Nội dung ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7

A. Phần Tiếng Việt:

Câu 1.

Thế nào là câu rút gọn? Mục đích của việc rút gọn câu? Có mấy kiểu câu rút gọn?

Câu 2. Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn?

Câu 3: Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau và cho biết thành phần nào bị rút gọn

a. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về?

b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng ( ).

c. Những ai ngồi đấy?

- Ông Lí cựu với ông Chánh hội

d. Ít lâu nay, có một loài lạ lạc vào vườn. Anh chim sẻ xưa nay vẫn to hó đứng trong đầu nhà, kêu tẹc tẹc như không được điềm tĩnh và đều đặn như mọi khi. Ra vẻ thảng thốt. Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương dò dẫm, tìm kiếm nơi ăn chốn ở trong vườn nhà mình.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 ( Ngày 17/02/2020)
CÂU HỎI:
Phần văn bản:
Yêu cầu học sinh học thuộc: Khái niệm tục ngữ; các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; tục ngữ về con người và xã hội; nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh).
Câu 1. 
Thế nào là tục ngữ? Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm gì về hình thức? 
Câu 2. 
Nêu nội dung của những câu tục ngữ sau.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Một cây làm chằng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Đói cho sạch rách cho thơm
Câu 3: Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao
Câu 4: Trình bày những suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Người ta là hoa đất”.
Câu 5: So sánh hai câu tục ngữ sau: 
- Không thầy đố mày làm nêm
- Học thầy không tày học bạn.
Theo em những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? 
Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản trên?
Câu 7: Từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước.
Phần Tiếng Việt: 
Câu 1.
Thế nào là câu rút gọn? Mục đích của việc rút gọn câu? Có mấy kiểu câu rút gọn? 
Câu 2. Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn?
Câu 3: Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau và cho biết thành phần nào bị rút gọn
Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về?
Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng ().
Những ai ngồi đấy?
- Ông Lí cựu với ông Chánh hội
Ít lâu nay, có một loài lạ lạc vào vườn. Anh chim sẻ xưa nay vẫn to hó đứng trong đầu nhà, kêu tẹc tẹc như không được điềm tĩnh và đều đặn như mọi khi. Ra vẻ thảng thốt. Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương dò dẫm, tìm kiếm nơi ăn chốn ở trong vườn nhà mình.
Câu 4: Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau, và cho biết chúng có tác dụng gì?
Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.
- Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo: 
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường
Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt Nhớ một trưa hè gà gáy khan  Nhớ một thành xưa son uể oải  
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen là đá chen hoa
Câu 5: Tìm các câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng.
Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa. 
Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. 
Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế? 
Câu 6: Các câu in đậm sau đâu có phải là câu đặc biệt không? Vì sao?
Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại.
Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên:
Cá heo!
Thì ra cá heo thấy chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng chạy theo
C. Phần tập làm văn:
Câu 1: Xác định luận điểm trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh).
Câu 2: Hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.
Câu 3: Chỉ ra luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong “Học thầy, học bạn” (sgk/20) nhận xét về sức thuyết phục của nó.
Câu 4: Lập dàn ý cho bài văn sau: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Câu 5: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên” Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Câu 6: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Câu 7: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Câu 8: Giải thích câu: Chớ nên tự phụ.
Câu 9. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
-CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT-
Giáo viên soạn câu hỏi:
Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Thị Quý
Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Vân Anh
Nguyễn Thị Thắm

File đính kèm:

  • docxCau hoi on tap Van 7_12758859.docx
Giáo án liên quan