Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 30: Qua đèo Ngang

HS đọc lại hai câu đề

? Cảnh đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào ?

? Trong thời điểm đó tác giả đã miêu tả cảnh Đèo

 Ngang qua các chi tiết nào ?

? Sự lặp lại từ “chen” ở dòng thơ thứ 2 gợi tả cảnh

tượng thiên nhiên ở đây như thế nào ?

· Chủ thể trữ tình –một người phụ nữ miền Bắc

· đã đứng tuoi tưng

ng trải( được nhà vua mời vào trong kinh để dạy cung nữ ,làm chức Cung trung giáo tập ) nhưng lần đầu tiên rời nhà ,xa quê ,gặp cảnh bát ngát núi rừng trên con đèo chạy xô ra biển vào lúc buổi chiều tà nắng vàng đang nhạt dần .Đá và cỏ cây ,là và hao rậm rạp ,chen chúc .Cảnh vật phô bày vẻ hoang sơ ,vắng vẻ trong lặng lẽ càng khiến cho lòng nguời thênm ngỡ ngàng

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14636 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 30: Qua đèo Ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 	Ngày soạn: 24/9/2010
Tiết 30	Ngày dạy: 28/9/2010
 QUA ĐÈO NGANG
 BÀ HUYỆN THANH QUA
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Hiểu giá trị tư tưởng- nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
 -Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
 -Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
 -Nghệ thuật tả cảnh ,tả tình độc đáo trong văn bản .
2.Kĩ năng
 -Đọc –hiểu văn bản thơ Nôm viêt theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
 -Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
 3. Thái độ:
 Biết yêu cảnh đẹp thiên thiên của đất nước .Đồng cảmvới tác giả
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.ỔN định 
2.Kiểm tra 
- Đọc thuộc lòng bài “ Bánh trôi nước” tác giả Hồ Xuân Hương muốn thể hiện những suy nghỉ tình cảm gì qua bài thơ này ?
3.Bài mới :
Giới thiệu chung : Trong nền thơ cổ điển nước nhà , chúng ta đã được biết đến một nữ tác giả được tôn vinh là “ bà chúa thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương . Có một nhà thơ nữ khác tuy không sáng tác nhiều nhưng tên tuổi cũng rất nổi với phong cách thơ trang trọng , tao nhã . Đó là nhà thơ được gọi thêo chức tước và nơi làm quan của chồng : bà huyền Thanh Quan
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NÔI DUNG BÀI DẠY
? Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ?
Gv nhấn mạnh thêm vài điểm :
- Bà huyện Thanh Quan tên là Nguyễn Thị Hinh , sống ở thế kỉ XIX , quê ở làng Nghi Tàm , ven hồ Tâây , quận Tây Hồ , Hà Nội ngày nay . Cùng với Đoàn Thị Điểm , Hồ xuân Hương là 3 nhà thơ nữ có tiếng nhất ở thế kỉ XVIII – XIX . 
- Bà là người nổi tiếng hay chữ vì là con một ông Đốc học danh tiếng ( Nguyễn Văn Lí – từng đỗ thủ khoa và làm đốc học tỉnh Sơn Tây ) – nên được nhà vua mời vào kinh giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy các bà phi và các vị công chúa 
- Tác phẩm của bà huyện Thanh : Một số bài thơ bằng chữ Hán và chữ Nôm hoạ lại các bài thơ của nhà vua trong thời gian bà ở trong cung ( thất truyền ) , hiện nay chỉ thu thập được 6 bài thơ Nôm của bà 
- Thơ của bà thường viết về thiên nhiên , phần lớn vào lúc xế chiều , gợi lên cảm giác văng lặng buồn buồn . Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thuỷ mặc , chấm phá , diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ . Tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhơ ùthương da diết đối với quá khứ vàng son một đi chưa trở lại . Đó là các bài thơ hoài cổ , hoài thương rất điển hình . Đối với bà cái đẹp là dĩ váng . hiện tại vắng vẻ , hiu quạnh , chỉ là cái bóng mờ mờ của dĩ váng mà thôi 
