Giáo án Ngữ văn 8 - Đinh Thị Ha (Tuần 1-17)

H: Tại sao nhà văn không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá như thế nào?

H: Cụ làm việc hy sinh lặng lẽ đó xuất phát từ đâu?

H: Qua tất cả việc làm của cụ em hiểu cụ là người như thế nào?

H: Cách biểu hiện tình thương của cụ so với Xiu có gì khác?

 

H: Chiếc lá cuối cùng này cụ vẽ có phải kiệt tác không? Vì sao?

H: Khi vẽ chiếc lá liệu cụ Bơ Men có biết nó là một kiệt tác không?

 

H: Đổi lấy sự sống của Giôn Xi thì điều gì đã xảy ra với cụ?

 

H: Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống truyện?

H: Hãy lí giải đảo ngược tình huống hai lần? Tác dụng?

GV: Giôn Xi từ cái chết trở về. Cụ Bơ Men từ cõi sống ra đi.

 

doc137 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Đinh Thị Ha (Tuần 1-17), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắc lại khái niệm từ địa phương, từ toàn dân để phân biệt.
- HS thảo luận theo tổ thời gian 15 phút 
- HS điền vào bảng.
Bảng điều tra
STT
Từ toàn dân
Từ địa phương
1
Cha
Bố, ba, tía, đẻ, thầy, cậu
2
Mẹ
Đẻ, bu, má, u, bầm, mạ, mế, bủ
3
Ông nội
Nội
4
Bà nội
Nội 
5
Ông ngoại
Ông cậu
6
Bà ngoại
Bà cậu
7
Bác (Anh của cha)
Bác trai
8
Bác (Vợ anh của cha)
Bác gái
9
Chú (Em trai của cha)
Chú
10
Thím (Vợ em của cha)
Thím
11
Bác (Chị của cha)
Bác, cô
12
Bác (Chồng chị của cha)
Bác rể
13
Bác (Anh của mẹ)
Bác
14
Bác (Vợ anh của mẹ)
 Cô
15
Cậu (Em trai của mẹ)
Bác trai.
16
Mợ (Vợ em trai của mẹ).
Bác gái.
17
Dì (Chị, em của mẹ).
Cô, bác, bá.
18
Dượng (Chồng chị của mẹ).
Bác dượng.
19
Dượng (Chồng em gái mẹ).
Chú dượng.
20
Anh trai
Bác.
21
Chị dâu (Vợ của anh trai).
Bác, chị.
22
Em trai
Chú, em trai
23
Em dâu
Cô, thím.
24
Chị gái
Bác, bá.
25
Anh rể
Bác, rể.
26
Em gái
Dì, cô.
27
Em rể
Chú.
28
Con
Con.
29
Con dâu
Con dâu, dâu.
30
Con rể
Con rể, rể.
31
Cháu
Cháu
32
Vợ 
Bà nhà, bà xã, nhà tôi.
33
Chồng
Ông nhà, ông xã, anh ấy.
4 . Đánh giá kết quả học tập:
H: Tìm những câu văn câu thơ ca dao có sử dụng từ địa phương. Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng?
IV.Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị bài “nói quá”.
Ngày soạn10/10/2013
Tiết 32:
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Biết cách tìm lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Soạn, bảng phụ.
Trò: Phiếu học tập: làm câu hỏi tìm ý dàn bài.
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
H: đọc bài tập 1 và làm bài bài tập 2.
3. Các hoạt động:
*Giới thiệu: Khi viết văn lập dàn ý là khâu quan trọng định hướng quá trình làm bài…
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.
- Gọi HS đọc bài văn trong SGK.
H: Chỉ ra 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?
H: Tìm và chỉ ra các yếu tố: truyện kể về chuyện gì? Ai là người kể chuyện?
H: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào?
H: Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách?
H: Câu chuyện diễn ra như thế nào?
H: Xác định: Mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc?
H: Vậy điều gì đã tạo nên sự bất ngờ trong chuyện?
H: Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện? Nêu tác dụng?
H: Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?
H: Từ việc tìm hiểu bài văn trên cho biết cách xây dựng dàn ý một bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm?
- Gv đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
H: Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”?
- 2 HS đọc bài.
