Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12, Tiết 46 + 47

* Giữa các vế của câu ghép thường có mối quan hệ gì?

*Đặt 3 câu ghép . Cho biết mối quan hệ giưa các vế ?

 * Những quan hệ thường gặp là: nhân quả, điều kiện (giả thuyết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, bổ sung, giải thích.

- Mỗi quan hệ được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng nhất định.

Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

* Đặt câu chính xác và xác định đúng mối quan hệ giữa các vế

 

docx11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12, Tiết 46 + 47, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì? 
1. Tác hại của thuốc lá
a. Thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
- Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào người hút .
+ Chất hắc ín : làm tê liệt các lông mao ở vòm họng , phế quản, nang phổi , tích tụ lại gây ho hen, viêm phế quản, ung thư vòm họng và phổi .
+ Chất ôxít các-bon : thấm vào máu không cho tiếp nhận ôxi khiến sức khoẻ giảm sút .
+ Chất ni-cô-tin : làm co thắt các động mạch gây huyết áp cao , nhồi máu cơ tim , có thể tử vong.
- Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh : đau tim mạch, ung thư , đẻ non , thai nhi yếu .
b. Thuốc lá ảnh hưởng đến lối sống đạo đức của con người .
Huỷ hoại lối sống nhân cách người VN nhất là thanh thiếu niên.
Kiến nghị chống thuốc lá .
Các nước giàu chống dịch bằng cách ngăn ngừa,
hạn chế quyết liệt.
 - Nước ta còn nghèo, dịch bệnh nhiều, cần ngăn chặn nạn dịch thuốc lá kiên quyết hơn.
6
4
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu :Cho hs nhắc lại kiến thức về câu ghép => bài mới 
b. Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
Phương pháp : Vấn đáp , quy nạp , Thảo luận
GV : yêu cầu học sinh thảo luận trong bàn trong 5’, sau đó phân tích các vế câu trong các câu ghép trong ví dụ 
HS thảo luận theo nhóm
HS Trình bày 
Tiếp phần hoạt động của giáo viên (bảng phụ):
Câu 1: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. => có 3 vế câu, quan hệ nhân quả.
Câu 2: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra áp vào vật nhau. => có 2 vế câu, có quan hệ tiếp nối.
Câu 3: Những căn hộ trong xóm tôi có hoàn cảnh phức tạp: nhà của An luôn đầy ắp tiếng nói cười vui vẻ, nhà của Hải thì lạnh tanh như có đám, còn nhà Linh ồn ào tiếng chưởi mắn nhau. (V1 -> V2, V3, V4: quan hệ đồng thời; V2-V3: quan hệ tương phản). => có 4 vế câu, quan hệ đồng thời và quan hệ tương phản.
Câu 4: Nếu lúc sáng anh đem áo mưa thì chiều nay con sẽ không bị cảm lạnh.
 => có 2 vế câu, quan hệ giả thuyết.
Câu 5: Những cây còng không còn sức sống vì sân trường đầy cát nóng.
 => có 2 vế câu, quan hệ giải thích.
Câu 6: Tôi càng ngồi im làm thinh thì nó càng chạy lung tung khắp lớp.
 => có 2 vế câu, quan hệ tăng tiến.
GV : Dùa vµo nh÷ng kiÕn thøc ®· häc ë c¸c líp d­íi, h·y nªu thªm nh÷ng quan hÖ ý nghÜa cã thÓ cã gi÷a c¸c vÕ c©u, cho vÝ dô minh häa?
GV : Nhận xét và bổ sung 
GV : Vậy giữa các vế của câu ghép thường có mối quan hệ gì?
GV Chốt lại
- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ, những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
GV Cho hs trao đổi : Ví dụ: “Tôi đi chợ, nó nấu cơm.” 
Xác định mối quan hệ ?
® Câu ghép có thể có nhiều vế. Mối quan hệ giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều cung bậc khác nhau.
GV: Xác đinh mối quan hệ trong Ví dụ: “(Tôi nói mãi) nhưng (nó không nghe tôi) nên (nó thi trượt.) ?
GV : Muốn xác định đúng quan hệ ta phải căn cư vào điều gì?
HS: Cã nh÷ng quan hÖ th­êng gÆp lµ:
VÝ dô: 
* Quan hÖ nguyªn nh©n – kÕt qu¶:
“Bëi t«i ¨n uèng ®iÒu ®é vµ lµm viÖc cã chõng mùc nªn t«i chãng lín l¾m.”
* Quan hÖ ®iÒu kiÖn (gi¶ thiÕt) – kÕt qu¶:
“Gi¸ nh­ nã nghe lêi t«i th× nã kh«ng ®Õn nçi ph¶i nghØ häc.”
“NÕu trêi m­a to th× khu phè nµy ch¾c ch¾n sÏ bÞ ngËp.”
* Quan hÖ t­¬ng ph¶n, nghÞch ®èi:
“Dï ai nãi ng¶ nãi nghiªng
