Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I/ GIỚI THIỆU:

 1/ Tác giả:

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) quê ở thôn Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

- Đỗ đầu cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình. Làm quan 10 năm từ quan về ở ẩn

 2/ Tác phẩm:

- Bài thơ được sáng tác trong thời gian ở ẩn.

- Tác phẩm được sáng tác theo thể thơ “Thất ngôn bát cú Đường luật” (theo luật trắc).

II/ PHÂN TÍCH:

 1/ Giới thiệu bạn đến chơi nhà:

- Lời nói tự nhiên.

- Thái độ vui mừng Người bạn cũ lâu ngày mới đến nhà chơi.

 2/ Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà:

- Trẻ đi vắng.

- Chợ xa nha.

- Ao sâu khôn chài cá.

- Vườn rộng khó đuổi gà.

- Cải chưa ra cây.

- Cà mới nụ.

- Bầu vừa rụng rốn.

- Mướp đương hoa Cách nói quá, gây cười cho bạn vui và thông cảm hoàn cảnh của mình. Thực chất nhà thơ rất nghèo “Đầu trò tiếp khách trầu không có”có”

 3/ Bộc lộ tình cảm:

 “Ta với ta” Tuy 2 mà1 đó là tình cảm chân thành vượt lên trên lễ nghi thông thường.