=>HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
- MB: từ đầu => trên bàn.
- TB: Tiếp => không nói
- KB: còn lại.
- MB: tả lại quang cảnh chung ngày sinh nhật.
- TB: Kể về món quà sinh nhật độc đáo…
- KB: Cảm nghĩ của em…
=> kể về việc Trang tổ chức sinh nhật Trang nhận được món quà đặc biệt: Chùm ổi.
- Trang là người kể chuyện: Ngôi thứ nhất.
- Xảy ra ở nhà Trang, vào lúc sinh nhật, trời đã muộn, bạn bè bắt đầu lác đác ra về.
- Trang: hồn nhiên vô tư mạnh mẽ.
- Trinh: hiền lành, nhỏ nhẹ, chu đáo, trầm tĩnh nhút nhát trân trọng tình bạn.
- Mở đầu: bạn bè đến mừng sinh nhật.
- Đỉnh điểm: bạn thân chưa tới => trách, lo lắng.
- Kết thúc: bạn tặng cành ổi còn nguyên cả lá và lúc lửu đến 5 – 6 quả tròn to, láng bóng.
=> vui thật là vui… giữa đường … => tâm trạng trách cứ, lo lắng.
- Trinh cười lỏn lẻn … cho được => tính cách của Trinh.
- Tôi à lên … cay xộc => sự xúc động trước món quà bạn dành cho mình.
- Trình tự thời gian: diễn biến từ đầu => cuối buổi sinh nhật. Có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “lâu lắm từ mấy tháng trước … lúc ổi đang ra hoa”.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Dàn ý của bài văn tự sự.
1.Bố cục: 3 phần.
- Sự bất ngờ do tình huống truyện: lúc đầu tâm trạng chờ đợi và ý chê trách cuối cùng là món quà sinh nhật đầy ý nghĩa.
- Trình tự kể:
2. Dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
*Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập
A. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm – nhân vật chính trong chuyện.
B. Thân bài: Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà sợ bố đánh.
Em tìm một góc tường ngồi tránh rét kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ đôi bàn tay đã cứng đờ.
Sau đó em bé đánh liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt diêm em lại thấy hiện lên một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp và mỗi khi quẹt diêm tắt thì em lại trở về với thực tại của bản thân mình.
Lần 1: Tưởng như đang ngồi trước cửa sổ.
Lần 2, 3, 4, 5.
=> Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen trong quá trình kể chuyện về cô bé. Sau mỗi lần quẹt diêm mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt đều được miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ tâm trạng của nhân vật.
C. Kết bài: Em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Người qua đường không ai biết được cái điều kì diệu mà em bé đã trông thấy nhất là giây phút em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón lấy những niềm vui…
Bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
A. Mở bài: 
- Giới thiệu người bạn của mình.
- Kỉ niệm: khiến mình xúc động.
B. Thân bài: Tâm trạng về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu? Lúc nào (thời gian, hoàn cảnh) với ai? (Nhân vật)
- Chuyện xảy ra như thế nào? (Mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều khiến em xúc động?
- Xúc động như thế nào? (miêu tả).
C. Kết bài: Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó.
4. Đánh giá kết quả học tập:
H: Trình bày cách xây dựng dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
IV.Củng cố dặn dò:
Hoàn chỉnh bài tập 2. Chuẩn bị viết bài số 2.
Tiết 33 – 34.Hai cây phong
- Ai Ma Tốp-
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Phát hiện trong bài có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu.
