Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Thanh Hương

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

 ? Đề văn đưa ra yêu cầu gì ? Người làm bài có cần giải thích tại sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không? vì sao ?

 - Đề yêu cầu giải thích một câu tục ngữ. Cần làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của tục ngữ. Vì nếu không nắm vững yêu cầu cơ bản đó, chắc chắn người viết phải lạc đề, xa đề.

? Để tìm ý giải thích, ta làm bằng cách nào?

 - Bằng cách đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Có ý nghĩa như thế nào?

- Liên hệ với các câu ca dao tục ngữ tương tự.

- Hỏi người hiểu biết hơn, tra từ điển, tự mình suy nghĩ thấu đáo thêm, liên hệ với các câu ca dao tục ngữ tương tự.

 ? Vậy, em có thể rút ta kết luận gì về việc tìm hiểu đề và tìm ý cho một bài văn lập luận giải thích ?

 - Tìm hiểu đề giúp bài viết đáp ứng đúng yêu cầu của đề, tránh lạc đề.

- Tìm ý giúp cho bài viết đầy đủ ý.

Bước 2: Lập dàn bài

? Một bài văn nghị luận cĩ bố cục gồm mấy phần. Đó là những phần nào?

- Một bài văn nghị luận gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

 ? Mở bài trong bài văn nghị luận giải thích cần đạt yêu cầu gì?

- Phần mở bài phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu.

? Thân bài ta làm gì ? Để cho ý nghĩa câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” trở nên dễ hiểu đối với người nghe thì nên sắp xếp những ý đã tìm được theo thứ tự nào?

+ Cc nhĩm thảo luận (3’).

 - Lần lượt trình bày các nội dung:

 + Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng., nghĩa sâu.