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	8	Ngày soạn: 
Tiết 30
NS: 05.10.15	Ngày dạy: ..	
	BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
	Nguyễn Khuyến	
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. 
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. 
2. Kỹ năng: 
	- Nhận biết được thể loại của văn bản. 
	- Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. 
	- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. 
 3. Thái độ: 
- GD HS tình bạn trong sáng hồn nhiên
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- “Qua Đèo Ngang” được viết theo thể thơ nào?
- Đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết cảnh Đèo Ngang được miêu tả như thế nào? Đứng trước cảnh đó tâm trạng của tác giả ra sao? (Gợi ý: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả như thế nào? Đứng trước cảnh ấy tâm trạng nhà thơ ra sao)
- Giới thiệu bài: Dẫn vào bài bằng cách giới thiệu sơ lược về cuộc đời nhà thơ.
- Ghi tựa bài lên bảng. 
- Báo cáo sĩ số lớp.
- Cá nhân trả bài trả lời.
- Nghe + Ghi tựa bài vào tập.
* Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút)
I/ GIỚI THIỆU:
 1/ Tác giả:
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) quê ở thôn Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Đỗ đầu cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình. Làm quan 10 năm à từ quan về ở ẩn
 2/ Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác trong thời gian ở ẩn.
- Tác phẩm được sáng tác theo thể thơ “Thất ngôn bát cú Đường luật” (theo luật trắc).
II/ PHÂN TÍCH:
 1/ Giới thiệu bạn đến chơi nhà: 
- Lời nói tự nhiên.
- Thái độ vui mừng à Người bạn cũ lâu ngày mới đến nhà chơi.
 2/ Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà: 
- Trẻ đi vắng.
- Chợ xa nha.ø
- Ao sâu khôn chài cá.
- Vườn rộng khó đuổi gà.
- Cải chưa ra cây.
- Cà mới nụ.
- Bầu vừa rụng rốn.
- Mướp đương hoầ Cách nói quá, gây cười cho bạn vui và thông cảm hoàn cảnh của mình. Thực chất nhà thơ rất nghèo “Đầu trò tiếp khách trầu không có”có”
 3/ Bộc lộ tình cảm:
 “Ta với ta”à Tuy 2 mà1 đó là tình cảm chân thành vượt lên trên lễ nghi thông thường.
- GV gọi HS đọc chú thích ĩ SGK trang 104 + 105.
H: Hãy tóm tắt sơ lược về tiểu sử tác giả Nguyễn Khuyến?
 + Chốt ý à ghi bảng 
H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo thể thơ gì?
H: Cho biết cách hiệp vần trong bài thơ?
H: Bài thơ được sáng tác theo luật gì?
- GV giảng giúp HS nhận ra bài thơ làm theo luật trắc
- Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu từ khó.
 + Đọc mẫu-> Gọi HS đọc ( 2 HS )
+ Nhận xét cách đọc.
H: Bài thơ viết về chuyện gì?
H: Theo em, bài thơ này được sáng tác theo bố cục như thế nào? Cho biết nội dung chính từng phần?
- GV cho HS biết sẽ phân tích theo bố cục trên.
- GV yêu cầu HS đọc câu 1 và nêu nội dung chính.
H: Em có nhận xét gì về cách nói và thái độ của tác giả đối với khách?
H: Qua lời chào hỏi, em nhận ra gì về quan hệ của nhà thơ đối với khách?
H: Dựa vào từ ngữ nào em biết đó là quan hệ bạn bè thân thiết .
+ GV giảng, chuyển ý. 
- GV gọi HS đọc câu 2 – 5.. 
H: Với quan hệ bạn bè thân thiết phải tiếp đãi như thế nào cho xứng?
H: Nhà thơ đã tiếp đãi bạn như thế nào?
+ Gợi ý: Hoàn cảnh bạn đến chơi nhà là như thế nào?
H: Em hãy giải thích vì sao sau lời mời thì tác giả nhắc đến chuyện chợ xa, trẻ đi vắng, điều đó cho thấy tình cảm của nhà thơ đối với khách như thế nào?
 + Cho HS thảo luận.
H: Em nhận ra được gì ở cách nói của tác giả? Vì sao em biết điều đó?
H: Cách nói không mà có có tác dụng gì?
H: Theo em, nhà thơ trình bày hoàn cảnh của mình có phải than nghèo với bạn không? Vì sao?
+ Cho HS thảo luận. 
- GV cho HS đọc câu 8.
H: Ta với ta là ai với ai?
H: Theo em nhà thơ muốn nói gì với bạn?
H: Như vậy có phải Nguyễn Khuyến coi trọng tình bạn xem thường vật chất phải không? Vì sao?
 + Cho HS thảo luận 
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
H: Hãy so sánh “ta với ta” trong bài thơ với “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang”?
 + Cho HS thảo luận
 + Nhận xét, bổ sung à Giảng bình.
- Cá nhân đọc chú thích.
- Cá nhân: tóm tắt
- Cá nhân trả lời dựa vào chú thích.
- Cá nhân: câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8 à Vần a.
- Cá nhân: Luật trắc.
- Nghe giảng.
- Nghe
- Cá nhân: đọc
- Cá nhân: Bạn đến nhà chơi, không có đủ các thứ để đãi bạn, chỉ tiếp bằng lời.
- Cá nhân: Bố cục:
 + Câu 1: Giới thiệu sự việc bạn đến nhà chơi.
 + Câu 2 đến câu 7: Trình bày hoàn cảnh của mình 
 + Câu 8: Bộc lộ tính chất chân thành.
- Cá nhân đọc câu 1: Giới thiệu bạn đến chơi nhà.
- Cá nhân nêu nhận xét.
- Cá nhân: Quan hệ bạn bè thân thiết.
- Cá nhân: Đã bấy lâu nay. 
- Cá nhân đọc bài.
- Cá nhân: Đàng hoàng chu đáo ân cần.
- Cá nhân trả lời dựa vào câu 2 – 7.
- Cá nhân: Trẻ đi vắng, chợ xa nhà.
- Nhóm: Muốn đãi bạn đàng hoàng, chu đáo với đủ các món ngon à Nhà thơ rất quý bạn .
- Cá nhân: Cách nói không mà có, trầu không có.
- Cá nhân: Gây cười mong bạn thông cảm.
- Nhóm: Không phải than nghèo vì nhà thơ rất có lòng
- Cá nhân đọc câu thơ.
- Cá nhân: Nhà thơ với bạn. 
- Cá nhân: Tình bạn chân thành còn hơn vật chất.
- Nhóm: Không phải vì nhà thơ muốn kết hợp giữa vật chất và tinh thần (nhà thơ nhắc đến nhiều lần chuyện ăn).
- Nhóm: Ta với ta (Qua Đèo Ngang)à Số ít. Ta với ta (Bác đến chơi nhà) à Số nhiều (2 người), cũng là số ít (một thể thống nhất )
* Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút)
III/ TỔNG KẾT: 
 Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến nhà chơi, để rồi hạ một câu kết: “Bác đến chơi đây, ta với ta”, nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.
* Luyện tập: 
H: Hãy tóm tắt những giá trị về nội dung và hình thức bài thơ?
 + Chốt ý
 + Ghi bảng
- Hướng dẫn HS làm bài tập + Cho HS đọc và nêu yêu cầu. 
 + Nhận xét
- Giảng tổng kết bài 
- Chuyển ý.
H: So sánh ngôn ngữ bài thơ của Nguyễn Khuyến với đoạn trích: Chinh phụ ngâm khúc của bà Đoàn Thị Điểm?
- Cá nhân trả lời dựa vào ghi nhớ SGK 95.
- Cá nhân đọc và nêu yêu cầu: Tìm hàm ý cụm từ “ta với ta”.
+ Nguyễn Khuyến: ngôn ngữ đời thường.
+ Đoàn Thị Điểm: ngôn ngữ bác học.
Þ Cả 2 đều đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
H: Em nhận ra được gì về tình bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”?
H: Tài học vấn của Nguyễn Khuyến xuất sắc như thế nào?
- Học bài.
- Chuẩn bị: “Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”.
- Cá nhân trả lời dựa vào bài học.
- Cá nhân thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 

File đính kèm:

  • docTiet 30 moi.doc
Giáo án liên quan