Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 44: Từ đồng âm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

* Hoạt động 2(15)

I. Tìm hiểu chung:

1. Thế nào là từ đồng âm?

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không có liên quan gì đến nhau.

2. Sử dụng từ đồng âm:

Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

* Hoạt động 3 (20)

II. Luyện tập:

1. cao (cao thấp, thuốc cao); ba (ba người, ba mẹ, quán ba); tranh (bức tranh, cỏ tranh, tranh giành); sang (sang năm, sang sông, sang trọng); nam (nam nhi, Nam Tước, nước Nam); sức (sức khoẻ, tờ sức-của quan lại xưa); nhè (khóc nhè, nhè chỗ hiểm mà đánh); tuốt (tuốt lúa, mất tuốt cả, leo tuốt lên cây); môi (cái môi, môi giới).

2. a.-cổ (đầu cổ): nghĩa gốc.

-cổ (cổ tay, cổ chân); cổ (cổ chai); cổ (cổ áo): nghĩa chuyển.

 b.-cổ: bộ phận của cơ thể nối đầu với chân-cái cổ (danh từ).

-cổ: xưa- ngôi nhà cổ (tình từ).

-cổ: cái trống-cổ động (động từ ghép).

-cổ: cô ấy-cổ đến kìa! (đại từ).

3. -Chúng tôi đang ngồi quanh bàn dể bàn kế hoạch.

- Con sông sâu đến nỗi không đo được độ sâu của nó.

-Năm qua, em đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.

4. Anh chàng đã dùng biện pháp từ đồng âm. Viên quan sẽ hỏi: “vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng mà” thì anh chàng nọ sẽ phải chịu thua.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 44: Từ đồng âm - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết: 44
NS: 26.10.15
 TỪ ĐỒNG ÂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âmkhi nói, viết.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản,phân biệt từ đồng âmvới từ nhiều nghĩa.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm, nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
3.Thái độ:
Có thái độ cẩn trọng, tránh gây lầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng từ đồng âm.
B. CHUẨN BỊ:
- HS: Đọc bài, soạn.
- GV: SGK, SGV, bảng phụ.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)Khởi động
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
- Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
- GV cho một ví dụ (bảng phụ). Gọi HS đọc, xác định từ trái nghĩa.
- Tiếng Việt rất phong phú, bên cạnh các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, còn một số từ đồng âm. Vậy từ đồng âm là gì? Cách sử dụng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS đọc. Trả lời: nhiều HS nêu ý kiến.
* Hoạt động 2(15’)
I. Tìm hiểu chung:
1. Thế nào là từ đồng âm?
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không có liên quan gì đến nhau.
2. Sử dụng từ đồng âm:
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
- Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
- Hỏi: Nghĩa của hai từ lồng này có quan hệ gì đến nhau không?
- Hỏi: Vậy từ đồng âm là gì?
* Chuyển ý: Cách sử dụng từ đồng âm như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
- Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
- Gọi HS đọc BT2(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Vậy để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, ta cần chú ý điều gì khi giao tiếp?
Hỏi:Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm?
* Chuyển ý: Để hiểu thêm về từ đồng âm và việc sử dụng từ đồng âm, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
- HS đọc. Trả lời: Lồng (1) nhảy dựng lên; lồng (2) chuồng nhỏ nhốt chim.
- Trả lời: Không.
- Trả lời (như nôïi dung ghi).
- HS đọc. Trả lời: do ngữ cảnh, ngữ pháp (lồng (1) động từ; lồng (2) danh từ).
-HS đọc. Trả lời: Hiểu 2 nghĩa: kho: nấu mặn (động từ); kho: nơi chứa (danh từ). HS thêm vào vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
- Phân tích, suy nghĩ, động não các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng.
* Hoạt động 3 (20’)
II. Luyện tập:
1. cao (cao thấp, thuốc cao); ba (ba người, ba mẹ, quán ba); tranh (bức tranh, cỏ tranh, tranh giành); sang (sang năm, sang sông, sang trọng); nam (nam nhi, Nam Tước, nước Nam); sức (sức khoẻ, tờ sức-của quan lại xưa); nhè (khóc nhè, nhè chỗ hiểm mà đánh); tuốt (tuốt lúa, mất tuốt cả, leo tuốt lên cây); môi (cái môi, môi giới).
2. a.-cổ (đầu cổ): nghĩa gốc.
-cổ (cổ tay, cổ chân); cổ (cổ chai); cổ (cổ áo): nghĩa chuyển.
 b.-cổ: bộ phận của cơ thể nối đầu với chân-cái cổ (danh từ).
-cổ: xưa- ngôi nhà cổ (tình từ).
-cổ: cái trống-cổ động (động từ ghép).
-cổ: cô ấy-cổ đến kìa! (đại từ).
3. -Chúng tôi đang ngồi quanh bàn dể bàn kế hoạch.
- Con sông sâu đến nỗi không đo được độ sâu của nó.
-Năm qua, em đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
4. Anh chàng đã dùng biện pháp từ đồng âm. Viên quan sẽ hỏi: “vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng mà” thì anh chàng nọ sẽ phải chịu thua.
- Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
- Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
- Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
- Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện.
- HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
- HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
- HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
- HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 4(5’)
- Củng cố:
- Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
- Tìm một bài ca dao trong đó có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản.
- Học bài. Chuẩn bị “Cảnh khuya, rằm tháng giêng”. 
à Soạn câu hỏi trong sgk. 
- HS đọc.
- Nghe, ghi tựa bài.

File đính kèm:

  • docTiết 44.doc
Giáo án liên quan