Lßng ta vÉn v÷ng nh­ kiÒng ba ch©n”.
* Quan hÖ môc ®Ých:
“§Ó phong trµo thi ®ua cña líp ngµy mét tiÕn bé th× chóng ta ph¶i cè g¾ng h¬n.”
* Quan hÖ t¨ng tiÕn:
“Trêi cµng m­a to, ®­êng cµng ngËp n­íc.”
* Quan hÖ lùa chän:
“M×nh ®äc hay t«i ®äc?”
* Quan hÖ bæ sung:
“Nã kh«ng nh÷ng häc giái mµ nã cßn lao ®éng giái.”
* Quan hÖ nèi tiÕp:
“ThÇy gi¸o vµo, c¶ líp ®øng dËy chµo.”
* Quan hÖ ®ång thêi:
“C« gi¸o gi¶ng bµi, chóng t«i ghi chÐp ch¨m chó.”
* Quan hÖ gi¶i thÝch:
“Mäi ng­êi bçng im lÆng: chñ täa b¾t ®Çu ph¸t biÓu.”
Hs: 2 vế của câu ghép trên, tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, có thể chứa quan hệ đồng thời, cũng có thể chứa quan hệ nối tiếp
Hs: Câu ghép trên có 3 vế câu và có hai loại quan hệ trong câu ghép đó:
+ Vế 1 và 2 có quan hệ tương phản (Tôi nói mãi nhưng nó không nghe tôi).
+ Vế 2 và 3 có quan hệ nguyên nhân (Vì nó không nghe tôi nên nó thi trượt).
HS Rút ra bài 
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
 - Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ.
- Những quan hệ thường gặp là: nhân quả, điều kiện (giả thuyết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, bổ sung, giải thích.
- Mỗi quan hệ được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng nhất định.
Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Phương pháp : Vấn đáp , quy nạp , Thảo luận, thuyết trình
GV Cho hs thảo luận theo bàn : Bài tập 1: (Sách giáo khoa ngữ văn 8 – trang 124): 
(Yêu cầu: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý gì trong mối quan hệ ấy.)
GV Cho hs thào luận 2 nhóm . Bài tập 2 – sgk/124: ( mỗi nhóm 1 đoạn)
Nhóm 1 : đoạn a : 
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận dữ (Vũ Tú Nam – Biển đẹp)
Nhóm 2 đoạn b : 
Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
Yêu cầu bài : 
? Tìm câu ghép trong đoạn văn trên?
? Xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?
? Có thể tách các vế của những câu ghép trên (ở cả 2 đoạn văn) thành các câu đơn được không? Vì sao?
GV Cho hs trả lời cá nhân bài tập 3 : Có thể tách các vế thành câu riêng không ? Vì sao ? Dùng câu ghép dài như vậy có tác dụng gì ?
GV Nhận xét và chốt lại
GDHS: Áp dụng hợp lý câu ghép vào giao tiếp để đạt hiệu quả 
Hs: 
a. ® Các vế trong câu ghép trên có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trong đó có chứa từ “vì” chỉ quan hệ nguyên nhân, vế còn lại chỉ kết quả.
b. ® Các vế trong câu ghép trên có mối quan hệ điều kiện – kết quả trong đó vế chứa quan hệ từ “nếu” chỉ điều kiện, vế chứa quan hệ từ “thì” chỉ kết quả.
c. ® Các vế trong câu ghép trên có mối quan hệ tăng tiến thể hiện qua cặp quan hệ từ chẳng những – mà còn.
d. ® Các vế trong câu ghép trên có mối quan hệ tương phản, thể hiện qua cặp quan hệ từ: Tuy – nhưng.
e. ® Đoạn trích trên có 2 câu ghép:
+ Các vế của câu ghép thứ nhất có mối quan hệ thời tian nối tiếp, thể hiện qua từ “rồi”.
+ Các vế của câu ghép thứ hai được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy, không dùng quan hệ từ nhưng vẫn ngầm hiểu được giữa các vế có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì yếu nên bị lẳng).
HS thảo luận 
Nhóm 1 : Đoạn văn trên có 3 câu ghép. Các vế câu không được kết nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nhưng ta vẫn ngầm hiểu được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa chúng (ví dụ: Vì trời xanh thẳm, nên biển cũng xanh thẳm như đang dâng cao, chắc nịch)
Nhóm 2 : Đoạn văn trên có 2 câu ghép.
Giữa các vế của 2 câu ghép rên có mối quan hệ thời gian nối tiếp.
Không thể tách các vế của những câu ghép này thành các câu đơn được vì giữa các vế câu có mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa.
HS Trả lời :
Gồm 2 câu ghép, mỗi câu gồm nhiều vế tập trung vào sự việc chú ý:
 - Sự việc 1: lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn.
- Sự việc 2: lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ tiền lo hậu sự.