- Hai cây Phong được miêu tả như thế nào? Tại sao lại miêu tả xúc động như thế.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, chân dung nhà văn.
Trò: Phiếu học tập.
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Phân tích đặc điểm nhân vật cụ Bơ men? Phát biểu cảm nghĩ của em về kiệt tác của cụ?
H: Nêu nét độc đáo về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
3. Các hoạt động:
*Giới thiệu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc văn bản, chú ý giọng tha thiết, tình cảm.
- GV: Giải thích một số từ ngữ khó 
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
GV: 3 truyện: “Người thầy đầu tiên”, “Cây phong non trùm khăn đỏ”, “Mắt lạc đà” 
- GV: Đoạn trích thuộc phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên”.
H: Tóm tắt truyện?
H: Trong bài có mấy mạch kể chuyện? Xác định và nhận xét về các mạch kể này?
H: “Tôi và chúng tôi” ở đây em hiểu như thế nào?
H: Theo em hai mạch kể (Mạch kể xưng tôi) mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?
H: Trong mạch kể chuyện xưng “Chúng tôi” có mấy đoạn? 2 đoạn nói về sự việc gì?
H: Tìm những chi tiết giới thiệu về 2 cây phong trong mạch kể “chúng tôi” gây ấn tượng về 1 thời thơ ấu?
H: Ngoài những chi tiết miêu tả 2 cây phong, tác giả còn miêu tả hình ảnh nào nữa?
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đọan văn này? Tác dụng?
- GV: Bức tranh thiên nhiên nhiều màu vẽ => kỉ niệm nhớ mãi => vẻ quyến rũ của một miền đất lạ.
H: Từ trên cành cao phóng tầm mắt ra xa nhân vật “chúng tôi” đã nhìn thấy những gì?
H: Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên trong đoạn văn? Bức tranh thiên nhiên ấy có vẻ đẹp như thế nào?
H: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi, nguyên nhân nào khiến 2 cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?
H: Tác giả kể và miêu tả 2 cây phong có từ bao giờ và ở vị trí nào?
H: Tình cảm của nhân vật Tôi đối với 2 cây phong này như thế nào? Tìm các đoạn văn diễn tả tình cảm gắn bó nhất của tác giả với 2 cây phong?
H: Nhận xét về mạch kể của những đoạn văn này?
H: Tìm những từ ngữ miêu tả trong bài văn?
H: Ngoài sử dụng từ ngữ miêu tả tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào? 
H: Tìm những từ ngữ miêu tả bằng nghệ thuật nhân hoá?
H: Tác dụng của biện pháp này?
H: Qua cách kể xen lẫn tả em thấy hai cây phong có vẻ đẹp như thế nào?
H: Tình cảm của tác giả đối với hai cây phong?
H: Em biết gì về kỉ niệm giữa thầy Đuy sen và 2 cây phong?
*Hoạt động 3: Tổng kết.
H: Nghệ thuật chính tác giả sử dụng trong truyện là gì?
H: Nêu nội dung của truyện? để gửi gắm ước mơ, hi vọng về cô bé như thân cây non không ngừng phát triển tiếp tục học hành.
- Tác giả: xuất thân trong 1 gia đình viên chức. Năm 1953 ông tôt nghiệp đại học nông nghiệp trở thành cán bộ kĩ thuật chăn nuôi. Mười năm sau ông học tiếp về văn học => hoạt động báo chí và viết văn. Ông được dư luận đánh giá cao ngay từ tác phẩm đầu tay Giamilia (1958) tập “núi đồi thảo nguyên”(1961) được giải thưởng Lê Nin gồm 3 truyện.
=> HS tóm tắt.
=> 2 mạch kể: kể xưng “tôi” từ đầu => gương thần xanh. Đoạn cuối: Tôi lắng nghe => hết.
- Người kể xưng chúng tôi: từ vào năm học … biêng biếc kia”.
=> 2 mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau. “tôi” là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu mình còn là hoạ sĩ.
“chúng tôi” vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại kể nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy. Người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong nhóm.
