Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 31 - Năm học 2013-2014

Hoạt động 1

-Trong cảnh này có bao nhiêu nhân vật ? Xoay quanh việc gì ? tác giả dùng nghệ thuật gì ? Tác dụng ?

-Tại sao họ lại tăng bốc Ông ? Phản ứng của Ông như thế nào ?

-Từ sự việc trên, tính cách nào được bộc lộ ? Điều mỉa mai đáng cười trong sự việc này là gì ?

Hoạt động 2

- Vì sao ông Giuốc Đanh là nhân vật hài kịch?

? Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?

-GV chốt lại – yêu cầu HS đọc ghi nhớ

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 31 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	Ngày soạn : 03/04/2013 Tiết 117	
ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 Mô-li-e
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức.
 Thấy được thái độ giễu cợt của người viết kịch đối với thói học làm sang của tầng lớp trưởng giả.
2. Thái độ.
 Giáo dục HS chừa tính đua đòi, hết ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh
3. Kĩ năng.
 Rèn luyện kĩ năng phân tích kịch
II. CHUẨN BỊ :
- GV : giáo án, SGK, 
- HS : soạn bài, SGK, vở ghi, 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Nêu vài nét về tác giả Ru – Xô ? Vì sao ngao du nên đi bộ ?
Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1
-Nêu vài nét về tác giả và xuất xứ văn bản
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
-GV nêu yêu cầu cách đọc. Gọi HS đọc vai
-GV nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2
-Hãy tóm tắt sơ nét về nội dung vở kịch ?
-Hãy chia bố cục và nội dung chính của mỗi phần
Hoạt động 3
-Cảnh này diễn ra cuộc đối thoại của những nhân vật nào ? đối thoại về việc gì ? ai là chủ nhân ?
-Ông Giuốc Đanh phát khùng vì lý do gì ? Trạng thái đó cho thấy Ông là người như thế nào ?
-Chi tiết nào có tính chất gây cười khi Ông cự lại phó may ? Vì sao ? Ông là người như thế nào ?
-Bộ lễ phục như thế nào ? Em có nhận xét gì về bô lễ phục đó ?
-Vì sao Ông chấp nhận ? Cho thấy Ông là người như thế nào ?
-Trong hoàn cảnh này Ông bị lợi dụng như thế nào ?Vì sao ?
-HS dựa vào chú thích (*) 
-(1),(2),(3),(4) 
-Chú ý
-Đọc
-HS tóm tắt
-HS bổ sung
-HS trao đổi
-Phần1: “ nhạc ” Trước khi ông Giuốc Đanh mặc lễ 
-Phần 2 : Sau khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục
-HS trao đổi
+2 nhân vật : Ông Giuốc Đanh – bác phó may
+Việc : những trang phục của ông giuốc Đanh ( lễ phục ) => Giuốc đanh là chủ nhân
-HS trả lời : Phát khùng vì : Bộ lễ phục chậm mang đến, đôi bít tất quá chật, đôi giầy làm ông đau chân ghê gớm
=> thích ăn diện, không có kinh nghiệm, nông nỗi dễ bị lừa
-HS trả lời
“ Tôi tưởng  nhỉ ”
Thực tế cái thấy không phải do tưởng tượng mà có, với ông thì ngược lại => ngu dốt, nhận thức lẫn lộn.
=> bộ lễ phục : may ẩu, lòe loẹt, kiểu cách khác thường, khó coi.
-HS trao đổi : bị đánh trúng tâm lý, giàu có nhưng thô kệch, ngu dốt.
-HS trả lời
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
Môlie (1622-1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp đồng thời là diễn viên đóng một số vai chính trong vở kịch của mình.
2.Tác phẩm
Trích “trưởng giả học làm sang” (hồi thứ II).
3. Đọc văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Trước khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục :
-Phát khùng : bộ lệ phục chậm mang đến, đôi giầy quá chật 
=> thích ăn diện nhưng không có kinh nghiệm, nông nổi ngu dốt.
-Bộ lễ phục : bị ăn bớt vải, may ẩu, kiểu cách kỳ quặc
=> giàu có nhưng ngu dốt, thô kệch, quê mùa
 4. Củng cố: 
 GV hệ thống lại nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
...
------------------------------------------------------------
Tiết 118	
ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 Mô-li-e
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
 Thấy được thái độ giễu cợt của người viết kịch đối với thói học làm sang của tầng lớp trưởng giả.
2. Thái độ.
 Giáo dục HS chừa tính đua đòi, hết ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh
3. Kĩ năng.
 Rèn luyện kĩ năng phân tích kịch
II. CHUẨN BỊ :
- GV : giáo án, SGK, bảng phụ 
- HS : soạn bài, SGK, vở ghi, 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
 Hãy tóm tắt sơ nét về nội dung vở kịch ?
Dạy bài mới :
Hoạt động 1
-Trong cảnh này có bao nhiêu nhân vật ? Xoay quanh việc gì ? tác giả dùng nghệ thuật gì ? Tác dụng ?
-Tại sao họ lại tăng bốc Ông ? Phản ứng của Ông như thế nào ?
-Từ sự việc trên, tính cách nào được bộc lộ ? Điều mỉa mai đáng cười trong sự việc này là gì ?
Hoạt động 2
- Vì sao ông Giuốc Đanh là nhân vật hài kịch?
? Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?
-GV chốt lại – yêu cầu HS đọc ghi nhớ
-HS trao đổi :
+Có nhiều nhân vật
+Tâng bốc địa vị xã hội của ông
+Biện pháp tăng tiến: Ông lớn à cụ lớnà đức ông.
=> thích làm sang, làm lớn.
-Trả lời