-> không thể tách thành câu đơn.
-> cách viết câu dài trên có dụng ý của tác giả: lời kể chậm rãi, dài dòng của một người già yếu lại hay tự dằn dặt về trách nhiệm của một người cha.
II. Luyện tập: 
 Bài tập 1: Xác định quan hệ các vế câu trong câu ghép về mặt ý nghĩa:
 a. V1-V2: quan hệ nhân quả.
 V2-V3: quan hệ giải thích (V3 giải thích rõ cho V2).
 b. V1-V2: quan hệ đồng thời.
 V1,2-V3: quan hệ điều kiện - kết quả.
 c. Quan hệ tăng tiến 
 d. V1-V2: quan hệ tương phản.
 e. 2 câu ghép:
 Câu 1: quan hệ nối tiếp.
 Câu 2: quan hệ nguyên nhân.
Bài tập 2: Xác định câu ghép và quan hệ ý nghĩa giữa các về cấu; ± tách vế câu trên thành câu đơn.
 - Đoạn 1: 4 câu ghép mqhệ điều kiện.
 - Đoạn 2: 2 câu ghép có mqhệ nguyên nhân.
Bài tập 3: 
 Gồm 2 câu ghép, mỗi câu gồm nhiều vế tập trung vào sự việc chú ý:
 - Sự việc 1: lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn.
- Sự việc 2: lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ tiền lo hậu sự.
-> không thể tách thành câu đơn.
-> cách viết câu dài trên có dụng ý của tác giả: lời kể chậm rãi, dài dòng của một người già yếu lại hay tự dằn dặt về trách nhiệm của một người cha.
4. Củng cố: 
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4
Bài tập 4: 
 a. Câu ghép 2: Nếu u chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được.
 V1-V2-V3: quan hệ đồng thời.
 V1-V2-V3 ->V4: quan hệ điều kiện - kết quả.
 b. Tách vế trong câu ghép 1,3 thành câu đơn: Thôi, u van con. U lạy con. Con có thương thầy thương u. Con đi ngay bây giờ cho u.
 Cách nói 1: câu ghép -> giọng năn nỉ, tha thiết, đau đớn.
 Cách nói 2: câu đơn -> mất đi tình cảm đau đớn, giống như mệnh lệnh
 5. Dặn dò: 
 - Học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị: “Phương pháp thuyết minh”.
Tuần : 12 Ngày soạn:
PPCT: 47 Ngày dạy :...
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh:
1/ Về kiến thức:
 - Nhận rõ các yêu cầu của phương pháp thuyết minh
 - Đặc điểm, tác dụng của phương pháp thuyết minh.
2/ Về kỹ năng:
 - Luyện tập nhận biết các phương pháp thuyết minh.
 - Rèn các kỹ năng vận dụng các phương pháp
3/Về thái độ: 
 - Ý thức sử dụng các phương pháp thuyết minh trong bài viết.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: :
Phương tiện:giáo án, SGK, SGV, STK.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp , gợi mở , hoạt động nhóm , Thuyết trình 
IV/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Vắng
Tên hs vắng
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi
Đáp
Điểm
* Giữa các vế của câu ghép thường có mối quan hệ gì?
*Đặt 3 câu ghép . Cho biết mối quan hệ giưa các vế ?
* Những quan hệ thường gặp là: nhân quả, điều kiện (giả thuyết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, bổ sung, giải thích.
- Mỗi quan hệ được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng nhất định.
Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
* Đặt câu chính xác và xác định đúng mối quan hệ giữa các vế
4
6
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu : Cho hs nhắc lại kiến thức về văn thuyết minh => vào bài 
b. Bài mới 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
Phương pháp : Vấn đáp , quy nạp , Thảo luận, thuyết trình
GV : . Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa BĐ,tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vần, Con giun đất) và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì?
GV: Làm thế nào để có các tri thức đó? Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy ở đây như thế nào?
GV Bổ sung : Ví dụ: - Viết về chùa một cột thì phải có quá trình quan sát, tìm hiểu, tra cứu sách vở đã viết về chùa một cột.
Viết về hoa đào thì phải am hiểu về hoa đào.
Viết về Sa pa thì phải am hiểu về Sa pa.
* Tóm lại, công việc chuẩn bị gồm:
+ Quan sát đối tượng về: hình dáng, kích thước, đặc điểm
+ Tìm hiểu mối quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng xung quanh (có thể cùng loại hoặc khác loại), với môi trường tự nhiên và xã hội
