Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20, Bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

? Chỉ ra những từ ngữ hình ảnh ở hai đoạn văn mà theo em có giá trị biểu đạt tình cảm ?

· Ớ đọan 1 ta thấy có cáx từ ngữ “thương nhớ ơi ,xiết bao mong nhớ ,các câu văn kể về kỉ niệm .Ở đoạn 2 làa một chuỗi hình ảnh và liên tưởng .Tả tiếng hát đêm khuya trên đài -> tiếng hát trong tâmhồn ,trong tưởng tượng .

? Từ đó em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm ,cảm xúc ở hai đoạn văn trên ?

· Hai đoạn văn có cách biểu đạt khác nhau .Ở đoạn 1 người viết gọi tên đối tựong biểu cảm ,nói thẳng tình cảm cuảa mình .Đây là cách biểu cảm trực tiếp .Cách biểu cảm này thường gặp trong thư từ ,nhật kí văn chính luận

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20, Bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Ngày soạn:2/9/2010
Tiết 20	Bài 5	Ngày day:ï 8/9/2010
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN
 BIỂU CẢM
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu văn biểu cảm nẩy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người.
 -Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
 -Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm và đọc –hiểu văn bản.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Khai niệm văn biểu cảm .
 -Vai trò đặc điểm văn biểu cảm.
 - Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn biểu cảm.
2.Kĩ năng
 -Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
 -Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
 3. Thái độ.
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Oån định 
2. Kiểm tra 
- Nhắc lại những kiểu văn bản đã được học ở lớp 6 
3.Bài mới 
Giới thiệu bài :Trong đời sống ai cũng có tình cảm , Tình cảm đối với cảnh , đối với vật , đối với mọi người . Tình cảm của con người lại rất tinh vi , phức tạp , phong phú . Khi có tình cảm ròn nén , chất chứa không nói ra được thì ta dùng thơ , văn để biểu hiện tình cảm . Loại văn thơ đó người ta gọi là văn thơ biểu cảm . Vậy văn biểu cảm là loại văn như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu û qua tiết học này . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
HS đọc 2 bài ca dao –t.71
? Những bài ca dao trên thuộc nhóm những câu hát theo chủ đề nào mà em đã học ?
? Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm gì của người nói ?
?Người nói thổ lộ tình cảm để làm gì ? 
? Từ đây em hiểu khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm ?
Khi có những tình cảm đẹp ,chát chứa ,muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm 
HS nhớ lại bài “Nam quốc sơn hà” và “Phò gía về kinh”
? Những bàai thơ này có nội dung gì ? Qua nội dung của bài em thấy được tình cảm gì của tác gỉa ?
? Em có hay viết thư không ? viết thư để làm gì ?
? Từ cá ý trên em có thể khái quát lại người ta biểu cảm bằng phương tiện nào ? 
? Trong cuộc sống nhu cầu biểu cảm của con người có lớn không ? 
Trong cuộc sống con ngừơi luôn có nhu cầu biểu cảm .Đó là nhu cầu thừơng xuyên trong đời sống con ngừơi .Bản thân các em cũng thường bộc lộ tình cảm ,cảm xúc của mình . Vậy thế nào là văn biểu cảm ,nó cò những đặc điểm gì ?( GV chuyển ý)
HS đọc đoạn văn 1,2 mục 2 –t.72
? Mỗi đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì ? 
Đoạn 1 biểu hiện nỗi nhớ của ngừơi viết và nhắc lại những kỉ niệm giữa hai người .Đoạn 2 biểu hiên tình cảm gắn bó với quê hương đất nước 
? Chỉ ra những từ ngữ hình ảnh ở hai đoạn văn mà theo em có giá trị biểu đạt tình cảm ? 
Ớ đọan 1 ta thấy có cáx từ ngữ “thương nhớ ơi ,xiết bao mong nhớ ,các câu văn kể về kỉ niệm .Ở đoạn 2 làa một chuỗi hình ảnh và liên tưởng .Tả tiếng hát đêm khuya trên đài -> tiếng hát trong tâmhồn ,trong tưởng tượng .
