Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 51: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Học sinh đọc văn bản SGK / 146 .

? Văn bản trên viết về những bài ca dao nào ?

? Đọc lại bài ca dao đó ?

? Tác giả đã cảm nhận như thế nào về hai câu thơ đầu .

? Ở hai câu thơ sau tác giả đã liên tưởng ra sao ?

? Sự liên tưởng , tưởng tượng đó dựa trên hình ảnh , chi tiết nào của câu ca dao ?

? Ở bài ca dao sau , đối với hai câu thơ đầu tác giả có cảm nghĩ gì ?

? Ở hai câu thơ sau người viết có cảm nhận ra sao ?

? Tác giả trình bày những cảm xúc liên tưởng , hồi tưởng trên dựa vào hình ảnh , chi tiết nào của bài ca dao ?

· Văn bản trên đã bộc lộ cảm nghĩ của Nguyên Hồng về hai bài ca dao . Vậy phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc tưởng tượng , liên tưởng , suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó .

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 51: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13	 Ngày soạn:4/11/2010 TIẾT 51 Ngày dạy:13/11/2010
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 - Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Yêu cầu cảu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 - Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2.Kĩ năng
 - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
 - Viết dược những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề ,thuyết trình
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định .
2. Bài cũ : 
- Đọc ghi nhớ bài : Các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm .
- Chấm bài tập : 1 , 2 .
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Để làm 1 bài văn biểu cảm trong tác phẩm văn học chúng ta phải làm cách nào và bố cục của nó ra sao ? thì bài học hôm nay , sẽ giúp các em trả lới cho câu hỏi đó .
 Học sinh đọc văn bản SGK / 146 .
? Văn bản trên viết về những bài ca dao nào ?
? Đọc lại bài ca dao đó ?
? Tác giả đã cảm nhận như thế nào về hai câu thơ đầu .
? Ở hai câu thơ sau tác giả đã liên tưởng ra sao ?
? Sự liên tưởng , tưởng tượng đó dựa trên hình ảnh , chi tiết nào của câu ca dao ?
? Ở bài ca dao sau , đối với hai câu thơ đầu tác giả có cảm nghĩ gì ?
? Ở hai câu thơ sau người viết có cảm nhận ra sao ?
? Tác giả trình bày những cảm xúc liên tưởng , hồi tưởng trên dựa vào hình ảnh , chi tiết nào của bài ca dao ?
Văn bản trên đã bộc lộ cảm nghĩ của Nguyên Hồng về hai bài ca dao . Vậy phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc tưởng tượng , liên tưởng , suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó .
? Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ?
 Học sinh đọc Ghi nhớ / SGK .
 Giáo viên : 
 Giới thiệu bố cục 3 phần của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .
1_ Mở bài :
 Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm .
2_ Thân bài :
 Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên .
3_ Kết bài : Ấn tượng chung về tac phẩm .
_ Nêu bố cục và nhiệm vụ từng phần của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ?
 Học sinh đọc Ghi nhớ / SGK .
I / Tìm hiểu chung 
1/. Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ?
Văn bản trên đã bộc lộ cảm nghĩ của Nguyên Hồng về hai bài ca dao . Vậy phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc tưởng tượng , liên tưởng , suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó
Ghi nhớ : SGK – 147
2/_ Bố cục của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học :
- Gồm 3phần
1- Mở bài :
 Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm .
2_ Thân bài :
 Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên .
3_ Kết bài : Ấn tượng chung về tac phẩm .
_ Nêu bố cục và nhiệm vụ từng phần của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học 
*Ghi nhớ / SGK – t . 147
II/ Luyện tập :
	Lập dàn ý cho đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”của Hồ Chí Minh .
 Dàn bài :
1-Mở bài : Giới thiệu về Hồ Chí Minh và tình yêu đối với trăng của nhà thơ . Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya .
 _ Cảm nghĩ khái quát về bài thơ : Thích cảnh trăng đẹp , huyền ảo , lung linh và khâm phục , ngưỡng mộ Bác Hồ : Một vị lãnh tụ có lòng yêu thiên nhiên , yêu nước sâu sắc , có phong thái ung dung , lạc quan .
2- Thân bài : 
 	a) Cảm nghĩ về hai câu thơ đầu :
	“ Tiếng suối trong … lồng hoa” .
Câu 1 : Dùng phép so sánh à tiếng suối chảy êm dịu , thanh thoát như tiếng hát xa vẳng lại , em cảm thấy tiếng suối có hồn , trẻ trung , tràn đầy sức sống gần gũi với con người .
Câu 2 : Dùng điệp từ “ lồng” hình ảnh gợi cảm .
 _ Trăng , cổ thụ , hoa à trăng đẹp , lung linh , chập chờn quyện hoà với câu cổ thụ , hoa à Cảnh ấm áp , hoà hợp , quần quýt .
	b) Cảm nghĩ về hai câu thơ sau :	“ Cảnh khuya … nước nhà” .
Câu 3 : Gắn kết tự nhiên với hai câu thơ đầu miêu tả cảnh đẹp Việt Bắc trong đêm trăng như bức tranh vẽ . Đồng thời gợi mở vẻ đẹp tâm hồn , nhân cách của nhà thơ .
 _ Điệp liên hoàn “ chưa ngủ” à Bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của Bác : Niềm say mê cảnh đẹp thiêng nhiên và nỗi lo lắng đến vận mệnh đất nước . Hai vẻ đẹp ấy hoà hợp trong con người Bác gợi trong em niềm tự hào : Bác Hồ vừa là người chiến sĩ , vừa là nghệ sĩ . Đồng thời em khâm phục phong thái ung dung , lạc quan của Bác .
3- Kết bài :
 _ Tự hào về Bác : nhà thơ , nhà chiến sĩ .
 _ Bài thơ để lại cảm xúc sâu xa trong người đọc . Thiên nhiên đẹp , con người đẹp .
III. Hưởng dẫn tự học
- Dựa vào dản ý đã lập, viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ đã học.
E/.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc50- cach lam bai van bieu cam ve tpvh.doc