Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 12, Bài 3: Quá trình tạo lập văn bản

trên khi tiến hành tạo lập văn bản không?

· Hầu hết các em chỉ mới chú ý nói (viết ) về vấn đề mà GV đưa ra để thầy cô chấm điểm và lấy điểm chưa quan tâm thật sự là nói (viết ) cho ai để thực sự muốn nói một điều gì đó thất cần thiết với ai .Chính vì sai sót đó đã ảnh hưởng trong ,viết tùy tiện ,tùy hứng ,lan man ,lung tung ,thậm chí lạc đề ,sa vào những chỗ không cần thiết . Từ đây ,em có thể thấy việc quan trọng nhất trong tạo lập văn bản là sự định hướng chính xác ,đúng đắn

? Sau khi định hướng ,em đà có thể bắt tay vào việc tạo lập văn bản ngay chưa ?

? Một văn bản thường rất hiếm khi có một câu hay ,một ý .Vậy khi một văn bản gồm nhiều ý thì sẽ nảy sinh nhu cầu làm việc gì ? Công việc ấy cần đạt được những yêu cầu gì ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12052 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 12, Bài 3: Quá trình tạo lập văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	Ngày soạn:23/8/2010
Tiết 12	Bài:3	Ngày dạy:26/8/2010
 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
 Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết ,bố cục và mạch lạc trong văn bản .Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc –hiểu văn bản vào việc nói.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn
 2.Kĩ năng
 -Tạo lập văn bản có bố cục ,liên kết ,mạch lạc .
 3. Thái độ:
 C.PHƯƠNG PHÁP:Tích hợp với phần văn bản đã hoc.
 D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổån định 
2. Kiểm tra 
 - E m hiểu thế nào là mạch lạc ?
- Để văn bản có tính mạch lạc cần có các điều kiện gì ?
 3. Bài mới 
 * Giới thiệu bài :Trong thời gian vừa qua chúng ta đã được tìm hiểu những kiến thức về văn bản :liên kết ,bố cục ,mạch lạc . Những kiến thức này là cơ sở để ta tạo lập một văn bản đúng ,hay .Bài học hôm nay sẽ gíup các em định hình rõ hơn việc tạo lập văn bản 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Kết hợp tìm hiểu lại văn bản “Cuộc chia tay của nhữnh con búp bê” để định hình kiến thức 
? Thử suy nghĩ xem tác gỉa viết văn bản này cho ai ? (Câu chuyện có phái viết ra để đọc cho vui không ?) 
 HS thảo luận 
Khi viết một văn bản người viết đều nhằm hướng tới phục vụ cho một đối tượng nào đó .Tác gía văn bản này cũng thế ,viết văn bản (câu chuyện )để gửi toàn xã hội với thông điệp mọi người hãy quan tâm đến quyên lới cúa trẻ em và định ra trách nhiệm của những bậc làm cha ,làm mẹ 
? Tương tự ,hãy nhớ lại bài ca dao “Công cha như núi ngất trới..”và thử nhận xét xem vì sao người ta viết ra một lời ru có sức lay động lòng người đến thế ? 
Người hát ru muốn truyền vào tâm hồn trẻ những lời tha thiết về công cha nghĩa mẹ 
? Qua hai văn bản vừa nêu ,em thấy vì lẽ gì mà con người lại muốn tạo lập văn bản ? 
Tác giảdân gian khi tạo ra khúc hát ru là muốn tạo giãi bày tình cảm yêu thương của cha mẹ đối với con cái .Từ đó kêu gọi bổn phận của người làm con phải biết đến công ơn sinh thành dưỡng dục ấy để phụng thờ báo đáp cha mẹ ,sống sao cho xứng đáng với công ơn trời biển ấy 
Cũng như trên ,văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”ûmuốn đề cập đến một vấn đề đau lòng nhức nhối của thời đại :đó là tình trạng li hôn của bậc làm cha ,làm mẹ dẫn đến đổ vỡ trong gia đình ,trong tâm hồn trẻ con 
=>Như vậy ,khi tạo lập một văn bản người viết thực sự muốn gửi gắm một điều gì đó thật cần thiết với đối tượng mà mình muốn nói đến .Tức là khi tạo lập một văn bản ,cần định hướng chính xác là văn bản nói (viết ) cho ai ,viết về cái gì và viết để làm gì .Đây là công việc đầu tiên khi tiến hành tạo lập văn bản 
? Nhìn lại các văn bản đã tạo lập ,em thử xem mình đã quan tâm đến các ý trên khi tiến hành tạo lập văn bản không? 
Hầu hết các em chỉ mới chú ý nói (viết ) về vấn đề mà GV đưa ra để thầy cô chấm điểm và lấy điểm chưa quan tâm thật sự là nói (viết ) cho ai để thực sự muốn nói một điều gì đó thất cần thiết với ai .Chính vì sai sót đó đã ảnh hưởng trong ,viết tùy tiện ,tùy hứng ,lan man ,lung tung ,thậm chí lạc đề ,sa vào những chỗ không cần thiết . Từ đây ,em có thể thấy việc quan trọng nhất trong tạo lập văn bản là sự định hướng chính xác ,đúng đắn 
? Sau khi định hướng ,em đà có thể bắt tay vào việc tạo lập văn bản ngay chưa ?