? Từ đó em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm ,cảm xúc ở hai đoạn văn trên ?
Hai đoạn văn có cách biểu đạt khác nhau .Ở đoạn 1 người viết gọi tên đối tựong biểu cảm ,nói thẳng tình cảm cuảa mình .Đây là cách biểu cảm trực tiếp .Cách biểu cảm này thường gặp trong thư từ ,nhật kí văn chính luận 
 Còn đoạn 2 là một chuỗõi hình ảnh liên tưởng .Từ tiếng hát của cô gái -> thấm đẫm vào tâm hồn người nghe -> tiếng hát của quê hương ,ruộng vườn ,của nơi chôn nhau ,của đất nước .Qua sự cảm nhận đó của ngừoi viết ,ta thấy ngừoi viết đã bộc lộ tình yêu đối với quê hương .Như vậy tác gỉa không nói trực tiếp mà nói gián tiếp thể hiên tình yêu quê hương .Đây là cách biểu cảm thường gặp trong tác phẩm văn học .
? Có ý kiến cho rằng tình cảm cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm ,cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn .Qua hai đoạn văn trên ,em có tán thành ý kiến đó không ?( HS thảo luận )
Ta nhận thấy đó đều là tình cảm đẹpvô tư ,mang lí tưởng đẹp đầy tính nhân văn .Đó là tình cảm bạn bè ,gia đình ,tình yêu quê hương 
? Em đã học văn tự sự ,miêu tả .Có thể nhận ra trong hai đoạn văn này có chứa yếu tố tữ sự ,miêu tả .Nhưng em thấy các nội dung được biểu đạt có gì khác với nội dung của văn tự sự ,miêu tả ?
Đoạn 1 chứa yếu tố tự sự miêu (kể viễc) nhưng thông qua kể sự viễc để bộc lộ tình cảm .Đoạn 2 tác gỉa sử dụng yếu tố miêu tả ,nhưng từ miêu tả mà liên tưởng ,gợi ra cảm xúc sâu sắc .Ví vậy mà có thể thấy văn biểu cảm khác tự sự và miêu tả thông thường 
? Tóm lại ,văn biểu cảm là gì ? Văn biểu cảm thừong thể hiện qua những thể loại nào? Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tình chất như thế nào ? Có mấy cách biểu hiện tình cảm ?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Nhu cầu biểu cảm của con ngừơi 
Khi có nhưng tình cảm tốt đẹp chất chứa,muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì con người có nhu cầu biểu cảm.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
* Ghi nhớ SGK –t.73
II. Luyện tập 
Bài 1 Xác định đoạn văn biểu cảm .Nội dung biểu cảm 
HD : HS đọc kĩ đoạn văn .Xác định yếu tố biểu cảm thể hiện trong đoạn 
* Đoạn a. Không phải là đoạn văn biểu cảm vì chỉ nêu đặc điểm ,hình dáng ,công dụng của cây hải đường 
. Đoạn b. Là đoạn văn biểu cảm vì nó chứa những yếu tố biểu cảm 
+ Kể chuyện : “từ cổng vào lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường 
+ Miêu tả : Màu đỏ thắm ,lá to thật khoẻ ,sống lâu nên cội cành thường sần lên 
+ So sánh : trông dân dã như cây chè đất đỏ ,cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má núm đồng tiền 
+ Liên tưởng :bỗng nhớ năm xưa ,lần đầu tiên từ miền nam ra bắc lên thăm đền Hùng tôi đã ngẩn ngơ ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh 
=> Cảm xúc :người viết cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của cây hoa hải đường làm xao xuyến lòng người 
Bài 2: Nội dung biểu cảm ở hai bài “Sông núi nước Nam” , “Phò giá về kinh” 
- “Sông núi nước Nam” Tình cảm thẻ hịên ở việvkhẳng định chủ quyền độc lập ,dân tộc ,lãnh thổ của nứoc Đại Việt và quyết tâm đánh giặc
- “Phò giá về kinh” Tình cảm của người viết thể hiện ở việc gội lại những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta và quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh 
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
-Sưu tầm các bài văn,đoạn văn biểu cảm trên báo chí,tìm được đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện trong các văn bản đó.
-Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào tìm hiểu văn bản biểu cảm đã học.
E.RÚT KIMH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc20 -tim hieu chung ve van bieu cam.doc