Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2015-2016 - Hồ Thanh Tâm

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

(Gọi hs đọc chú thích ở sgk)

- Hãy cho biết một vài nét về tác giả và tác phẩm?

(Gv đọc mẫu)

- Em có nhận xét gì về cách đọc văn bản này?

(Giúp học sinh hiểu một số từ khó).

- Văn bản “Mẹ tôi” đề cập đến nội dung gì?.

-> Qua thái độ, tình cảm, suy nghĩ của người bố trước những lỗi lầm của con để bộc lộ hình tượng người mẹ cao cả, lớn lao.

- Tác giả sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Thứ nhất.) I. Tìm hiểu chung

 1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm:

 - Ét - môn - đô đơ A- mi - xi (1846 - 1908), Nhà văn Italia.

 - Rút từ tập truyện thiếu nhi “Những tấm lòng cao cả” (1886).

 2 . Đọc và tìm hiểu chú thích

 * Đọc:

Chậm, trầm lắng, xúc cảm

 * Chú thích:

 - Lễ độ - Lương tâm - Hối hận

 - Vong ân bội nghĩa.

 

doc189 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2015-2016 - Hồ Thanh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quyền lợi của bản thân mình , g ( - )thừa từ của , h ( + ) , I ( - ) từ giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết.
3. Cñng cè:
- Sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? Cho ví dụ về các lỗi.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 	- Học thuộc ghi nhớ, tìm thêm ví dụ.
 	- Soạn bài mới: “Xa ngắm thác núi Lư”.
 	+ Tìm hiểu tác giả tác phẩm.
 	+ Trả lời các câu hỏi trong Sgk.
v. rót kinh nghiÖm tiÕt d¹y
.
Ngµy so¹n: 24 / 10 / 2015
Tiết 34 ĐỌC THÊM: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
 ( Vọng Lư Sơn Bộc Bố ) - Lí Bạch –
 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
 (Mao ốc vịnh thu phong sở phá ca)	- Đỗ Phủ-
I. MỤC TIÊU
 	1/ Kiến thức:
 	- Sơ giản về tác giả Lí Bạch, Đỗ Phủ
 	- Vẽ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn cảu nhà thơ.
	- Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
 	- Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những nghèo khổ và bất hạnh .
 	- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong bài thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
 	 2/ Kỹ năng:
 	- Đọc hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
 	- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
3/ Thái độ:
 	- Biết quý trọng và bảo vệ các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sống.
	- Giáo dục lòng vị tha, tinh thần nhân đạo cho học sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
+ Phân tích, nêu và giả quyết vấn đề.
+ Động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp giảng dạy.
 	2. Chuẩn bị của HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 	? Đọc thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà.
 	? Cho biết ý nghĩa của cụm từ “Ta với ta”.
2. Bài mới
Bài 1: Xa ngắm thác núi Lư
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Nêu một và nét tiêu biểu về tác giả Lí Bạch.
Chiếu cho hs xem chân dung Lí Bạch.
? Bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố tiêu biểu cho đề tài gì của tác giả.
GV hướng dẫn đọc: 
- Phần phiên âm: Đọc chính xác từng từ, giọng phấn chấn, ca ngợi, nhịp 4/3; 2/2/3, nhấn mạnh các từ vọng, sinh quải, nghi, lạc.
- Dịch nghĩa: chậm rãi, rõ ràng.
- Dịch thơ; nhịp 4/3.
 GV đọc mẫu và gọi hs đọc lại 3 lần.
Gọi hs giải thích các từ khó.
- Bộc bố: thác nước từ trên cao chảy xuống trong xa như một tấm vải treo dọc, buông rủ xuống. 
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (4 câu, mỗi câu 7 tiếng)
? Có thể chia bài thơ làm mấy phần. Nội dung các phần?
 2 phần.
- Câu 1: cảnh Hương Lô.
- 3 Câu tiếp theo: Vẽ đẹp khác nhau của thác nước.
