Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ đồng nghĩa - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25phút)

1. Từ đồng nghĩa là gì?

 - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

2. Các loại từ đồng nghĩa:

Có 2 loại từ đồng nghĩa:

 a) Từ đồng nghĩa hoàn toàn.

- Nghĩa giống nhau hoàn toàn, không phân biệt sắc thái ý nghĩa.

 b) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:

- nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa không giống nhau.

3. Sử dụng từ đồng nghĩa.

- Không phải là từ đồng nghĩa nào cũng có thể thay thế cho nhau.

- Khi nói hoặc viết cần câu nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa thể hiện đúng hiện thực khách quan.

* Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)

Bài 1: Từ đồng nghĩa:

- Gan dạ- dũng cảm; như thơ- thi sĩ.

 - Hải cẩu- chó biển; loài người- Nhân loại.

Bài 2: Tìm từ có gốc ấn Âu thay thế:

- Máy thu thanh = Ra-đi-ô

- Sinh tố = vi-ta-min.

- Dương cầm = Pi-a-nô.

Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa thay thế:

- Đưa – trao, than – kêu.

- Nói – bàn tán, đưa – tiễn.

Bài 4: Tìm từ địa phương có từ toàn dân thay thế:

- Lợn – heo (mẫu)

Bài 5: phân biệt nghĩa:

- Cho – nhỏ.

- Tặng ngang hàng.

- Biếu trên hàng.

Bài 6: Điền vào chỗ trống:

 Trước Sau

a. Thành quả Thành tích

b. Nghĩa vụ Nhiệm vụ.