=>2 đoạn: 2 cây phong và kí ức tuổi thơ.
=> 2 cây phong khổng lồ… dịu hiền … các mấu các cành cây cao ngắt cao ngang đến tầm cách chim bay với bóng râm mắt rượi.
=> Bức tranh thiên nhiên kì ảo, hay đàn chim hoảng hốt kêu lên…
=> kể xen tả => tuy phác hoạ những nét tiêu biểu của 2 cây phong -> những nét phác hoạ của một hoạ sĩ 2 cây phong đẹp như một bức tranh thiên nhiên.
=> đất rộng bao la, chân trời xa thẳm, những dòng sông lấp lánh làn sương mờ đục thảo nguyên hoang vu…
=> phong cảnh thiên nhiên đẹp như một bức phông làm nền để tô thêm vẻ đẹp tự nhiên 2 cây phong tô điểm thêm cho bức tranh của người học sĩ.
=> 2 cây phong đã gắn bó với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò “tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy bên cạnh chúng như 1 mảnh vỡ của những chiếc gương thần xanh”.
=> Từ khi còn thơ ấu, nằm giữa một ngọn đồi 2 cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về người thầy đầu tiên Đuy Sen và cô bé An tư nai gần 40 năm về trước => chính thầy Đuy sen đã trồng.
- Đ1: phía trên làng tôi … thân thuộc ấy.
- Đ2: Đã bao lần … ngây ngất.
- Đ3: Trong làng tôi … cháy rừng tực.
- Kể xen lẫn tả.
- Ngoài miêu tả hiện thực khách quan còn miêu tả bằng trí tưởng tượng của tác giả và tâm hồn của người nghệ sĩ tác giả còn “cảm biết được chúng” tuy không nhìn thấy chúng.
Thầy đem 2 cây phong về trồng trên đồi cao cùng An tư nai, thầy gửi gắm vào đó ước mơ hy vọng về những đứa trẻ).
- Kể theo trình tự không gian thời gian nhìn phía trên, nhìn ra xa trong làng, về sau, vào năm học.
- Liên tưởng, nhân hoá, so sánh, hồi tưởng.
- Để gửi gắm ước mơ, hi vọng về cô bé như thân cây non không ngừng phát triển tiếp tục học hành.
I. Đọc – Chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích
a. Tác giả.
b. Tác phẩm.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ.
=> ấn tượng khó quên ở năm học cuối cùng trước kì nghỉ hè.
2. Hai cây phong và thầy Đuy Sen.
- Là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về người thầy đầu tiên Đuy Sen.
- Nghiêng ngả thân cây lay động lá cành, xô gãy cành, trơ trụi lá.
- Âm thanh: tiếng lá reo rì rào im bặt … thở dài => sinh động như con người.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
4. Đánh giá kết quả học tập:
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh hai cây phong?
IV.Củng cố dặn dò:
- Soạn bài: “Nói quá”.
 Ngày soạn :14/10/2013
 Tiết 35 – 36 .Bài viết số 2
I. Mục tiêu: 
Qua bài viết giúp HS:
- Củng cố kiến thức viết văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- áp dụng lí thuyết trên để viết bài văn hoàn thiện.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Đề, biểu điểm.
Trò: Ôn tập.
III. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Giáo viên chép đề lên bảng.
Đề bài : Kể về một việc em đó làm khiến bố mẹ rất vui lũng
*Yêu cầu:
- HS tập chung viết một văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kể đúng nội dung yêu cầu.(đỏp ỏn - sổ lưu đề)
. Biểu điểm.
- Điểm 8 – 9: Kể được nội dung, biết kết hợp, diễn đạt lưu loát, sạch sẽ, rõ ràng.
- Điểm 6 -7 : Kể được nội dung, biết kết hợp song chưa sâu, diễn đạt tương đối tốt.
- Điểm 5: Bài làm ở mức trung bình.
- Điểm dưới 5: Bài làm yếu kém.
3.Thu bài:- Nhận xột giờ kiểm tra
IV.Củng cố-dặn dò: 
 Về nhà ụn lại lý thuyết văn tự sự kết hợp yếu tố miờu tả, biểu cảm.
	Ngày soạn :14/10/2013
 Tiết : 37 . Nói quá