 I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả:
 - Lí Bạch ( 701 – 762 ) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường .
 - Tự Thái Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ , quê ở Cam Túc.
 2. Tác phẩm:
 - Bài thơ tiêu biểu cho đề tài thiên nhiên.
3. Đọc:
4. Chú thích:
5. Thể thơ:
 - “Xa ngắm thác núi Lư” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 6. Bố cục: 2 phần.
 	Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Cảnh Hương Lô hiện lên như thế nào.
- Mở đầu bài thơ tác giả đã phác thảo cái phông nền của bức tranh toàn cảnh : hơi khói bao trùm lên đỉnh núi Hương Lô dưới ánh nắng mặt trời chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo.
? Vẽ đẹp thác nước hiện lên như thế nào ở 3 câu tiếp theo.
- Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ thác nước đã biến thành một dãy lụa trắng được treo trên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
- Các từ “quải , phi ,trực , nghi” và hình ảnh Ngân Hà gợi cho người đọc hình dung được cảnh Hương Lô vừa là thế núi cao ,sườn núi dốc đứng vừa là một nơi có vẻ đẹp huyền ảo.
*NT: So sánh liên tưởng độc đáo tạo nên vẻ đẹp huyền ảo của dòng thác
- Tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha,và tính cách phóng khoáng , mạnh mẽ.
II- Tìm hiểu văn bản:
1) Cảnh Hương Lô (câu 1):
 Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
=> Vẽ ra phông nền bức tranh toàn cảnh: rực rỡ,kì ảo.
 2) Vẻ đẹp khác nhau của thác nước (3 câu tiếp):
 - Vẽ đẹp huyền ảo của dòng thác 
=> Tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha. Tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ.
Hoạt động 3 : Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HD tổng kết.
? Nêu giá trị ngh thuật và nội dung của bài thơ.
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ghi nhớ, gọi HS đọc.
 III- Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
 - So sánh, liên tưởng độc đáo.
 2. Nội dung:
* Ghi nhớ SGK
Bài 2: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Hoạt động 1: T×m hiÓu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1 HS đọc chú thích*
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Đỗ Phủ và bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.	
 - Quê: tỉnh Hà Nam TQ
 - Có một thời gian ngắn làm quan sau đó từ quan	
 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là 1 tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Bút pháp hiện thực và tinh thần nhân đạo, ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca TQ đời sau
 - HD đọc: giọng vừa kể vừa tả , vừa bộc lộ cảm xúc buồn bã, bất lực, cay đắng của nhà thơ (3 khổ đầu), giọng phấn chấn ở khổ thơ cuối.
- Giải thích các từ khó trong sgk
? bài thơ được viết theo thể thơ nào.
Thể thơ cổ thể (Ra đời từ trước đời Đường; vần nhịp, câu chữ đều khá tự do, phóng khoáng)
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần.
Bố cục: 4 phần hoặc 2 phần
- Đầu... mương sa: Cảnh nhà bị phá trong gió thu (miêu tả)
	- Tiếp... ấm ức: Cảnh cướp giật khi nhà bị tốc (tự sự + biểu cảm)
	- Tiếp... cho trót: Cảnh trong đêm nhà bị tốc mái (tự sự + biểu cảm)
- Còn lại: Ước muốn của tác giả (biểu cảm)
I. T×m hiÓu chung	
1. Tác giả:
 - Đỗ Phủ (712 - 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường TQ
 -Thơ ông phản ánh chân thực sâu sắc XH đương thời, thể hiện tinh thần nhân đạo.
 2. Tác phẩm: sáng tác dựa trên sự việc có thật trong cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ
 3. Đọc:
 4. Chú thích:
 5. Thể thơ:
 Thể thơ cổ thể.
6. Bố cục:
2 phần.
- 18 câu đầu: Nỗi khổ, nghèo và lời than thở vì mái nhà tranh bị gió thu phá nát.