? Một văn bản thường rất hiếm khi có một câu hay ,một ý .Vậy khi một văn bản gồm nhiều ý thì sẽ nảy sinh nhu cầu làm việc gì ? Công việc ấy cần đạt được những yêu cầu gì ?
 HS thảo luận 
T rong thực tế ta có thể thấy rất ít những văn bản chỉ có một câu ,một ý Mà nó gồm nhiều ý (tức nhiều sự việc ,tình tiết )Khi văn bản gồm nhiều ý thì nhất thiết phải xây dựng bố cục ,sắp xếp các ý đó theo một trình tự hợp lí để đảm bảo sự rành mạch của văn bản 
? Em có thường sắp xếp các ý ,các phần khi làm tập làm văn không ?Từ đó em thấy sự chú ý hay không chú ý xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả bài làm ? 
 Phần lớn các em khi làm bài văn ít khi làm công việc sắp xếp các ý ,các phần mà thường viết tùy tiện ,tùy hứng .(chỉ một số em chuẩn bi ).Từ đó các em thấy việc chú ý xây dựng bố cục đã ảnh hưởng cụ thể ,trực tiếp và quan trọng đến kết qúa bài làm .Bài làm có bố cục rành mạch ,hợp lí thể hiện đúng định hướng thì bài làm sẽ có chất lượng tốt .Ngược lại thì ý tứ sẽ rời rạc ,lủng củng ,không tạo được sự liên kết rành mạch thì chắc chắn bài làm là không tốt .
? Có phải khi xây dựng xong bố cục là hoàn thành việc tạo lập văn bản hay không ? Cần phải làm gì tiếp theo ?
 Khi xây xong bố cục không phải là công đoạn cuối cùng của việc tạo ra văn bản . Mà việc diễn đạt thành lời ,biến bố cục thành một bài văn mới là công việc chính chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình tạo lập một văn bản ,bởi khi diễn đạt phải cốt làm sao cho rõ ý ,các ý có sự liên kết và tạo được sự rành mạch ,thống nhất 
? Sau khi hoàn thành,văn bản có cần kiểm tra hay không ? Nếu co ùta kiểm tra trên những phương diện nào ? 
? Khi tạo ra mọt văn bản nhất thiết phải có sự kiểm tra lại .Kiểm tra trước hết xem nội dung (Mục đích tạo lập văn bản đã được biểu hiện rõ chưa ?đã có sự liên kết giữa các ý và bài văn có mạch lạc hay không ?) Đồng thời qua kiểm tra về nội dung ta chú ý theo đó luôn là hình thức trình bày :viết đúng chính tả không ,câu viết đúng ngữ pháp chưa ? 
? Tóm lại ,để tạo lập một văn bản rành mạch ,hợp lí cần tiến hành qua những bước nào ?
* Viết bài tập làm văn số 01 ở nhà 
 Đề bài : Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè ( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc một cánh đồng , khu rừng nơi em ở ) 
+ Yêu cầu : Làm kiểm tra Tập làm văn – Thứ 3 , ngày 31. 8. .2010 nộp bài đầy đủ
* Đáp án và biểu điểm:
Mở bài:giới thiệu phong cảnh ,cánh đồng ,rừng núi(1đ)
Thân bài:kể và miêu tả những đặc sắc.,một cách có chọn lọc và sáng tạo.(7đ)
Thân bài:phát biêu cảm nghĩ và thể hiện những suy nghĩ về cảnh đẹp đó.(1đ)
-trình bày sạch sẽ ,chữ viết đẹp (1đ)
I.TÌM HIỂU CHUNG: 
1..Các bước tạo lập văn bản 
- Định hướng chính xác 
- Tìm ý và sắp xếp ý 
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu , đoạn văn chính xác , 
- Kiểm tra văn bản vừa tạo lập 
2. Ghi nhớ :SGK –t46
II .Luyện tập 
ĐH : Bài 1 ,4 HS tự làm 
 Bài 2,4 HS thảo luận với nhau trong tổ ,thống nhất phương án giải quyết 
Bài 2 :
HD : Tìm hiểu xem nội dung bài viết đã phù hợp với yêu cầu chưa 
Hình thức diễn đạt đã hợp lí chưa 
* Giải :a. Cách trình bày nội dung của bạn ấy không phù hợp .Bạn mới chỉ làm công việc thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập .M à cơ bản phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn 
b . Trong cách trình bày bạn đã không xác định đúng đối tượng giao tiếp ,bản báo cáo này được trình bày với HS chứ không phải với thầy ,cô giáo ,do đó bạn phải đổi lại đối tượng giao tiếp 
Bài 3 :
HD : HS thảo luận với nhau trong tổ .Căn cứ vào một dàn bài cụ thể (dàn bài mẫu ) để tìm hiểu các vấn đề đặt ra
* Giải :a .Dàn bài là một cái sườn ,hay còn gọi là đề cương ,để người làm bài dựa vào đó mà tạo lập nên văn bản chứ chưa phải là bản thân văn bản .Sau khâu lập dàn bài là khâu là khâu viết ,nói thành văn .Vì thế dàn bài cần viết rõ ý nhưng càng ngắn gọn càng tốt ,lời lẽ trong dàn bài do đó không nhất thiết phải là những câu văn hòan chỉnh ,tuyệt đối đúng ngữ pháp và luôn liên kết chặt chẽ 
b. Các phần các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu được quy định chặt chẽ
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Tập viết một đoạn văn có tính mạch lạc.
E.RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc12-qua trinh tao lap vb.doc