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Các câu thơ có sử dụng nói quá.
Trò: Phiếu học tập.
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
H: Tìm những từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân sau: cha, mẹ, ông ngoại, chồng, vợ…
3. Các hoạt động:
*Giới thiệu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.
- GV gọi HS đọc VD.
H: Nói “Đêm tháng năm ….
Ngày tháng … tối”.
“Mồ hôi …” có quá sự thật không? Thực chất mấy câu này nhằm nói lên điều gì?
H: Nói như trên là cách nói như thế nào?
H: Nói quá như trong các trường hợp trên có tác dụng gì? (So sánh cách nói thực chất với cách nói như SGK xem cách nào hay hơn)?
H: Em hiểu thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? Cho ví dụ cụ thể?
? Đọc phần ghi nhớ?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV gọi HS làm bài tập 1.
A. “Có sức người …” => có sức lao động của con người thì tất cả những khó khăn rồi sẽ vượt qua và đạt kết quả tốt đẹp.
b. “Em có thể đi lên …”
=> có quyết tâm thì dù khó khăn đến đâu con người vẫn tới được đích => niềm tin vào chiến thắng.
c. Thét ra lửa => sự hung hãn độc ác.
Bài tập 4: Đẹp như tiên giáng trần.
Hiền như bụt.
Nói như lệnh vỡ.
Đen như cột nhà cháy.
Rẻ như bèo.
- HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
=> Nói như vậy là nói quá sự thật 
=> Phóng đại về mức độ tính chất trong nội dung của các câu này.
- Nhấn mạnh ý muốn diễn đạt gây ấn tượng mạnh cho người đọc tăng thêm sức biểu cảm cho lời văn.
=> Nói quá thường được dùng trong văn thơ châm biếm trào phúng.
“Lỗ mũi 18 gánh lông. Chồng yêu … trời cho” Dùng trong văn trữ tình để nhấn mạnh mức độ tình cảm.
“Bát cơm chan đầy nước mắt. Bay còn giằng khỏi miệng ta”. Dùng trong lời nói hàng ngày để khẳng định 1 điều nào đó. “Nhớ, nhớ chết xuống đất cũng không quên” (Nguyễn Địch Dũng).
Bài tập 2: 
a. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
b. Bầm gan tím ruột
c. Ruột để ngoài ra.
d. Nở từng khúc ruột.
e. Vắt chân lên cổ.
Bài tập 3: Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Kiều khiến cho TN cũng ghen tỵ.
- Nhân dân ta đã làm cuộc cách mạng dời non lấp biển khiến cả thế giới khâm phục.
- Anh ấy đã dám lấp biển vá trời thật phi thường.
- Các chiến sĩ đặc công mình đồng da sắt “làm tổ” ngay trong lòng địch.
I. Nói quá và tác dụng của nói quá.
1. Ví dụ.
-hiện tượng thời gian đêm tháng 5 rất ngắn ngày tháng 10 rất ngắn.
=> lao động của người nông dân vất vả cực nhọc. 
- C1: phóng đại về tính chất.
- C2: Phóng đại về mức độ.
2.Bài học:
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
Bài tập 2.
Bài tập 3.
Bài tập 4.
IV.Củng cố dặn dò:
- Học ghi nhớ.
- Làm bài tập 5, 6.
Ngày soạn :16/10/2013
 Tiết 38 . Ôn tập truyện ký Việt Nam
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện ký hiện đại Việt Nam học ở lớp 8.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, bảng phụ.
Trò: phiếu học tập.
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Hình ảnh hai cây phong được miêu tả như thế nào trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”. Nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn truyện và tác dụng?
3. Các hoạt động:
*Giới thiệu: Để giúp các em củng cố vốn kiến thức về truyện ký Việt Nam.
STT
Văn bản
Tác giả
Năm
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Nghệ thuật đặc sắc.
1
Tôi đi học 
Thanh Tịnh (1911– 1988)
1941
Truyện ngắn
- Kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò sẽ được ghi nhớ mãi buổi tựu trường đầu tiên
- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa.
2
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng (1918- 1992)
1938(Báo)1940-Sách
Hồi ký
- Kể lại nỗi cay đắng tủi nhục và tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ của nhà văn trong thời thơ ấu.
- Hồi ký chân thành, trữ tình tha thiết.
3
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố (1903-1954)
1939
Tiểu thuyết
-Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của XHTDPK đương thời. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân.
- Khắc họa nhân vật bằng ngòi bút hiện thực sinh động.
4
Lão Hạc
Nam Cao (1915-1951)
1943
Truyện ngắn
-Số phận đau thương và phẩm chất cao quí của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ.
- Tấm lòng yêu thương thái độ
- Khắc hoạ nhân vật sinh động có chiều sâu tâm lí, cách kể chuyện linh hoạt, giản dị…
2. Điểm giống: Đều là văn tự sự hiện đại, sáng tác thời kỳ 30 – 45 lấy đề tài về con người, cuộc sống xã hội đương thời của tác giả, đi sâu vào miêu tả số phận con người chan chứa tinh thần nhân đạo.
3. Khác nhau:
Văn bản
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Đề tài cụ thể
Nội dung
Đặc sắc
Trong lòng mẹ
Hồi ký
Tự sự(có trữ tình miêu tả)
- Tình cảnh đứa bé mồ côi
Như bên
Như bên
Tức nước vỡ bờ
Tiểu thuyết(trích)
Tự sự
- Người nông dân cùng khổ bị đè nén thái quá uất ức vùng lên.
Lão Hạc
Truyện ngắn(trích)
Tự sự(Có trữ tình miêu tả)
- Chuyện ông lão nghèo đói tuyệt vọng bế tắc =>tự tử
4. Cho HS thảo luận: 
Nhân vật hoặc đoạn văn em thích? Vì sao?
IV. Củng cố –dặn dò:
- Xem lại nội dung, nghệ thuật các bài đã học.
- Chuẩn bị bài: “Thông tin về trái đất năm 2000”.
Ngày soạn :18/10/2013
 Tiết 39 . Thông tin về ngày trái đất năm 2000
 A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn bản thuyết minh một vấn đề khoa học.
3. Thái độ: Giúp các em có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: , tranh về môi trường
- Học sinh: Vẽ tranh môi trường, soạn kỹ bài.
C. Tiến trình bài dạy:
1. KTBC.
2. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài:
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề rất nghiêm trọng không chỉ đối với nước ta mà nó là một vấn đề của cả thế giới, cả trái đất này. Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm, nhưng ô nhiễm môi trường quan trọng nhất là rác thải: bao gồm có rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Trách nhiệm xử lý rác thải công nghiệp thuộc về các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan nhà nước. Rác thải sinh hoạt gắn chặt với đời sống với mỗi con người, nên chúng ta cần có sự hiểu biết tối thiểu về nó và chúng ta phải có biện pháp xử lý nó. Vậy chúng ta cần xử lý nó như thế nào thì bài "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" sẽ giải thích, thuyết minh giúp chúng ta.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc - chú thích.
I. Đọc - chú thích.
? ở lớp 6,7 các em đã được học những văn bản nhật dụng nào?
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha, ca Huế trên sông Hương
GV: "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" cũng là một văn bản nhật dụng. Nó được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ phát đi ngày 22/4/2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất (được viết dưới d

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van nam 2014 2015 tu tuen 1 den tuan 17.doc
Giáo án liên quan