+ Đ1: Kể - tả về việc gió thu thổi bay mái nhà tranh.
+ Đ2: Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.
+ Đ3: Đêm mưa, rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
- 5 câu cuối:
+ Đ4: Mơ ước của nhà thơ
	 Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
+Hs đọc khổ thơ đầu, khổ thơ em vừa đọc tả cảnh gì?
- Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh thời tiết như thế nào? 
 Tháng tám, thu cao, gió thét già
- Hình ảnh nhà bị phá được miêu tả tập trung ở chi tiết nào?
 Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
- Những mảnh tranh bị gió cuốn bay được miêu tả cụ thể trong những câu thơ nào?
 Tranh bay sang sông rải khắp bờ, 
 Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
 Mảnh thấp bay lộn vào mương sa.
- Hình ảnh những mảnh tranh bị gió cuốn bay đi như thế gợi lên 1 cảnh tượng như thế nào?
 +Hs đọc khổ 2
- Khổ 2 dùng phương thứ biểu đạt gì?(tụ sự +B.cảm)
- Cảnh trẻ con cướp giật tranh được kể qua câu thơ nào?
 Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
 Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre.
- Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà, cảnh tượng này gợi cho ta thấy cuộc sống XH thời Đỗ Phủ như thế nào?
- Ta có nên trách lũ trẻ con thôn Nam không? Vì sao? (không - vì bọn chúng là những đứa trẻ đói nghèo, thất học nên mới cướp giật như vậy)
- Câu thơ nào thể hiện nỗi đau bất lực của nhà thơ? Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
 Quay về, chống gậy lòng ấm ức!
- Hai câu thơ, gợi cho ta thấy hình ảnh ông già Đỗ Phủ là người như thế nào? 
=> Già yếu, tội nghiệp, đáng thương.
+Hs đọc khổ 3:Phương thức biểu đạt?
- Khổ thơ miêu tả cảnh gì?
- Hai câu thơ gợi cho ta 1 không gian như thế nào? Giây lát, gió lặng, mây tối mực,
 Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
- Những chi tiết này gợi cho em liên tưởng tới 1 XH như thế nào?
- Hai câu thơ: “Mền vải... lót nát” diễn tả ý gì? (Tấm chăn cũ không còn giữ được hơi ấm, nay bị bọn trẻ do mưa lạnh khó ngủ đạp cho rách thêm).
- Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống của gia đình Đỗ Phủ như thế nào?
- Cơn loạn: Nói về sự biến An Lộc Sơn - Sử Tư Minh xảy ra 755 - 763 dẫn đến tình hình XH rối loạn.
- Hai câu thơ này có sử dụng biện pháp NT gì?
sử dụng câu hỏi tu từ có tác dụng gì? 
 Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
 Đêm dài ướt át sao cho trót? 
 Câu hỏi tu từ vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ, vừa ngầm lên án giai cấp thống trị hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân đói khổ lầm than.
+Hs đọc khổ 4
- Khổ 4 nói về điều gì?
- Nhà thơ có ước nguyện gì?
- Ước nhà to vững chắc để làm gì?
- Vì sao Đỗ Phủ lại ước nhà cho kẻ sĩ nghèo ngoài thiên hạ? (vì họ là những người có tài, có đức nhưng phải chịu nghèo khổ)
Em có nhận xét gì về ước vọng đó? (Ước vọng đẹp đẽ, cao cả nhưng chua xót)
- Lời than của nhà thơ có ý nghĩa gì?
 II- Tìm hiểu văn bản:
1. Nỗi khổ, nghèo và than thở vì mái nhà tranh bị gió thu phá
 * Khổ 1: Cảnh nhà bị gió thu phá
-> Hình ảnh miêu tả - gợi 1 cảnh tượng tan tác, tiêu điều.
 * Khổ 2: Cảnh trẻ con cướp giật tranh.
-> Gợi cuộc sống khốn khổ, đáng thương -> Lòng cảm thông, đồng cảm 
* Khổ 3: Cảnh nhà thơ ướt lạnh trong đêm
-> Gợi 1 không gian lạnh lẽo bị bóng tối dày đặc bao phủ.
- Liên tưởng tới 1 XH đen tối, bế tắc, đói khổ.
-> Gia đình nghèo khổ, túng bấn, không có lối thoát.
-> Câu hỏi tu từ -> nỗi lòng đắng cay của tác giả
=> Phê phán thực trạng XH bế tắc, bất công.
2. Ước nguyện của nhà thơ.
-> Sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung.
=>Thể hiện tinh thần nhân đạo của Đỗ Phủ
