Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản - Năm học 2019-2020

Hoạt động 1(10P): Tìm hiểu về mạch lạc trong văn bản.

GV : Dựa vào nghĩa đen, hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất (như SGK)?

→ Có đủ các tính chất.

GV: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tựn hợp lý. Em có đồng ý hay không? Tại sao?

→ Đồng ý. Vì nó có đầy đủ các tính chất trên.

Hoạt động 2:(15P) Các điều kiện.

Yêu cầu HS tự đọc câu a.

GV: Cho biết tàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?

 → Tấm lòng và tình cảm của hai anh em khi buộc phải chia tay.

GV: “ Sự chia tay” và “nhũng con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện?

GV: Hai anh em Thành và Thủy có vai trò gì trong truyện?

→ Nhâ vật chính làm nên câu chuyện.

GV: Theo em đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Có phải là mạch lạc không? Vì sao?

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt 8 Ngày soạn : 12/11/2019
 Dạy lớp:. Ngày dạy:.
 Dạy lớp:.....Ngày dạy:..
 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để có một văn bản mạch lạc.
2.Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng nói viết mạch lạc.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực. 
- II. Phương pháp dạy học/ kĩ thuật dạy học / định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.Phương pháp dạy học:
- Động não, suy nghĩ phân tích ví dụ để rút ra bài học.
2.Kỹ thuật dạy học:
- Viết sáng tạo.
- Phân tích tình huống giao tiếp
- Học theo nhóm
3.Định hướng phát triển năng lực:
 Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyế vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III- Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn .
- Phương tiện : Chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp:1P Kiểm diện sĩ số: 7. 7... 
2. Kiểm tra bài : 4P
 Câu hỏi: Một bố cục như thế nào thì được coi là rành mạch và hợp lý?
3.Bài mới: Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(10P): Tìm hiểu về mạch lạc trong văn bản.
GV : Dựa vào nghĩa đen, hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất (như SGK)?
→ Có đủ các tính chất.
GV: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tựn hợp lý. Em có đồng ý hay không? Tại sao?
→ Đồng ý. Vì nó có đầy đủ các tính chất trên.
Hoạt động 2:(15P) Các điều kiện.
Yêu cầu HS tự đọc câu a.
GV: Cho biết tàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?
 → Tấm lòng và tình cảm của hai anh em khi buộc phải chia tay.
GV: “ Sự chia tay” và “nhũng con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện?
GV: Hai anh em Thành và Thủy có vai trò gì trong truyện?
→ Nhâ vật chính làm nên câu chuyện.
GV: Theo em đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Có phải là mạch lạc không? Vì sao?
→Các từ ngữ tạo ra liên kết hình thành nên chủ đề văn bản. Cho nên văn bản được mạch lạc. Mạch lạc và liên kết thống nhất với nhau.
GV: Xoay quanh sự chia tay, hãy nói rõ hơn tình huống thống nhất, mạch lạc đó? Điều kiện đầu tiên để có tính mạch lạc trong văn bản là gì?
→ Hai anh em buộc phải chia tay nhung hai con búp bê, tình cảm hai anh em thì không và toàn bộ câu chuyện đều xoay quanh chủ đề đó.
 Yêu cầu HS tự đọc câu c.
GV: Các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào?
→ Có cả bốn mối liên hệ.
GV: Vậy một điều kiện tiếp theo cho tính mạch lạc là gì?
GV: Xác định mối liên hệ giữa các đoạn? Hãy chỉ ra?
→ Có cả 4 mối liên hệ như SGK.
GV: Một văn barn không chỉ có bốn mối liên hệ như trên, các đoạn có thể có các mối liên hệ khác miễn hợp, tự nhiên.
Hoạt động 3(10P): Luyện tập.
Yêu cầu Hs đọc BT1 (2), xác định yêu cầu cảu BT và trả lời.
C1: giới thiệu chung sắc màu vàng theo thời gian.
C2:nêu biểu hiện của sắc màu vàng đó.
2 câu cuối nhận xét, cảm xúc.
Yêu cầu HS đọc và thực hiện BT2.
I-Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản 
1.Mạch lạc trong văn bản:
Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lý.
2.Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:
-Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt.
-Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc (người nghe).
II-Luyện tập:
1.Tính mạch lạc (bảng phụ):
(2) Ý tứ chủ đạo, toàn đoạn: sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa. Một trình tự 3 phần nhất quán tạo nên tính mạch lạc trong văn bản.
2.Không cần thuật lại nguyên cuộc chia tay, như thế sẽ làm cho văn abrn phân tánChủ đề xuyên suốt xoay quanh cuộc chia tay của 2 đứa trẻ và hai con búp bê.
V.Củng cố và dặn dò:5p
1.Củng cố:
- Hoàn tất các bài tập vào vở.
- Học phần ghi nhớ.
2.Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài: Những câu hát về tình cảm gia đình.
- Đọc các bài ca dao. Trả lời câu hỏi trong SGK.
VI.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai 6 Tu Han Viet tiep theo_12760477.docx