c. Ngoan cốNgoan cường

d. Giữ gìn Bảo vệ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ đồng nghĩa - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	10	
Tiết 	39	
NS 19.10.15	
	TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
	- Khái niệm từ đồng nghĩa. 
	- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
2. Kỹ năng: 
	- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. 
	- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
	- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. 
	- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa. 
 3. Thái độ: 
	- HS thấy được sự phong phú của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sỉ số 
- Hỏi: nêu những lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ? 
- Khi nói và viết, ta phải hết sức thận trọng vìcó những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác xa nhau. Trái lại, có những từ phát âm khác xa nhau lại có những nét nghĩa giống nhau hoạc gần nhau mà ta đã gọi là từ đồng nghĩa. Vậy, thế nào là từ đồng nghĩa? Chúng được phân loại ra sao và được dùng ntn cho chính xác? Muốn hiểu rõ điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài: Từ đồng nghĩa.
- Ghi tựa bài. 
- Lớp trưởng báo cáo. 
- Cá nhân: trả bài. 
- Nghe giới thiệu. 
- Ghi vào tập.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25phút)
1. Từ đồng nghĩa là gì? 
 - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. 
2. Các loại từ đồng nghĩa:
Có 2 loại từ đồng nghĩa:
 a) Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Nghĩa giống nhau hoàn toàn, không phân biệt sắc thái ý nghĩa. 
 b) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: 
- nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa không giống nhau.
3. Sử dụng từ đồng nghĩa. 
- Không phải là từ đồng nghĩa nào cũng có thể thay thế cho nhau.
- Khi nói hoặc viết cần câu nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa thể hiện đúng hiện thực khách quan.
- Yêu cầu học sinh đọc lại câu 1, 2 bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”. Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “rọi”; “trong”.
- Yêu cầu: “trông” ngoài nghĩa nhìn nhận biết còn có nghĩa nữa là: coi sóc, giữ gìn, mong. Hãy tìm những từ đồng nghĩa với những từ trên. 
=>Hệ thống kiến thức. 
- Hỏi: từ đồng nghĩa là gì? 
 + Chốt ýà ghi bảng.
 + Giảng thêm để học sinh nhận ra 1 từ nhiều nghĩa thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa. 
 - Treo bảng phụ đã ghi sẵn ví dụ mục 2/114
 + Cho học sinh đọc.
- Yêu cầu: so sánh nghĩa của từ “trái” với “quả” trong 2 ví dụ trên. 
- Yêu cầu: hãy so sánh nghĩa của từ hy sinh và bỏ mạng trong 2 ví dụ trên ( chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau).
 - Giáo viên kết luận: “quả” và “trái” từ đồng nghĩa hoàn toàn, “hy sinh” và “bỏ mạng” là từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
 =>Hệ thống kiến thức. 
- Hỏi: có mấy loại từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? 
 + Chốt ýàChuyển ý. 
- Yêu cầu: hãy thay “quả” vào “trái” và nhận xét về nghĩa? 
- Yêu cầu: thay vị trí từ “hy sinh” vào “bỏ mạng” và cho nhận xét? 
=>Hệ thống kiến thức.
- Hỏi: khi dùng từ đồng nghĩa cần lưu ý những gì?
- Hỏi: đoạn trích: “Sau phút chia ly” trích từ tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”, tại sao người soạn không cài đặt nhan đề là “Sau phút chia tay” 
 + Nhận xétà ghi bảng.
- Cá nhân: soi, chiếu (rọi) ngắm, nhìn (trông). 
- Cá nhân: đồng nghĩa với coi sóc, giữ gìn là trông coi, mong = chớ hy vọng. 
- Cá nhân: dựa vào ghi nhớ.
- Ghi vào tập. 
- Nghe giảng.
- Cá nhân: đọc.
- Cá nhân: nghĩa giống nhau.
- Cá nhân: cùng chỉ cái chết sắc thái khác nhau. 
- Nghe giảng.
- Cá nhân: trả lời dựa vào ghi nhớ. 
Cá nhân: thay thế cho nhau được. 
- Cá nhân: không thay cho nhau được. 
- Cá nhân: dựa vào ghi nhớ.
- Cá nhân: chia ly mang sắc thái cổà diễn tả cảnh ngộ của người chinh phụ.
* Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
Bài 1: Từ đồng nghĩa:
- Gan dạ- dũng cảm; như thơ- thi sĩ.
 - Hải cẩu- chó biển; loài người- Nhân loại.
Bài 2: Tìm từ có gốc ấn Âu thay thế:
- Máy thu thanh = Ra-đi-ô
- Sinh tố = vi-ta-min.
- Dương cầm = Pi-a-nô.
Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa thay thế:
- Đưa – trao, than – kêu.
- Nói – bàn tán, đưa – tiễn.
Bài 4: Tìm từ địa phương có từ toàn dân thay thế:
- Lợn – heo (mẫu) 
Bài 5: phân biệt nghĩa:
- Cho – nhỏ.
- Tặngà ngang hàng.
- Biếuà trên hàng.
Bài 6: Điền vào chỗ trống:
 Trước Sau
a. Thành quảà Thành tích
b. Nghĩa vụà Nhiệm vụ.
c. Ngoan cốàNgoan cường
d. Giữ gìnà Bảo vệ.
- Cho học sinh đọc bài 1 và nêu yêu cầu. 
 + Nhận xét bài làm học sinh. 
- Cho học sinh đọc bài 2 và nêu yêu cầu. 
 + Cho học sinh thảo luận nhóm.
 + Nhận xét bài làm của học sinh.
- Cho học sinh đọc bài 3 và nêu yêu cầu. 
 + Nhận xét bài làm của học sinh.
 Cho học sinh đọc bài 4 và nêu yêu cầu. 
 + Cho học sinh thảo luận.
- Cho học sinh đọc bài 5 và nêu yêu cầu. 
 + Cho học sinh thảo luận.
 + Nhận xét.
- Cho học sinh đọc bài 6 và nêu yêu cầu. 
 + Cho học sinh đọc.
 + Nhận xét. 
- Cá nhân: đọc và nêu yêu cầu, trình bày miệng.
- Cá nhân: đọc và nêu yêu cầu.
 +Thảo luận: đại diện nhóm trả lời.
- Cá nhân: đọc và nêu yêu cầu, trình bày miệng.
- Cá nhân: đọc và nêu yêu cầu.
 +Thảo luận: đại diện nhóm trả lời.
- Cá nhân: đọc và nêu yêu cầu. 
 +Thảo luận: đại diện trình bày.
- Cá nhân: đọc và nêu yêu cầu, trình bày miệng trên lớp.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
- Hỏi: thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Và cho biết cách sử dụng? 
- Nhắc học sinh: Học bài, đọc và trả lời tất cả câu hỏi SGK bài Cách lập ý cho bài văn biểu cảm”.
- Cá nhân: trả lời dựa vài bài học.
- Nghe và thực hiện. 

File đính kèm:

  • docTiet 39 moi.doc
Giáo án liên quan