	 	Hoạt động 3: Tổng kết	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Bài thơ được biểu đạt bằng những phương thức nào?
Phương thức nào là chính?
? Nội dung của bài thơ.
III- Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
 - Sử dụng kết hợp các phương thức biểu cảm: TS + MT + BC
 2. Nội dung: (ghi nhớ)
3. Cñng cè:
 	- Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ của hai bài thơ.
 	- Nêu nội dung của mỗi bài thơ?
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
 	- Làm BT phần luyện tập - Học thuộc bài
 	- Tiết sau: Kiểm tra 1 tiết văn học
 	+ Nội dung, nghệ thuật các VB từ bài 3® 10 đã học
 	+ Các thể thơ đã học.
- Học thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ. Nắm được các nét chính về tác giả Lí Bạch. Nội dung của bài thơ.
v. rót kinh nghiÖm tiÕt d¹y
.
Ngµy so¹n: 27 / 10 / 2015
Tiết 35: 	TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU
 	1/ Kiến thức:
 	- Nắm được khái niệm từ đồng nghĩa và việc phân loại từ đồng nghĩa.
 	 2/ Kỹ năng:
 	- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
 	- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 	- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 	- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.
3/ Thái độ:
 	- Giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt
 	- Lựa chọn từ thích hợp trong giao tiếp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
+ Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
 	+ Động não, hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp giảng dạy.
 	2. Chuẩn bị của HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 	? Các lỗi thường gặp về quan hệ từ. Cho ví dụ.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Thế nào là từ đồng nghĩa?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV yêu cầu HS đọc lại bản dịch thơ “ xa ngắm thác núi Lư”của Tương Như.
? Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ “rọi,trông”
- Ngoài nghĩa trên, từ trông còn có các nghĩa: - Coi sóc , giữ gìn cho yên ổn.
 - Mong .
? Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông
? Thế nào là đồng nghĩa?Cho ví dụ
 HS trả lời, GV chốt ghi nhớ.
 VD: Bố ơi vào xơi cơm
 Bố ơi vào ăn cơm.
I- Thế nào là từ đồng nghĩa?
1. Ví dụ:
 a) Tìm các từ đồng nghĩa.
- Rọi : soi , chiếu.
- Trông : nhìn , nhòm , ngó , liếc.
 b) Từ trông
- Coi sóc , giữ gìn cho yên ổn: trông coi, troNG nom...
 - Mong: Mong đợi, hy vọng
 2. Ghi nhớ: (sgk)
Hoạt động 2: Các loại từ đồng nghĩa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Gọi Hs đọc ví dụ 1.
 ? So sánh nghĩa của từ “quả” và từ “trái”
Đồng nghĩa hoàn toàn.
? So sánh nghĩa của từ “bỏ mạng”, và “hi sinh”
? Từ đồng nghĩa thường có mấy loại? Cho ví dụ
Từ đồng nghĩa có hai loại:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt về sắc thái ý nghĩa ).
Ví dụ : mẹ _ má.
 Xe lửa _ tàu hỏa.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( có sắc thái ý nghĩa khác nhau ).
Ví dụ : chết , hi sinh , bỏ mạng.
 Bầu , phát biểu , múa mép 
 II- Các loại từ đồng nghĩa: 
1. Ví dụ:
 a) Quả và trái
 - Cùng chỉ bộ phận của cây nên có thể thay thế cho nhau = > Là những từ đồng nghĩa hoàn toàn
 b) Bỏ mạng và hi sinh
 - Giống : chết.
 - Khác : bỏ mạng chết vô ích , còn hi sinh là chết vì nghĩa vụ cao cả.
 => Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
 2. Ghi nhớ: (sgk)
 	Hoạt động 3 : Sử dụng từ đồng nghĩa	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Thử thay các từ “ quả” và “ trái” , “bỏ mạng” và “ hi sinh” trong các ví dụ và rút ra kết luận
? Vì sao đoạn trích “chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là “sau phút chia li” mà không phải là “sau phút chia tay”