+ Tìm hiểu quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại và mất đi (nếu có) của đối tượng.
+ Ghi chép những số liệu cần thiết làm cơ sở để tham khảo, chọn lọc chi tiết.
? Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?
GV: Tóm lại, muốn làm bài thuyết minh thì phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh. Muốn có tri thức về đối tượng thì trước hết phải biết quan sát. Quan sát không phải giản đơn là nhìn, xem mà còn phải xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, phân biệt cái chính, phụ, đặc điểm nào có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác Sau đó phải biết tra cứu từ điển, sách giáo khoa; sau đó phải biết phân tích (ví dụ: đối tượng chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì? mối qua hệ giữa các bộ phận ấy với nhau ra sao?). Làm được như vậy sẽ có tri thức để thuyết minh.
GV Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận 6 ví dụ :
Nhóm 1 Ví dụ: - Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.
- Nông Văn Vần là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức Tri châu Bảo Lạc.
? Trong 2 câu văn trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta thường cung cấp một kiến thức như thế nào?
? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh?
GV Đây là phương pháp nào ? 
Nhóm 2: Ví dụ: 
+ Cây dừa Bình Định: Thân cây làm máng, lá cây làm tranh, cong lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, cùi dừa để ăn sông với bánh đa, sọ dừa làm khuy áo, vỏ dừa bện dây
+ Thông tin về ngày trái đất năm 2000: bao bì ni lông làm tắc nghẽn cống nước thải, làm chết các sinh vật, làm ô nhiễm thực phẩm, thải khí độc gây ung thư
GV : Nghệ thuật nào được sử dụng ?
GV Đây là phương pháp nào ? Có tác dụng gì?
Nhóm 3 : Ví dụ: 
Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Đặc biệt bao bì nilông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các chất kim loại như chì, cađimi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Nguy hiểm nhất là các bao bì nilông thải bỏ bị đốt, các khí độc, thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, ngất, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối lọan chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
GV : Đoạn văn này thuyết minh bằng cách nào ? 
GV : Đây là Phuong pháp nào ?Tác dụng ? 
 Nhóm 4 Ví dụ:
Ôn dịch, thuốc lá: Với 1 thanh niên Mỹ, 1 đô la mua được 1 bao thuốc lá là một khoản tiền nho r, còn đối với thanh niên Việt Nam muốn có 15000đ mua 1 bao 555 – vì đã hút phải hút thuốc sang – chỉ có 1 cách là trộm cắp
ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm lần thứ hai phạt 500 đô la
GV Qua ví dụ hãy cho biết cách thuyết minh ?Nêu tác dụng?
GV: Nếu không có các số liệu thì người đọc có thể chưa tin vào nội dung thuyết minh, cho rằng người viết suy diễn.
Nhóm 5 : Ví dụ: Ôn dịch, thuốc lá: Ôn dich thuốc lá đang đe dọa tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.
GV : Nghệ thuật nào được sử dụng ?
GV : Đây là phương pháp gì ? Nêu tác dụng ?
Nhóm 6 Ví dụ: 
Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển.
Huế đẹp với cảnh sắc sông núi.
Huế còn có những công trình kiến trúc nổi tiếng.
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn.
Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường
GV : Cho hs rút ra phương pháp và tác dụng 
GV: Trong thực tế, người viết thường kết hợp cả 6 phương pháp một cách hợp lý, có hiệu quả.
HS: Sử dụng các loại tri thức về:
+ Sinh vật (Cây dừa).
+ Khoa học (Lá cây, con giun đất).
+ Lịch sử (Khởi nghĩa).
+ Văn hóa (Huế).
HS: Thuyết minh thực chất là cung cấp tri thức cho người đọc về một đối tượng nào đó, vì vậy, muốn viết một văn bản thuyết minh đạt yêu cầu thì người viết cần phải chuẩn bị: 
+ Quan sát: Tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dang, kích thước, đặc điểm, tính chất
+ Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tài liệu, từ điển
+ Thăm quan: Tìm hiểu đối tượng bằng cách trực tiếp ghi nhớ thông qua các giác quan, các ấn tượng
Hs: Không thể được, mà dứt khoát phải quan sát, tìm hiểu, ghi chép số liệu.
HS Lắng nghe
Hs thảo luận nhóm : 
Nhóm 1: Từ thường gặp là từ “là”.
Sau từ đó người ta cung cấp cho ta: đặc điểm, bản chất, đặc trưng của sự vật, con người (của đối tượng cần thuyết minh.)
Vai trò: Giúp người đọc hiểu về đối tượng.
Đặc điểm: Thường ngắn gọn, cụ thể, chính xác.
* Phương pháp định nghĩa: Giới thiệu tổng quát hoặc qui đối tượng cần thuyết minh vào một loại nào đó, rồi chỉ ra đặc trưng khác biệt của nó; 
* Giải thích: Dùng tri thức khoa học giảng giải các đặc điểm, tính năng, công dụng của đối tượng, sự vật, hiện tương
: Nhóm 2 Phương pháp liệt kê:
* Cách làm: Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất, của sự vật theo một trật tự nào đó.
Vai trò: Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
Nhóm 3 : Cách làm: Dẫn ra những ví dụ cụ thể để người đọc tin vào nội dung được thuyết minh.
Hs: Phương pháp nêu ví dụ: Làm cho kiến thức trừu tượng trở nên cụ thể, dễ hiểu.
Tác dụng: Các ví dụ cụ thể có tác dụng thuyết phục người đọc khiến cho người đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp.
Nhóm 4 : Cách làm: Dùng các số liệu chính xác để khẳng định đọ tin cậy cao của các tri thức được cung cấp.
Phương pháp dùng số liệu (các con số cụ thể): Làm cho kiến thức trừu tượng trở nên cụ thể, dễ hiểu.
Nhóm 5 : Phương pháp so sánh: (Nhằm to đậm một đặc điểm, tác dụng nào đó của sự vật, hiện tượng.
* Cách làm: So sánh 2 đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.
Tác dung: Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nội dung được thuyết minh.
: Nhóm 6 Phương pháp phân loại, phân tích: (phân tích là chia nhỏ đối tượng thành từng phần, từng phương diện; còn phân loại là chia đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng nhóm để giới thiệu.
* Cách làm: Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề để lần lượt thuyết minh.
* Tác dụng: Giúp cho người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống, cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện.
HS rút ra bài 
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh:
 1. Quan sát học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh:
 Muốn có tri thức tốt để làm bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
2. Phương pháp thuyết minh:
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng tỏ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: 
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
 Giúp người đọc nắm về đối tượng.
b. Phương pháp liệt kê: 
 Kể lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo trình tự.
c. Phương pháp nêu ví dụ: 
 Thuyết phục người đọc, khiến cho người đọc tin vào những điều người viết cung cấp.
d. Phương pháp dùng số liệu:
 Nêu cụ thể con số làm sáng tỏ vấn đề được trình bày:
e. Phương pháp so sánh: 
 Làm nổi bật bản chất vấn đề.
g. Phương pháp giải thích, phân loại:
 Trình bày từng mặt, từng bộ phận của đối tượng.
Hoạt động 2: Luyện tập 
Phương pháp : Vấn đáp , quy nạp , Thảo luận
GV Cho hs trả lời bài tập 1 :
Gợi ý : . Tác giả bài ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu rất nhiều để nên lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết?
- Trong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” người viết đã nêu ra phạm vi tìm hiểu vấn đề là: Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ (trong đoạn: “Thuốc lá chứa nhiều chất độc ngày càng sút kém”); kiến thức của người quan sát đời sống xã hội (trong đoạn: “Có người bảonêu ra gương xấu); tri thức của một người có tâm huyết đối với các vấn đề xã hội bức xúc (trong đoạn: “Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lại thêm ôn dịch thuốc lá này”).
Cho hs thảo luận theo bàn bài tập

File đính kèm:

  • docxTuần 12.docx