Văn mẫu 9 - Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Cảm xúc nối tiếp cảm xúc, Viễn Phương đã thực sự xúc động khi bước chân vào trong lăng. Không gian và cảnh vật trong lăng thật trang nghiêm và yên lặng bởi vì Bác đang ngủ, một giấc ngủ thah thản, giấc ngủ ngàn thu để Bác nghỉ ngơi, thư giãn sau một chặng đường gian khó, nhiều chông gai:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên"

Trong suốt cuộc hành trình của mình Người đã phải trải qua nhiều gian khổ, đi vào nhiều nhà ngục và những khi ấy vầng trăng lại là người bạn tri kỉ nhất của Người. Ánh theo Bác vào rừng, soi sáng ngững đêm tối qua song sắt, trăng đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộctrong thơ của Bác như bài “Cảnh khuya”bài “Rằm tháng riêng”và bây giờ trăng lại toả sáng, thứ ánh sáng dịu hiền quanh chỗ Bác nằm. Sự hiẹn diện của vầng trăng không chỉ để gợi nhắc về sự gắn bó giữa trăng và Bác mà còn nói lên tâm hồn thanh cao, giản dị của Người giống như “vầng trăng sáng dịu hiền”vậy.

 

docx2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn mẫu 9 - Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Với lòng kính yêu vô vàn đối với vị Cha già kính yêu của dân tộc và cảm xúc mãnh liệt khi trực tiếp được đến thăm lăng Bác Viễn Phương- một trong những nhà thơ xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ miền Nam đã sáng tác ra bài thơ “Viếng lăng Bác". Bài thơ được sáng tác năm 1976 thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như của mọi người đối với Bác khi được vào thăm lăng. 
Suốt bài thơ là những cảm xúc bồi hồi, dâng trào niềm mến yêu, thành kính với Bác. Cảm xúc ấy được thể hiện ngay khi tác giả chưa được vào lăng. Nhà thơ không đến viếng lăng Bác mà ra thăm Bác. Bởi vì tưởng như Bác đang nhìn thấy mọi người từ xa, nhà thơ đã tự đặt tay lên ngực và cung kính tự giớ thiệu:
 “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" 
Lời xưng hô "con”sao mà gần gũi mà thân thương đến thế. Bác Hồ của chúng ta có trăm nghìn người con nhưng người con này thì đặc biệt hơn là từ "miền Nam ra thăm", từ chiến trường miền nam vừa mới được hoà bình một năm ra đây để thăm cha. cảm giác gần gũi ấy còn đuợc gợi lên qua một hình ảnh không thể quen thuộc hơn được nữa "hàng tre bát ngát”mọc bên lăng.Theo Thép Mới trong bài "Tre”thì “Tre giữ làng,giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”còn hình ảnh tre của Viễn Phương lại đứng “thẳng hàng”dù cho “bão táp mưa sa”cũng luôn xanh tươi để bảo vệ lăng Bác. 
Tre luôn tượng trưng cho con người và dân tộc Việt Nam với những phẩm chất cao quý. Nhà thơ không chỉ ấn tượng với màu xanh bất tận, mạnh mẽ của tre mà còn ấn tượng với sự kiên cường, bất khuất của những con người Việt Nam luôn luôn biết vượt qua gian lao, thử thách để giành lại độc lập cho đất nước.
Những câu thơ ở khổ thơ đầu vừa mang sắc thía trang nghiêm, thành kính lại vừa gợi cảm giác gần gũi. Từ những cảm xúc ban đầu, tâm trạng xúc động, thành kính của nhà thơ đã tiến thêm cùng với những bước chân đang tiến về gần lăng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Hình ảnh thực kết hợp với hình ảnh ẩn dụ làm cho ta thấy Bác thật vĩ đại, lớn lao. “Mặt trời”của thiên nhiên mang đến ánh sáng cho muôn loài, mang đền sức sống cho vạn vật. “Mặt trời”của chúng ta là Bác, Bác đã mang lại độc lập, tự do cho dân tộc, giúp chúng ta thoát khỏi những vòng xiềng xích, nô lệ của bọn đế quốc và bọn thực dân. Tác giả đã thể hiện rõ sự tôn vinh, ngưỡng mộ của mình đối với Bác Hồ kính yêu.Đồng thời cũng thể hiện lòng thành kính, biết ơn của nhân dạn ta đối với Bác”dòng người đi trong thương nhớ”“kết tràng hoa dâng". Những con người đến đây thăm Bác như là những bó hoa tươi đẹp nhất dâng lên Người. 