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Thanh Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Nguyễn Thị Thanh Hương
Bài 26 - Tiết 107 
Tuần dạy: 29
Ngày dạy: 9/3/2015
CÁCH LÀM BÀI VĂN
 LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
 Tập làm văn :
 1. MỤC TIÊU:
 1.1 Kiến thức:
	- Biết hệ thống hóa những kiến thức cần thiết ( về tạo lập văn bản ,văn bản lập luận giải thích) để dễ dàng nắm được cách làm bài nghị luận giải thích. 
 - Hiểu được cách thức cụ thể các bướùc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 
 1.2 Kĩ năng:
	- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
 1.3 Thái độ:
	- Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài.
 2. TRỌNG TÂM:
 - Các bướùc làm một bài văn lập luận giải thích.
 3. CHUẨN BỊ:
 3.1 Giáo viên : Bảng phụ 
 3.2 Học sinh : Vở soạn, tập ghi, SGK.
 4. TIẾN TRÌNH:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Sĩ số: Vắng: CP:
	 KP:
 4.2 Kiểm tra miệng: 
 * Câu 1: Thế nào là giải thích trong văn nghị luận ? Người ta thường giải thích bằng các cách nào? (6đ)
 - Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
 - Người ta thường giải thích bằng các cách: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hệ quả, cách đề phòng hoặc nói theo của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
	* Câu 2: Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích? (3đ)
 -> Cách làm bài văn lập luận giải thích gồm có 4 bước :
 - Tìm hiểu đề, tìm ý.
 - Lập dàn bài.
 - Viết bài .
 - Đọc và sửa chữa.
 4.3 Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS.
* Hoạt động 1 : Vào bài: 
Quy trình làm một bài văn nghị luận giải thích cũng tương tự như quy trình làm một bài văn nghị luận chứng minh. Nhưng với kiểu bài nghị luận giải thích vẫn có những cách thức cụ thể riêng phù hợp với đặc điểm của kiểu bài này. Để hiểu rõ chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích. 
¨Gọi HS đọc đề bài SGK/84.
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
 ? Đề văn đưa ra yêu cầu gì ? Người làm bài có cần giải thích tại sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không? vì sao ?
 - Đề yêu cầu giải thích một câu tục ngữ. Cần làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của tục ngữ. Vì nếu không nắm vững yêu cầu cơ bản đó, chắc chắn người viết phải lạc đề, xa đề.
? Để tìm ý giải thích, ta làm bằng cách nào?
 - Bằng cách đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Có ý nghĩa như thế nào? 
- Liên hệ với các câu ca dao tục ngữ tương tự.
- Hỏi người hiểu biết hơn, tra từ điển, tự mình suy nghĩ thấu đáo thêm, liên hệ với các câu ca dao tục ngữ tương tự.
 ? Vậy, em có thể rút ta kết luận gì về việc tìm hiểu đề và tìm ý cho một bài văn lập luận giải thích ? 
 - Tìm hiểu đề giúp bài viết đáp ứng đúng yêu cầu của đề, tránh lạc đề.
- Tìm ý giúp cho bài viết đầy đủ ý.
Bước 2: Lập dàn bài
? Một bài văn nghị luận cĩ bố cục gồm mấy phần. Đó là những phần nào? 
- Một bài văn nghị luận gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
 ? Mở bài trong bài văn nghị luận giải thích cần đạt yêu cầu gì? 
- Phần mở bài phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu.
? Thân bài ta làm gì ? Để cho ý nghĩa câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” trở nên dễ hiểu đối với người nghe thì nên sắp xếp những ý đã tìm được theo thứ tự nào?
+ Các nhĩm thảo luận (3’). 
 - Lần lượt trình bày các nội dung: 
 + Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng., nghĩa sâu.
 + Đặt ra và trả lời các câu hỏi:
   Đi một ngày là đi đâu ?
   Một sàn khôn là gì ?
   Vì sao lại “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
   Đi như thế nào ?
   Học như thế nào ?
 + Liên hệ với các câu tục ngữ tương tự.
GV kết luận.
 ? Vậy phần kết bài của lập luận giải thích cần đạt yêu cầu gì ?
- Nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người.
? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn giải thích ?
 - Việc lập dàn bài giúp bài viết đảm bảo đúng bố cục, đủ ý, đúng trình tự.
Bước 3: Viết bài
¨GV cho HS đọc các đoạn mở bài trong SGK. 
? Các đoạn mở bài có đáp ứng yêu cầu của đề không ? 
 - Có.
? Có phải mỗi bài văn chỉ có một cách mở bài duy nhất không ?
 - Mỗi bài văn có thể có nhiều cách mở bài.
 + Đi thẳng vào vấn đề.
 + Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
 + Nhìn từ chung đến riêng.
 - Chúng ta có thể chọn một trong các cách trên để viết mở bài.
¨GV : Gọi HS đọc thân bài SGK. 
¨GV: Cần chọn viết thân bài sao cho phù hợp với mở bài để bài văn thống nhất.
? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết với mở bài ? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết được với các đoạn trước đó ?
 - Liên kết với mở bài bằng từ ngữ chuyển đoạn: Thật vậy, đúng vậy
- Liên kết giữa các đoạn trong phần thân bài bằng cặp quan hệ từ sóng đôi (Nhưngmà; không chỉ mà còn, ).
¨GV gọi HS đọc phần kết bài SGK.
 ? Kết bài ấy đã cho thấy vấn đề đã được giải thích xong chưa? Có phải đối với mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất hay không ? Vì sao?
- Kết bài cho thấy giải thích xong vấn đề.
 - Không vì mỗi cách mở bài sẽ có cách kết bài tương ứng.
- Chú ý: Lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần mở bài.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa:
? Theo em bước này có cần thiết không? Vì sao?
- Bước này rất cần thiết vì sau khi viết xong chúng ta phải kiểm tra lại xem :
 + Bài viết đã đáp ứng yêu cầu của đề bài chưa.
 + Sửa phần bố cục .
 + Các đoạn đã có sự liên kết và thống nhất chưa.
 + Kiểm tra lỗi chính tả. Cách dùng từ, đặt câu.
? Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước nào ? Dàn bài của bài văn lập luận giải thích cần có những yêu cầu nào ?
 - HS khái quát ở ghi nhớ SGK.
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
 - HS đọc kết bài đã viết ở nhà.
 - GV nhận xét, cung cấp đoạn kết khác.
 Nội dung bài học.
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó?
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
 a. Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: Giải thích.
- Nội dung: Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn.”
 b.Tìm ý: 
- Đi một ngày đàng là đi đâu? Một sàng khôn là gì ? 
- Liên hệ với các câu ca dao tục ngữ tương tự.
2. Lập dàn bài:
Bố cục: 3 phần MB, TB và KB 
a. Mở bài : 
- Giải thích câu tục ngữ, đề cao sự cần thiết và vai trò to lớn của việc đi vào cuộc sống để mở rộng hiểu biết. Dẫn câu tục ngữ “ Đi  khôn”.
-> Giải thích điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
b. Thân bài :
Triển khai việc giải thích
- Nghĩa đen:
 + Đi một ngày đàng nghĩa là gì?
 + Một sàng khôn là gì?
- Nghĩa bóng:
 + Vì sao lại “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
 -> Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
- Nghĩa sâu: 
 + Thể hiện khát vọng của người nông dân xưa muốn đi xa để mở rộng tầm mắt. 
 + Là lời khích lệ, ước vọng thầm kín . 
c. Kết bài: 
- Nêu ý nghĩa câu tục ngữ trong đời sống đối với mọi người.
3. Viết bài:
a. Mở bài:
 Có thể có nhiều cách mở bài khác nhau:
- Đi thẳng vào vấn đề.
- Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
- Nhìn từ chung đến riêng.
b. Thân bài: 
- Cách viết phần thân bài phải phù hợp với mở bài .
- Các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết với nhau.
- Sử dụng phù hợp các phép lập luận giải thích.
- Các đoạn văn phải rõ ràng.
c. Kết bài: 
- Có nhiều cách kết bài .
- Lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần mở bài.
4. Đọc lại và sửa chữa:
- Đọc và sửa chữa giúp cho bài viết không bị lạc đề, đủ ý, lời văn mạch lạc, có sự liên kết. 
* Ghi nhớ: ( SGK/ 86)
II. Luyện tập :
 Hãy tự viết thêm các cách kết bài khác cho đề bài trên.
 Viết kiểu kết bài:
 * Rõ ràng “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa con người đã cần đi để học. Ngày nay trong xã hội đang phát triển mạnh mẽ, con người lại càng cần phải đi nhiều “ngày đàng” hơn nữa để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa, nếu không muốn đất nước mình và bản thân mình bị bỏ rơi ở lại phía sau.
 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố: 
* Để làm được bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững nhất điều gì?
	A. Cách vận dụng các dẫn chứng.
	B. Cách giải thích.
	(C). Điều cần giải thích.
	D. Cách sắp xếp các lụân điểm.
* Yếu tố cốt yếu dùng để giải thích là gì?
 -> Lí lẽ.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học: 
	¨Đối với bài học ở tiết học này : 
 - Nắm được 4 bước cơ bản trong cách làm văn nghị luận giải thích.
 - Biết lập dàn bài và viết các đoạn văn giải thích cho một đề bất kì.
 - Xác định nội dung giải thích và phương pháp giải thích trong một
 văn bản viết theo phương pháp lập luận giải thích cụ thể.
	¨Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Soạn bài “Luyện tập lập luận giải thích”.
 - Chuẩn bị bài theo gợi ý SGK/88.
 + Tìm hiểu đề, tìm ý.
 + Lập dàn ý.
 + Viết đoạn văn phần mở bài, kết bài. 
 5. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docxtiet_107_cach_lam_bai_van_lap_luan_giai_thich.docx