Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 94: Ý nghĩa văn chương

? Công dụng của văn chương đối với con người được diễn tả bằng những câu văn nào ?

? Trong các câu văn đó , tác giả đã cho thấy công dụng nào của văn chương ?

? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của tác giả ? * Giàu nhiệt tình , cảm xúc nên có sức cuốn hút người đọc

? Khi nói “ Có kẻ nói mới thấy hay” tác giả muốn ta tin vào sức mạnh nào của văn chương ? Với câu văn “ Nếu pho lịch sử loài người đến bậc nào” , tác giả muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của văn chương ?

? Tóm lại , bằng bốn câu văn bàn về công dụng của văn chương . Hoài Thanh đã giúp ta hiểu những ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 94: Ý nghĩa văn chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24	Ngày soạn :15/1/2010
TIẾT 94	Ngày dạy:17//2/2010
 Ý NGHIÃ VĂN CHƯƠNG
 ( Hoài Thanh )
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công cụ và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.
 - Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
 - Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
 - Luận điểm và cách trình bày luận điểm vể một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
2.Kĩ năng
 - Đọc- hiểu văn bản nghị luận văn học.
 - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
 - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: : Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình
 C.PHƯƠNG PHÁP:	
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Em tiếp nhận được điều gì sau khi học xong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Tiếp cận với văn chương có nhiều điều ta cần hiểu biết . Nhưng điều cơ bản nhất cần phải biết là : văn chương có nguồn gốc từ đâu , văn chương là gì và văn chương có công dụng gì trong cuộc sống ? Bài viết “ Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh , một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu , một cách quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó .
 Học sinh đọc phần chú thích */ SGK
 Giáo viên giới thiệu thêm về nhà phê bình văn học Hoài Thanh .
Giáo viên cùng học sinh đọc văn bản 
 Tìm hiểu chú thích (4) , (7) , (9) , (11)
? Trong văn bản , tác giả đã bàn tới ý nghĩa văn chương trên những phương diện nào ? Hãy tìm bố cục ứng với các nội dung đó ?
 + Từ đầu …gợi lòng vị tha : nguồn gốc cốt yếu của văn chương .
 + Còn lại : công dụng của văn chương .
 Học sinh theo dõi đoạn đầu .
? Tác giả đã lí giải cái gốc tình cảm của văn chương như thế nào ? 
Khời nguồn của văn chương , sáng tạo văn chương 
? Hoài Thanh đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc của nhà thi sĩ hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết . Qua đây tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc củavăn chương như thế nào ?
Giáo viên : văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống 
 + Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương .
 + Xúc cảm yêu thương mãnh liệt trước cái đẹp là gốc của văn chương .
? Từ câu chuyện ấy Hoài Thanh đi đến kết luận gì ?Em hiểu kết luận này như thế nào ?
? Để làm rõ hơn nguồn gốc tình cảm nhân ái của văn chương , tác giả đã nêu tiếp một nhận định về vai trò tình cảm trong sáng tạo văn chương . Hãy chỉ ra câu văn đó ?
? Em hiểu nhận định này như thế nào ?
? Đọc văn chương ta thấy có những bài xuất phát từ tình thương người , nhưng cũng có những bài xuất phát từ tình cảm đả kích , châm biếm ( ca dao ) . Vậy em có suy nghĩ gì về quan điểm văn chương mà Hoài Thanh đã nêu ra ? 
Quan điểm đúng nhưng chưa thật toàn diện .
? Công dụng của văn chương được tác giả bàn tới trên các vấn đề nào ?
Văn chương khơi dậy lòng nhân ái , văn chương làm đẹp , giàu cho sự sống 
? Công dụng của văn chương đối với con người được diễn tả bằng những câu văn nào ?
? Trong các câu văn đó , tác giả đã cho thấy công dụng nào của văn chương ?
? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của tác giả ? * Giàu nhiệt tình , cảm xúc nên có sức cuốn hút người đọc
? Khi nói “ Có kẻ nói … mới thấy hay” tác giả muốn ta tin vào sức mạnh nào của văn chương ? Với câu văn “ Nếu pho lịch sử loài người … đến bậc nào” , tác giả muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của văn chương ?
? Tóm lại , bằng bốn câu văn bàn về công dụng của văn chương . Hoài Thanh đã giúp ta hiểu những ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương ?
? Văn bản đã cho em những hiểu biết mới mẻ , sâu sắc nào về văn chương ?
? Nhận xét về sự lập luận của tác giả trong văn bản ? * * Lập luận vừa có lí lẽ , vừa có cảm xúc , hình ảnh 
? Qua văn bản , em thấy thái độ , tình cảm gì cuả Hoài Thanh đối với văn chương ?
Am hiểu , có quan điểm rõ ràng , xác đáng về văn chương , trân trọng , đề cao văn chương 
I/ Giới thiệu chung :
Tác giả :
Tác phẩm : SGK / 61
II/ Đọc – Hiểu văn bản :
1/Đọc , giải nghĩa từ khó :
2/ Tìm hiểu văn bản 
a/Bố cục :
b/. Phân tích :
b.1) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương :
_ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài .
-> Nhân ái là nguồn gốc chính của văn chương .
_ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng , văn chương sáng tạo ra sự sống .
_ Hoặc hình dung sự sống , hoặc sáng tạo ra sự sống , nguồn gốc văn chương đều là tình cảm , là lòng vị tha .
-> Văn chương phản ánh đời sống , sáng tạo đời sống , làm cho đời sống tốt đẹp hơn .
=> Sự sáng tạo bắt đầu từ cảm xúc yêu thương tha thiết của nhà văn .
b/.2) Công dụng của văn chương :
a. Với con người :
_ “ Một người . . . hay sao ?”
_ “ Văn chương gây cho ta . . . đến trăm nghìn lần” .
-> Văn chương khơi dậy những trạng thái xúc cảm cao thượng của con người , mở rộng thế giới tình cảm của con người .
b. Với xã hội :
_ “ Có kẻ nói . . . mới thấy hay” .
-> Văn chương làm đẹp và hay những thứ bình thường .
_ “ Nếu pho lịch sử . . . đến bậc nào”. 
-> Khẳng định thi nhân , văn nhân đã làm giàu cho lịch sử nhân loại .
=> Văn chương làm giàu tình cảm con người , làm đẹp , làm giàu cho cuộc sống .
3/ Tổng kết :
 Ghi nhớ SGK / 63
III/. Hướng dẫn tự học
 - Tự tìm hiểu ý nghĩa một sốp từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích.
 - Học thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích.
 E /.RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doc97 Y NGHIAVAN CHUONG.doc