GV hướng dẫn HS đọc : Giọng chậm chậm , buồn buồn . Càng về cuối giọng đọc càng ai oán , khắc khoải , chậm nhỏ dần . Đến 3 tiếng Trời , non , nướcđọc tách ra từng tiếng 
GV đọc mẫu , gọi HS đọc
? Em có nhận xét gì về sự giống nhau và khác nhau về bài thơ này và bài “ Bánh trôi nước” ? ( số câu , số tiếng trong câu , vần , nhịp )
 GV giới thiệu sơ lược về thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật 
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca trung đại Việt Nam . Các nhà thơ Việt Nam rất ưa dùng kiểu thơ cổ này 
Bố cục : gồm 4 phần : 
Đề : Nêu vấn đề 
Thực : giải thích rõ ý đầu bài 
Luận : phát triển rộng ý đầu bài
Kết : kết thúc toàn bài 
Nhịp : 4/3 hoặc 2/2/3
Vần : bằng , trắc 
Luật bằng trắc: Tiếng thứ 2 câu 1 là thanh bằng thì gọi là bài thơ thể bằng và ngược lại 
Đối : các tiếng trong câu 3 – 4 , 5 – 6 phải đối nhau trong từng cặp , giống nhau về từ loại , ngược nhau về thanh điệu 
HS đọc lại hai câu đề 
? Cảnh đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào ? 
? Trong thời điểm đó tác giả đã miêu tả cảnh Đèo
 Ngang qua các chi tiết nào ? 
? Sự lặp lại từ “chen” ở dòng thơ thứ 2 gợi tả cảnh 
tượng thiên nhiên ở đây như thế nào ?
Chủ thể trữ tình –một người phụ nữ miền Bắc
 đã đứng tuoiå tưng
øng trải( được nhà vua mời vào trong kinh để dạy cung nữ ,làm chức Cung trung giáo tập ) nhưng lần đầu tiên rời nhà ,xa quê ,gặp cảnh bát ngát núi rừng trên con đèo chạy xô ra biển vào lúc buổi chiều tà nắng vàng đang nhạt dần .Đá và cỏ cây ,là và hao rậm rạp ,chen chúc .Cảnh vật phô bày vẻ hoang sơ ,vắng vẻ trong lặng lẽ càng khiến cho lòng nguời thênm ngỡ ngàng 
? Bức tranh chụp cảnh Đèo Ngang có giống với hình dung của emvề cảnh đèo Ngang trong bài thơ không ? 
Giống ở cảnh hoang vắng nhưng thiếu những đường nét cụ thể cỏ cây chen đá ,là chen hoa
 HS đọc lại hai câu thực 
? Chỉ ra những từ ngữ ,hình ảnh đối nhau trong hai câu này ? 
? Hai câu thơ có sử dụng phép đảo ngữ ,hảy chỉ ra? 
? Nêu sức gợi tả của các từ láy trong hai câu thơ ?
? Qua các từ này ,em cảm nhận được sự sống ở đây như thế nào ? 
Trong hai câu thơ này bóng dáng con nguời thấp thoáng “dưới núi” nhỏ xíu ,thưa thớt ,do thế không làm vơi đi cái vắng vẻ .Cảnh bên sông chỉo lơ thơ mấy cái lều quán giữa chợ càng làm tăng thêm nỗi buồn -> cảnh vật hiện lên qua những đường nét ước lệ mờ nhạt .Cuộc sống đã thưa thớt lại càng tiêu điều thê lương với sự lác đác của lều chợ 
Từ những hình ảnh miêu tả và những nét vẽ ước lệ trên ,ta thấy cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên ,núi đèo bát ngát ,thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ .cảnh được nhìn vào lúc chiều tà ,lại với một tâm trạng cô đơn nên gợi lên cảm giác buồn ,vắng lặng
 HS đọc hai câu luận 
? Trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật ,phần luận cùng gồm hai câu thơ có cấu trúc đối . Hãy chỉ ra các biểu hiện của phép đối đó ? 
Đối ý ,đối thanh 
? Em hiểu gì về hai loài chim quốc và đa đa ? 
Theo truyền thuyết ,hai giống chim này là hiện thân của những người mất nước . Con chim quốc là tiền thân của vua Thục đế ,chim đa đa là tiền thân cùa Bá Di ,Thục Tề sau khi không ngăn đưôc vua nhà Chu cướp ngôi củøa nhà Thương bèn đem nhau lên núi ,không chịu ăn gạo của nhà Chu chỉ ăn rau vi ,sau đó chết hóa thành con chim cứ kêu liên miệng “bất thực cốc chu gia” (không ăn gạo nhà Chu ) 