“Chia tay” và “chia li” điều có nghĩa rời nhau , mỗi người một nơi.
 -“ Chia li” mang sắc thái cổ xưa , diễn tả tâm trạng bi sầu của người phụ nữ. 
 - Chia li mang tính chất lâu dài
 - Chia tay mang tính chất tạm thời
=> Sử dụng nhan đề Sau phút chia li
? Từ đồng nghĩa được sử dụng như thế nào
? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần phải lựa chọn không
- Có trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau, có trường hợp thì không.
- Khi nói hoặc viết cần phải cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa nhũng từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
 III- Sử dụng từ đồng nghĩa:
1. Ví dụ:
 a) 
 - Quả và trái có thể thay thế cho nhau => Là từ đồng nghĩa hoàn toàn
 - Bỏ mạng và hi sinh không thể thay thế cho nhau vì sắc thái biểu cảm khác nhau => Là từ đồng nghĩa không hoàn toàn
 b) “Chia tay” và “chia li” điều có nghĩa rời nhau , mỗi người một nơi.
 -“Chia li” mang sắc thái cổ xưa , diễn tả tâm trạng bi sầu của người phụ nữ. 
2. Ghi nhớ: (sgk)
 Hoạt động 4 : Luyện tập	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HD luyện tập
 ? Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ bài tập 1.
? Tìm từ gốc Ấn Âu đồng nghĩa với các từ BT 2.
? Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
? Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ trong bài tập.
IV- Luyện tập:
 1. Bài tập 1:
- Gan dạ - dũng cảm. 
- Chó biển - hải cẩu.
- Nhà thơ - thi sĩ . 
- Đòi hỏi – yêu cầu
- Mổ xẻ - phẩu thuật. 
- Năm học - niên khóa. 
- Của cải - tải sản. 
- Loài người – Nhân loại 
- Nước ngoài - ngoại quốc.
- Thay mặt - đại diện.
 2. Bài tập 2:
 Từ đồng nghĩa gốc Ấn Âu
 - Máy thu thanh – ra-di-ô
 - Sinh tố - vita min
 - Dương cầm – piano
 3. Bài tập 3:
 Từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân;
 - Ăn- xơi - Tô- đọi
 - Gà- ca - Sân- cươi
 - Gốc- cộôc
 4. Bài tập 4:
 Từ đồng nghĩa thay thế.
 - Đưa – trao - Nói – cười
 - Đưa – tiễn. - Đi – mất
 - Kêu – than. 
3. Cñng cè:
 	? Thế nào là từ đồng nghĩa. Các loại từ đồng nghĩa. Ví dụ.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
- Nắm được khái niệm từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa, cách sử dụng.
- Làm các bài tập còn lại.
- Soạn bài : Cách lập ý của bài văn biểu cảm
+ Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
 	+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
v. rót kinh nghiÖm tiÕt d¹y
.
Ngµy so¹n: 28 / 10 / 2015
Tiết 36: CÁCH LẬP Ý CỦA VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU
 	1/ Kiến thức:
	- Hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm
 	 2/ Kỹ năng:
	- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn
3/ Thái độ:
 	- Tích cực, hứng thú, chủ động
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
	- Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận.
	- Động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu các dạng bài biểu cảm, sgk, sgv, phương pháp giảng dạy.
	2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước các dạng bài văn biểu cảm ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
	Hoạt động 1: Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hs đọc đoạn "Cây tre VN" (Thép Mới)
I Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm 
1. Liên hệ hiện tại với tương lai:
+Đoạn văn (tr. 117)
 ? Việc liên tưởng đến tương lai CNH đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì của tre?
 -( Dù cho sắt thép nhiều hơn nứa, tre nhưng tre nứa vẫn còn là niềm vui, hạnh phúc của cuộc sống mới trong hoà bình)
 ? Tác giả đó bộc lộ tình cảm, cảm xúc bằng cách nào? 
Hs: suy nghĩ, thảo luận
quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai
 Hs đọc lại đoạn 2
?Cảm xúc của tác giả được bắt nguồn từ sự vật gì?
 ? Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào?
 ? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
 - Đoạn 1: Hồi tưởng
 - Đoạn 2: Biểu hiện suy nghĩ, t/c 1 cách trực tiếp về đồ chơi trẻ con trong quá khứ và hiện tại
 - Đoạn 1: Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?
 + Gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là 1 cách bày tỏ t/c và đánh giá đối với con người
- Đoạn 2 
 Việc liên tưởng từ Lũng Cú đến cực Nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện t/c gì?
 + Thể hiện tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước
? Qua đoạn văn em thấy quan sát có tác dụng biểu hiện t/c như thế nào?
 ? Qua các đoạn văn đã tìm hiểu hãy cho biết để tạo ý cho bài văn biểu cảm người viết đã có những cách làm nào?
-Bộc lộ tình cảm,cảm xúc bằng việc liên hệ với tương lai( gợi sự gắn bó của tre đối với con người)
-Kết hợp bộc lộ cảm xúc qua đánh giá phẩm chất
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại:
- Say mê con gà đất: được hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai => thể hiện khát vọng trở thành người nghệ sĩ thổi kèn đồng. 
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước:
- Tưởng tượng tình huống => tình cảm của cô giáo, những kỉ niệm về cô. Chẳng bao giờ quên cô.
- Tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước. 
4. Quan sát, suy ngẫm:
 - Quan sát chi tiết cảm xúc gợi tả bóng dáng khuôn mặt người mẹ đã già => thương cảm, hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.
* Ghi nhớ: sgk
 	Hoạt động 2 : Luyện tập	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HD HS lập ý theo 3 bước:
 +Tìm hiểu đề
 + Tìm ý
 + Lập dàn ý
II . Luyện tập:
Đề: Cảm xúc về vườn nhà
	* Lập dàn ý: 
	+ Mở bài: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn
	+ Thân bài: 
 - Miêu tả vườn, lai lịch vườn
 - Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình mình
 - Vườn và lao động của cha mẹ
 - Vườn qua 4 mùa
+ Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà
3. Cñng cè:
 	? Nhắc lại các cách lập ý trong văn biểu cảm.
4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:
	- Lập dàn ý cho đề văn “Cảm xúc về người thân” và viết thành một bài văn.
- Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
 	+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
 	+ Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
v. rót kinh nghiÖm tiÕt d¹y
. 
Ngµy so¹n: 28 / 10 / 2015
Tiết 37: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
 ( Tĩnh dạ tứ ) - Lí Bạch-
I. MỤC TIÊU
 	1/ Kiến thức:
 	- Tình yêu quê hương được thể hiện chân thành , sâu sắc của Lí Bạch.
 	- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
 	- Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
 	2/ Kỹ năng:
 	- Đọc- hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
 	- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
 	- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
3/ Thái độ:
 	- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
	+ Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phân tích.
	+ Động não
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp giảng dạy.
 	2. Chuẩn bị của HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 	? Đọc thuộc lòng bài "Xa ngắm thác núi Lư"? Nêu nội dung, ý nghĩa của bài?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gọi HS nhắc lại những nét tiêu biểu về tác giả đã được học tiết trước.
? Bài thơ 

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12846673.doc
Giáo án liên quan