Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) - Năm học 2015-2016

* Trình chiếu ảnh tác giả.

Theo dõi phần Chú thích (tr.79):

- Em hãy nêu những nét chính về nhà văn Phạm Duy Tốn?

- Em biết gì về văn bản Sống chết mặc bay?

=> Như đã giới thiệu, Sống chết mặc bay còn được coi là một trong những bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

* Vậy "bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam" có nội dung ntn? Các em cùng đọc và tìm hiểu 1 số từ khó.

- Yêu cầu đọc: chú ý phân biệt các giọng đọc:

+ Giọng kể của tác giả.

+ Giọng quan phụ mẫu hách dịch, nạt nộ.

+ Thầy đề, nha lại vừa sợ sệt, vừa nịnh bợ.

+ Giọng khẩn thiết, sợ hãi của dân phu.

* Trình chiếu và giải thích một số từ khó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/3/2016
Ngày dạy (7B): 17/3/2016
TIẾT 105, 106
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX. Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp. 
3. Thái độ:
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
4. Năng lực cần hình thành cho học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực tạo lập đoạn văn, văn bản.
- Năng lực thẩm mĩ.
III. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo khác, máy chiếu,...
- HS: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
(1) Trong số các văn bản sau của chương trình Ngữ văn 6, những tác phẩm nào là truyện ngắn trung đại?
a) Con Rồng cháu Tiên.
b) Con hổ có nghĩa (Vũ Trinh).
c) Em bé thông minh.
d) Mẹ hiền dạy con (Trích "Liệt nữ truyện").
e) Treo biển.
g) Thánh Gióng.
h) Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
i) Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Hồ Nguyên Trừng).
3. Bài mới:
Thể loại văn xuôi truyện ngắn xuất hiện ở nước ta từ lâu. Đó là những truyện ngắn trung đại viết bằng chữ Hán như: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mà các em đã được học ở lớp 6 mà các em vừa nhận biết.
Truyện ngắn hiện đại Việt Nam bắt đầu hình thành chủ yếu từ thế kỉ XX với những tên tuổi như Nguyễn Trọng Quản, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn ở trong nước và Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài.
Hôm nay, mời các em cùng đến với một tác phẩm được coi là một trong những bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam- tác phẩm Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn (SGK, trang 74).
I. TÌM HIỂU CHUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Trình chiếu ảnh tác giả.
Theo dõi phần Chú thích (tr.79):
- Em hãy nêu những nét chính về nhà văn Phạm Duy Tốn?
- Em biết gì về văn bản Sống chết mặc bay?
=> Như đã giới thiệu, Sống chết mặc bay còn được coi là một trong những bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
* Vậy "bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam" có nội dung ntn? Các em cùng đọc và tìm hiểu 1 số từ khó.
- Yêu cầu đọc: chú ý phân biệt các giọng đọc:
+ Giọng kể của tác giả.
+ Giọng quan phụ mẫu hách dịch, nạt nộ.
+ Thầy đề, nha lại vừa sợ sệt, vừa nịnh bợ.
+ Giọng khẩn thiết, sợ hãi của dân phu.
* Trình chiếu và giải thích một số từ khó.
* Yêu cầu tóm tắt tác phẩm. Trình chiếu phần tóm tắt.
- Để tìm hiểu văn bản, trước hết các em hãy phân tích bố cục của truyện ngắn này? (Truyện có thể được chia làm mấy phần, đó là những phần nào? Mỗi phần nói với em về điều gì?)
* Các em tìm hiểu tác phẩm theo bố cục và nội dung vừa tìm được trên.
1. Tác giả:
- Phạm Duy Tốn (1883- 1924): một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
2. Tác phẩm: truyện ngắn thành công nhất của Phạm Duy Tốn.
3. Đọc, tóm tắt, hiểu từ khó:
- Cừ: dùng ván, phên đan, cọc đỡ để ngăn đê vỡ, nước tràn.
- Bảo thủ: bảo vệ để giữ lấy.
- Thầy đề, chánh tổng: chức vụ hành chính xưa kia.
- Bát sách, thất văn, chi chi: tên quân bài trong cỗ bài tổ tôm.
* Tóm tắt: Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng nha lại đánh bài.  Có người báo đê vỡ, hắn vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc nhân dân rơi vào tình cảnh muôn sầu nghìn thảm.