? Hai câu thơ này bộc lộ cảnh và tâm trạng của nữ thi sĩ ra sao ? 
Tiếng chim đa đa và tiếng chim quốc kêu trên đèo vắng ,lúc chiều tà vốn đã thê lương ,nay càng khắc khoải trong lòng nhàa thơ nên càbng gợi thêm cái hiu hắt ,buồn vắng . Hai câu thơ không chỉ tả âm thanh mà còn tả cảm xúc (nỗi lòng ) . Đó là nỗi nhớ nước ,thương nhà ( và phải chăng niềm nhớ nướpc ở đây là sự tiếc quá khứ ) ,nỗi thương nhớ quê nhà ở đây là nỗi thương hớ phía Bắc mà bà vừa từ biệt ra đi 
Qua những phân tích trên ,ta thấy bà đau lòng về những biến động của xã hội ,kín đáo gửi nỗi nhớ tiếc một thời vàng son đã qua đi 
Nỗi buồn nhẹ nhàng ở đầu bài thơ đã trở nên mênh mông ,nặng trĩu ,đượm một nét thê lương trước cái mênh mông vô tận của trời đất . Cái vắng vẻ mờ nhạt của sự sống ,cái khắc khoải của tiếng chim kêu “mỏi miệng” với ngày tàn trong hốc núi ,đó là mạch của một tâm hp62n mình với cuộc đời 
? HS đọc hai câu cuối 
? Có sự đối lập nào ở đây ?
Trời ,non ,nước bát ngát ,rộng lớn thì mảnh tình riêng càng nặng nề ,khép kín bấy nhiêu 
? Tính hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” là gì ?
 HS thảo luận 
Một con người ,một nỗi buồn ,một nỗi cô lẻ không ai chia sẻ ngoài trời ,mây ,non nước bát ngát ,mênh mông hoang vắng , lặng lẽ nơi đỉnh đèo xa lạ . Đối diện và chiên ngưỡng thiên hiên vô tận ,vô cùng của thiên nhiên trong ánh hoàng hôn đang tắt ,lòng người phụ nữ càng thấy trống vắng nhỏ bé 
? Nội dung khái quát của hai câu cuối là gì ? 
? Toàn bài thơ tả cảnh đèo Ngang như thế nào ? 
? Tác giả viết bài thơ để tả cảnh hay cảnh chỉ là cớ để nhà thơ gửi gắm tâm sự ? Tác giả đã gửi gắm tam sự gì qua đây ?
I. Giới thiệu chung 
1. Tác giả : SGK
2 . Tác phẩm
2.1.Xuất xứ : Bài thơ được sáng tác khi tac 1giả lên đường vào Phú Xuân , lần đầu tiên tới Đèo Ngang
2.2.Thể thơ : Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú
II .Đọc , Tìm hiểu vb
1, Đọc , tìm hiểu chú thích 
. 
 2.Bố cục : 4 phần 
3. Phân tích 
 3.1 Hai câu đề :
 Bước tới đèo Ngang bóng xế ta 
Cỏ cây chen đá là chen hoa 
-> Điệp từ ,tiểu đối 
=> Cảnh rậm rạp ,hoang sơ vắng lặng 
3.2 Hai câu thực 
Lom khom dưới núi tiều vài chú 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà 
-> Từ láy gợi hình ,đảo ngữ ,phép đối 
=> Sự sống ít ỏi ,thưa thớt ,hoang sơ 
3.3 Haicâu luận 
Nhớ nước đau lòng con cuớc cuốc 
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ø 
-> Đối ,ẩn dụ , chơi chữ ,đảo ngữ 
=> Sự hoang vắng của cảnh vật và nỗi nhớ nước ,thương nhà bồn chồn của nhà thơ
3.4 Hai câu kết 
Dừng chân đứng lại trời ,non ,nước 
Một mảnh tình riêng ta với ta 
-> Hình ảnh đối lập 
=> Cảnh bao la không cùng ,con người buồn bã cô đơn ,nhỏ bé 
-> Nỗi nhớ nước ,thương nhà da diết ,âm thầm ,lặng lẽ 
4. Tổng kết 
a.nghệ thuật :
-Sử dụng thể thơ TNBCĐL điêu luyện
-S/dbút pháp nttả cảnh ngụ tình 
-S/d phép đối trong việc tả cảnh ,tả tình
 Từ ,láy.
b.ý nghĩa:
 -Bài thơ thể hện tâm trạng cô đơn thầm lặ
Lặng,nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
* Ghi nhớ : SGK – t. 104 
III.LUYỆN TẬP:
1.Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta.
2.Học thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
-Học thuộc lòng bài thơ
-Nhận xét về các cách biểu lộ cảm xúc của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc29- qua deo ngang ..doc