là kiêủ hàm ý thông dụng (dùng chung)

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 127: Nghĩa tường minh và hàm ý - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/2/2016 
Ngày giảng: 9A
 9B
 Ngữ văn: Tiết 127 - Bài 24: 
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. Mục tiêu:
* Mức độ cần đạt.
- Bước đầu xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
- Phân biệt được nghĩa của chúng
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức:
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết đựoc nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể .
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống cụ thể.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1. Gv: 
2. Hs: 
IV. Phương pháp, kĩ thuật 
Thuyết trình, thảo luận nhóm,...Kĩ thuật: động não....
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
*HĐ 1: Khởi động: (1p)
 Trong giao tiếp có rất nhiều tình huống mà người tham gia hội thoại có thể hiểu nội dung câu chuyện bằng những từ ngữ diễn đạt trực tiếp trong lời nói, đó chính là nghĩa tường minh. Nhưng cũng có những trường hợp phần thông báo không được nói ra bằng những từ ngữ trong lời nhưng người nghe vẫn có thế hiểu được bằng cách suy ra từ những từ ấy đó là hàm ý. Để các em phân biệt rõ được nghĩa tường minh và hàm ý các em sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
 Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung 
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Mục tiêu: HS biết cách phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
- Gv: gọi học sinh quan sát SGK đọc bài tập
H: Đoạn trích từ tác phẩm nào ? 
HS: lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
H: Câu nói của anh thanh niên: “Trời ơi, chỉ còn năm phút ! “theo em có những cách hiểu nào ?
HS : Thời gian còn quá ít (đã sắp đến giờ phải chia tay)
20p
I- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Bài tập:
- Câu nói: Trời ơi, chỉ còn năm phút !
* Có thể hiểu theo các cách :
+ Chỉ còn năm phút nữa là phải chia tay (nghĩa hiểu theo câu chữ mang tính phổ biến - ai cũng hiểu)
H: Vì sao anh thanh niên không nói thẳng điều đó đối với cô gái và ông hoạ sĩ ?
Hs: ngại ngùng, che giấu sự tiếc rẻ khi phải chia tay
+ Tiếc quá, không còn đủ thời gian để trò chuyện. (không mang tính phổ biến - không phải ai cũng hiểu được)
H: Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không ?
H: Câu nào là câu có nghĩa tường minh, câu nào là câu mang hàm ý ?
Gv chốt : cách nói mang tính phổ biến ai cũng hiểu được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu -> nghĩa tường
minh. Cách nói không mang tính phổ biến là nội dung đối thoại không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng người nghe vẫn hiểu được bằng cách có thể suy ra từ ngữ ấy - Hàm ý
- Câu nói: Ô ! cô quên mùi xoa đây này
- Câu nói không có ẩn ý gì 
+ Từ ngữ trong câu diễn đạt trực tiếp nội dung của câu. ( hiển ngôn)
+ Từ ngữ trong câu không diễn đạt trực tiếp ND của câu, nhưng có thể hiểu được bằng cách suy ra từ những từ ngữ ấy (hàm ý - hàm ẩn)
Giáo viên đưa ra tình huống 1
VD 1;
- Có 5 bạn học sinh đi xem kịch, A và B chuẩn bị vé cho cả nhóm.
A hỏi B: Mua được mấy vé rồi.
B trả lời: (1) mua rồi.
Hoặc (2): mua được 3 vé rồi.
- Đoán ra còn 2 vé chưa mua được vì có người đi xem kịch -> cách nói (2) của B là có hàm ý.
H: Cho biết trong cách trả lời 2 của B, A tự đoán ra điều gì ? Tại sao ?
Hs: Cách này được nhiều người dùng gọi là kiêủ hàm ý thông dụng (dùng chung)
Gv: đưa ra tình huống 2 và hướng dẫn học sinh phân tích : 
VD 2: A gặp B nói chuyện với nhau:
A: Tối mai bạn đi xem ca nhạc với tớ nhé.
B: Tối mai mẹ mình về quê.
A: Đành vậy
- B từ chối lời mời của A.
- A chấp nhận lời từ chối đi nghe ca nhạc của B vì A đã đoán giải được hàm ý trong câu nói của B.
H*: Câu trả lời của B nên hiểu ntn ? Nếu không trong cuộc trò chuyện trực tiếp với B liệu A có hiểu câu nói của B không ? Tại sao ?
Hs: Không - chỉ hiểu được hàm ý trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (hàm ý dùng riêng)
-Gv: yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 
-Hs: đọc ghi nhớ, xác định kiến thức cơ bản 
-Gv: khái quát nội dung kiến thức
Học sinh khuyết tật: Đọc chép phần ghi nhớ
GV uốn nắn
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
-Mục tiêu: HS biết sử dụng những kiến thức đã học để làm bài tập ở phần luyện tập.
-Gv: gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu 
Hs: đọc và nêu yêu cầu bài tập
Gv: yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân 5p.
Hs: hoạt động cá nhân giải quyết yêu cầu của bài tập 
Gv: yêu cầu học sinh trình bày 
Hs: trình bày 
Hs: chia sẻ
Gv: nhận xét, sửa sai, kết luận. 
18p
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
a, - Cụm từ “ tặc lưỡi” cho thấy người hoạ sĩ chưa muốn chia tay anh thanh niên.
b, Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới khăn mùi xoa:
- Mặt ửng đỏ (ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn
- Quay vội đi (quá ngượng)
-> Cô gái bối rối vì ngượng, cô định kín đáo để lại chiếc khăn lại làm kỉ vật cho người thanh niên thế mà anh lại tưởng cô để quên gọi cô để trả lại.
Gv: gọi học sinh đọc xác định yêu cầu của bài tập. 
Hs: đọc, xác định yêu cầu bài tập 
Gv: cho học sinh hoạt động nhóm bàn
Hs: hoạt động nhóm bàn 5p, giải quyết yêu cầu của bài tập 
HS hoạt động cá nhân trong 1p suy nghĩ giải quyết bài tập
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Nhóm khác chia sẻ
Người điều hành kết luận
 Gv: nhận xét, kết luận. 
2. Bài tập 2: Tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau:
- “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”.
- Hàm ý: Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy. 
Gv: Gọi học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập 
Hs: đọc và nêu yêu cầu của bài tập
Gv: yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân
Hs: hoạt động cá nhân
Hs: trình bày 
Gv: nhận xét, sửa sai, kết luận.
3. Bài tập 3: Tìm hàm ý và nội dung của hàm ý:
- Hàm ý: “cơm chín rồi”
- Nội dung: Ông vô ăn cơm đi.
4. Củng cố (3p) 
H: Hãy phân biệt nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý ?
GV lưu ý học sinh cách sử dụng hàm ý trong những tình huống giao tiếp cụ thể, không phải tình huống nào cũng sử dụng được hàm ý.
5. Hướng dẫn học bài (2p) 
-Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ, làm bài tập 4.
Tìm các ví dụ về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong các văn bản đã học
Bài mới: “Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý” (Tiếp)
H: Khi sử dụng nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý phải chú ý những điều kiện nào ?

File đính kèm:

  • doctiet 127.doc