+Muốn moi tiền ông, ông thích tăng bốc
+Phản ứng : sung sướng, hãnh diện, khoái chí
-trả lời : 
+ Háo danh, ưa nịnh.
+ Trở thành trò cười, bị chơi sỏ, khoác danh hảo mà tưởng thật.
- “Ông giuốc đanh mặc lễ phục” được xây dựng hết sức sinh động khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
- Sự học đòi lố lăng .
- Sự ngu dố nhưng không nhận ra cứ tưởng mình tài giỏi.
-> Lên án những kẻ ngu dốt những học đòi.
- Đọc ghi nhớ
II. Tìm hiểu nội dung.
 2. Sau khi ông Giuốc đanh mặc lễ phục :
-Bọn thợ luôn lời tâng bốc địa vị
-Ông cực kỳ sung sướng, hãnh diện, liên tục thưởng tiền.
=> háo danh, ưa nịnh, dùng tiền mua danh hảo
III. Tổng kết.
- Xây dựng hết sức sinh động khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật.
- Lên án những kẻ ngu dốt những học đòi.
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: 
 GV hệ thống lại nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài
 - Chuẩn bị bài tiếp theo “ Lựa chọn.”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
...
 ------------------------------------------------------------
Tiết 119	
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU ( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 	 Củng cố lại kiến thức về việc lựa chọn trật tự từ trong câu.
2. Thái độ:
 Ý thức lựa chọn trật tự từ thích hợp trong giao tiếp.
3. Kĩ năng:
 	 Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : giáo án, SGK, bảng phụ
 - HS : soạn bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
 Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu ? Em rút được bài học gì cho bản thân ?
Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1
-Gọi HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm theo yêu cầu SGK.
-GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2
-Gọi HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm theo yêu cầu SGK
-GV nhận xét, cho điểm
Hoạt động 3
-Gọi HS đọc và xác định yêu cầu
-GV chia nhóm cho HS thảo luận
-GV nhận xét, cho điểm
Hoạt động 4
-GV hướng dẫn làm, tìm sự khác nhau, chọn câu.
-Đọc
-2 HS lên bảng làm
-Chú ý
-Đọc
-trao đổi cặp, đứng tại chỗ trình bày.
-Chú ý
-Đọc
-Thảo luận
-Chú ý
-Chú ý
-HS lên bảng làm
Bài tập 1/ 122
a. Thể hiện trình tự khác nhau của các khâu vận động quần chúng
b. Thể hiện thứ bậc : chính-phụ
Bài tập 2/ 122
Cụm từ đặt ở đầu câu liên kết với câu trước nó.
Bài tập 3/ 123
a. Nỗi cô đơn nhớ nhà và sự hoang sơ của Đèo Ngang
b. Ca ngợi vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ
Bài tập 4/ 123
a. C – V
b. V – C
=> Chọn b
 4. Củng cố: 
 GV hệ thống lại nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Làm lại các bài tập
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
...
------------------------------------------------------------
Tiết 120	
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
VÀO VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Thấy được yếu tố tự sự, miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận.
2. Thái độ.
 Ý thức sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả làm nổi bật luận điểm.
3. Kĩ năng:
	Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : giáo án, SGK, bảng phụ
- HS : soạn bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Vai trò của tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận ? Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần lưu ý điều gì ?
 3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1
-Gọi HS đọc đề và yêu cầu của bài
-GV ghi đề lên bảng, yêu cầu HS ghi vào vở
Hoạt động 2
-Đề thuộc kiểu bài gì ? Vấn đề nghị luận là gì ?
Hoạt động 3
-Gọi HS đọc hệ thống luận điểm SGK
-GV chia nhóm cho HS thảo luận : Chọn luận điểm phù hợp
Hoạt động 4
-GV tổ chức nhóm cho HS thảo luận xây dựng dàn ý vào bảng phụ
-Yêu cầu trình bày hai bảng nhanh nhất
-GV nhận xét, đưa bảng phụ tổng kết lại.
Hoạt động 5
-Gọi HS đọc đoạn a, b
-Xác định yếu tố tự sự, miêu tả ? Đoạn trình bày luận điểm nào ? Nhận xét vệc sử dụng?
-Đọc
-Ghi đề vào vở
-Trả lời
-Đọc
-Thảo luận 3 phút
-Thảo luận
-Trình bày, nhận xét
-Chú ý
-Thảo luận
* Đề : 
Trang phục và văn hóa.
1. Định hướng bài làm :
- Kiểu bài : giải thích, chứng minh
-Tình huống cụ thể
2. Xác lập luận điểm :
(a), (c), (e), (b) => hợp lí
3. Sắp xếp luận điểm :
- MB : Giới thiệu vấn đề.
- TB : (a), (c), (e), (b)
- KB : Khẳng định lại vấn đề.
4.Vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả.
a. Yếu tố miêu tả phù hợp, câu 3 lạc ý
b. Tự sự phù hợp => luận điểm (c)
 4. Củng cố: 
 GV hệ thống lại nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà :
 -Xem lại bài
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Chương trình địa phương.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
....
Ký duyệt : 06 /04/ 2013

File đính kèm:

  • docVAN8-31.doc
Giáo án liên quan