Cảm xúc nối tiếp cảm xúc, Viễn Phương đã thực sự xúc động khi bước chân vào trong lăng. Không gian và cảnh vật trong lăng thật trang nghiêm và yên lặng bởi vì Bác đang ngủ, một giấc ngủ thah thản, giấc ngủ ngàn thu để Bác nghỉ ngơi, thư giãn sau một chặng đường gian khó, nhiều chông gai:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên"
Trong suốt cuộc hành trình của mình Người đã phải trải qua nhiều gian khổ, đi vào nhiều nhà ngục và những khi ấy vầng trăng lại là người bạn tri kỉ nhất của Người. Ánh theo Bác vào rừng, soi sáng ngững đêm tối qua song sắt, trăng đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộctrong thơ của Bác như bài “Cảnh khuya”bài “Rằm tháng riêng”và bây giờ trăng lại toả sáng, thứ ánh sáng dịu hiền quanh chỗ Bác nằm. Sự hiẹn diện của vầng trăng không chỉ để gợi nhắc về sự gắn bó giữa trăng và Bác mà còn nói lên tâm hồn thanh cao, giản dị của Người giống như “vầng trăng sáng dịu hiền”vậy. 
Đứng trước thi thể của Người nhà thơ đã gần như chết lặng đi:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"
Bác luôn được ví như “mặt trời", “trời xanh”những thứ vĩnh hằng của thiên nhiên sẽ không bao giờ mất đi. Cũng như Bác sẽ nằm trong tâm trí của chúng ta, tấm gương của Bác sẽ vẫn là tấm gương vĩ đại nhất cho chúng ta noi theo. Đã biết vậy, nhung nhà thơ không thể không phủ nhận sự thật là Bác đã đi rồi. Niềm đau đớn vô hạn của tác giả như là bị một cái gì đó đâm vào tim”nghe nhói". Nhưng dù sao Bác đã hoá thân vào với trời xanh, đất nước non sông, Bác vẫn còn sống mãi với sự nghiệp của chúng ta.Nỗi đau của nhà thơ cũng như nỗi đau chung của toàn dân tộc.
Có một nhà văn có nói: “Không có một niềm vui nào bằng niềm vui đoàn tụ, không có nỗi đau nào bằng nõi đau chia ly". Thật là đúng, nhà thơđã vui mừng khôn xiết khi được gặp Bác nhưng giờ đây lại phải đối diện với nỗi đau phải rời xa Bác:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt"
Ai mà chẳng phải tiếc nuối khi phải rời xa người mình yêu quý. Tác giả đã có một nguyện vọng thiết tha:
“Muốn làm con chim ca hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa hương toả đau đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Nguyện ước của nhà thơ muốn hoá thân vào thiên nhiên để làm đẹp bên lăng Bác. Cũng giống như Thanh Hải ông muốn làm con chim, làm một cành hoa để góp phần làm đẹp cho mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Nhưng nhà thơ có dược điều dặc biệt hơn là ông muốn làm”cây tre trung hiếu”để canh giữ bên lăng. Tre đựơc coi là biểu tựơng của sự trung thành, vì thế ngyện ước của nhà thơ là muốn làm một người trung với nước, hiếu với dân đúng như lời Bác dặn với những người lính. 
Bài thơ đã sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ để nói lên những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Cả bài thơ là một giọng điệu thiết tha, trầm lắng nhưng cũng không kém phần trang nghiêm. Ngôn ngữ trong bài tuy bình dị, mộc mạc nhưng lại có sức biểu cảm cao. Chính vì thế mà bài thơ đã dượ phổ thành nhạc thành công và trở thành tiếng lòng của con dân Việt Nam muốn nói với Bác còn vang mãi đến đời sau

File đính kèm:

  • docxBai_26_Viet_bai_tap_lam_van_so_7_Nghi_luan.docx