4. Bố cục: 3 phần
- "....Khúc đê này hỏng mất": Cảnh hộ đê cực khổ của muôn dân.
- "......Điếu, mày!": Cảnh "hộ đê trong đình" của bọn quan lại.
- Đoạn cuối: Cảnh tượng kinh hoàng, thê thảm khi đê vỡ.
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Không khí của câu chuyện được đặt vào thời gian, thời điểm nào? Em nhận xét gì về thời điểm ấy? 
- Bầu trời và trận mưa vào thời điểm ấy được nhắc đến qua những chi tiết nào? Trận mưa có dấu hiệu dừng lại không?
- Tác giả cho ta nhìn thấy nước sông Nhị Hà khi ấy ra sao? Em có nhận xét gì về tốc độ đang dâng lên của nước sông?
- Con đê bên dòng sông Nhị Hà trở nên yếu thế khi mưa trời vẫn tầm tã trút xuống, nước sông cứ cuồn cuộn bốc lên. Sự yếu thế ấy bộc lộ qua những từ ngữ nào? 
=> Từ những chi tiết ấy, em cảm nhận về cảnh tượng tự nhiên này như thế nào?
* Con người chống chọi, vật lộn với thế giới tự nhiên đáng sợ kia như thế nào? (Trình chiếu ảnh dân phu hộ đê).
* Nhiều chi tiết khiến chúng ta nhận ra được tình cảnh của người dân phu.
- Công việc hộ đê của những người dân phu bắt đầu từ khi nào?
- Họ đã nỗ lực với công việc ấy ra sao? Phải làm những gì? Chịu đựng những gì? Hình ảnh nào so sánh về hình ảnh những người dân phu khi ấy?
- Không khí của cuộc hộ đê còn được gợi lên bằng những âm thanh đặc trưng nào? Gợi ra cảnh tượng gì?
=> Suốt thời gian lê thê ấy, hết sức mình để chống chọi lại với sự hung hãn của tự nhiên, họ đều đã mệt mỏi rã rời. Em nhận ra điều gì trước tình cảnh của những người dân phu ấy?
- Theo em, những câu cảm thán như "Than ôi!", "Lo thay!", "Nguy thay!" là tiếng than của ai? (của tác giả hay của nhân vật?)
1. Cảnh hộ đê cực khổ của muôn dân:
a) Cảnh tượng tự nhiên:
- Thời gian: "gần một giờ đêm"-> rất khuya.
- Trời: + "mưa tầm tã".
 + "vẫn tầm tã trút xuống".
-> Liên tục không ngớt.
- Nước: + "lên to quá".
 + "cứ cuồn cuộn bốc lên".
-> Dồn dập.
- Đê: + "núng thế".
 + "thẩm lậu".
 + "không khéo thì vỡ".
=> Sức trời: dữ dội, hung hãn, đầy đe dọa.
b) Hình ảnh dân phu:
- Thời gian: Từ chiều đến giờ (tức gần một giờ đêm)-> kéo dài lê thê.
- Công việc: "hết sức giữ gìn", "đội đất", "vác tre", "đắp", "cừ", "bì bõm dưới bùn lầy", "lướt thướt như chuột lột",...-> khổ sở vô cùng.
- Âm thanh: "trống liên thanh", "ốc thổi vô hồi", "tiếng người xao xác"-> căng thẳng, bấn loạn, khẩn cấp.
=> Sức người: yếu mọn, bất lực, tuyệt vọng.
- Tiếng than vừa là của tác giả đồng cảm, thương cảm với số phận muôn sầu nghìn thảm người dân dân phu; đồng thời là lời rên xiết, tuyệt vọng, bất lực của con người bé mọn.
Thiên nhiên càng ngày càng đáng sợ, nguy hiểm; con người ngày càng bé nhỏ, bất lực- đó chính là nghệ thuật tăng cấp ở phần đầu của truyện ngắn này. Đồng thời, chỉ bằng một vài đoạn văn ngắn, tác giả đã dựng lên bức tranh tương phản khiến người ta căng thẳng, sợ hãi đến nghẹt thở: sự tương phản giữa sức người quá bé mọn trước sức trời; thế đê vô cùng mong manh trước thế nước, số phận muôn dân đứng bên bờ nguy hiểm như mành chỉ treo chuông. Đây trước hết là thành công bước đầu của truyện ngắn "Sống chết mặc bay". Câu chuyện sẽ còn dẫn dắt chúng ta đi đến phần 2. Cảnh "hộ đê trong đình" của bọn quan lại. 
III. CỦNG CỐ
* Các em đã cùng tìm hiểu về Cảnh hộ đê cực khổ của muôn dân. Nội dung còn lại sẽ được chúng ta tìm hiểu trong tiết học sau. Để củng cố, các em hãy suy nghĩ về câu hỏi sau (Trình chiếu):
Tên con sông thì được nêu cụ thể (sông Nhị Hà), còn tên làng, tên phủ lại được dùng bằng kí hiệu X. Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?
-> Cảnh báo rằng câu chuyện này không chỉ xảy ra một nơi mà có thể ở nhiều nơi. Con người cần tỉnh táo, trách nhiệm để tránh không còn những thảm cảnh nào như câu chuyện này xảy ra nữa.
IV. DẶN DÒ
1. Nắm vững nội dung kiến thức, nghệ thuật.
2. Chuẩn bị trước tiết 106.
3. Sưu tầm những hình ảnh về thiên tai, lũ lụt trên đất nước ta và thế giới.
(Hết tiết 105)

File đính kèm:

  • docBai_26_Song_chet_mac_bay.doc