Giáo án Ngữ văn Khối 7 - Tiết 89 đến 92

Đề bài 2: Chứng minh rằng “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”

*Mở đoạn:

Giới thiệu câu nói của Hoài Thanh “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”

*Thân đoạn:

- Giải thích: Văn chương: các tác phẩm văn học nói chung

“Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”: Văn chương làm sâu sắc thêm những tình cảm sẵn có từ trước (tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước con người, yêu cha mẹ, anh em.)

- Dẫn chứng: Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người; bài thơ “Tiêng gà trưa” làm sâu sắc thêm tình bà cháu, thêm yêu và biết ơn bà hơn; Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời.con ơi” giúp em càng thấu hiểu công lao trời biển của cha mẹ không gì sánh bằng, hiểu đạo làm con phải kính yêu, biết ơn, hiếu thảo hơn với cha mẹ để đền đáp ân nghĩa của đấng sinh thành.

- Khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong việc giáo dục, hình thành tình cảm thái độ cho con người.

*Kết đoạn: Khẳng định câu nói của Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn. Văn chương đã bồi đắp tâm hồn ta những tình cảm cao đẹp, giàu giá trị nhân văn mà ta cần học tập, trân trọng và giữ gìn.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 21/11/2023 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 7 - Tiết 89 đến 92, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 89: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
ĐỀ BÀI: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kể trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn.
Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Vấn đề cần chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng. Đó là một đạo lí sống đẹp đẽ của người Việt Nam.
Bước 2 : Lập dàn bài
a. Mở bài: 
-Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa..
- Suốt mấy ngàn năm nay,nhân dân ta thường nhắc nhở nhau sống theo đạo lí.. " Uống nước nhớ nguồn: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".... 
- Những câu tục ngữ trên cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị...
b.Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ:
1.“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
 a) Nghĩa đen: “Quả” là trái cây. Được ăn quả cây chín, ngon ngọt là một sự hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.
 b) Nghĩa bóng: « Quả » là thành quả lao động. Mọi giá trị- vật chất và tinh thần- đều phải từ lao động mà có.Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên.
2. « Uống nước nhớ nguồn »
 a) Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát thì phải biết nước ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nơi bắt đầu của dòng nước.
 b) Nghĩa bóng:Được hưởng thụ một thành quả nào phải biết thành quả ấy từ đâu mà có. « Nguồn » là nguồn gốc, là cội nguồn. Câu tục ngữ không chỉ nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn, mà còn gợi lên tình cảm cội nguồn sâu xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt.
* Dẫn chứng thơ văn,ca dao,tục ngữ.để chứng minh.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng không thơm.
 Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
*Đưa ra các luận điểm để chứng minh :
- Từ xưa,dân tộc Việt Nam ta đã luôn luôn nhớ tới cội nguồn,luôn luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng những thành quả,những niềm vui sướng trong cuộc sống.
-Đến nay, đạo lí ấy vẫn được những con người Việt Nam của thời hiện đại tiếp tục giữ gìn và phát huy.
 * Dẫn chứng:
Dẫn chứng thực tế trong cuộc sống:
+Trong gia đình : Ngày giỗ, ngày Tết ,ngày thượng thọ,... .
+ Lễ hội trong làng, xóm, tộc họ.
+Nhớ ơn lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Bác Hồ.
+Ngày thương binh liệt sĩ, Ngày nhà giáoVN,... trong xã hội.
+Phong trào thanh niên tình nguyện.
+Suy nghĩ về lòng biết ơn, đền ơn: Xây nhà tình nghĩa, xây dựng Quĩ xoá đói giảm nghèo, chăm sóc Bà mẹ VN anh hùng,.
+ Những ngày gần đây.....
* Cần phê phán, nên án những hành vi vong ân bội nghĩa...
* Đánh giá tình cảm biết ơn các thế hộ đi trước.Bài học cho bản thân.
c. Kết bài :
- Nói chung, nhớ ơn người đã đem lại hạnh phúc, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho ta là việc làm hiển nhiên mang đạo lí... Đó là bài học muôn đời... Chúng ta hãy phát huy truyền thống tốt đẹp đó của cha ông... 
Bước 3: viết thành bài văn
Bước 4: đọc và sửa chữa.
Dặn dò:
1/ Về nhà viết hoàn chỉnh bài văn trên.
2/ Ôn tập lí thuyết đã học.
TIẾT 90: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
Đề bài 2: Chứng minh rằng “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”
*Mở đoạn:
Giới thiệu câu nói của Hoài Thanh “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”
*Thân đoạn: 
- Giải thích: Văn chương: các tác phẩm văn học nói chung
“Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”: Văn chương làm sâu sắc thêm những tình cảm sẵn có từ trước (tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước con người, yêu cha mẹ, anh em...)
- Dẫn chứng: Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người; bài thơ “Tiêng gà trưa” làm sâu sắc thêm tình bà cháu, thêm yêu và biết ơn bà hơn; Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời....con ơi” giúp em càng thấu hiểu công lao trời biển của cha mẹ không gì sánh bằng, hiểu đạo làm con phải kính yêu, biết ơn, hiếu thảo hơn với cha mẹ để đền đáp ân nghĩa của đấng sinh thành...
- Khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong việc giáo dục, hình thành tình cảm thái độ cho con người.
*Kết đoạn: Khẳng định câu nói của Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn. Văn chương đã bồi đắp tâm hồn ta những tình cảm cao đẹp, giàu giá trị nhân văn mà ta cần học tập, trân trọng và giữ gìn.
Đề 8 : chứng minh rằng bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Luận điểm chính: “Vai trò, tác dụng của việc bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người ”
2. Lập dàn ý:
a.Mở bài.
Nêu luận điểm: “ Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người ”.
Môi trường có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của con người.
b. Thân bài:
- Luận điểm 1 : bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người (vai trò của môi trường thiên nhiên)
- Luận điểm 2 : nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường.
- Luận điểm 3 : biện pháp giữ gìn bảo vệ môi trường sống trong lành.
c. Kết bài:
- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của thiên nhiên môi trường.
- Suy nghĩ, liên hệ bản thân trong việc bảo vệ môi trường.
Dặn dò ( Bài tập)
Hoàn thiện phần viết đoạn văn, bài văn cho các đề đã thực hiện trên lớp.
Tiết 91:Thêm trạng ngữ cho câu
I. Đặc điểm của trạng ngữ:
1. Ví dụ: 
Nhận xét: 
- Dưới bóng tre xanh => trạng ngữ chỉ nơi chốn (rõ về không gian).
- Đã từ lâu đời => trạng ngữ chỉ thời gian
- Đời đời, kiếp kiếp => trạng ngữ chỉ thời gian
- Từ nghìn đời nay. => trạng ngữ chỉ thời gian
* Vị trí đứng của trạng ngữ có thể đầu câu, giữa và cuối câu. 
* Ghi nhớ: SGK
II. LUYỆN TẬP
BT 1 (trang 39 sgk):
a. Mùa xuân, mùa xuân => chủ ngữ, vị ngữ.
b. Mùa xuân => trạng ngữ
c. mùa xuân => bổ ngữ
d. Mùa xuân! => Câu đặc biệt.
BT 2 (trang 40 sgk):
Trạng ngữ:
a. Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết => trạng ngữ cách thức.
- Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc tươi => trạng ngữ chỉ thời gian.
- Trong cái vỏ xanh kia => trạng ngữ địa điểm.
- Dưới ánh nắng => trạng ngữ nơi chốn.
b. Với khả năng thích ứngđây => trạng ngữ cách thức.
Dặn dò :
Học thuộc ghi nhớ
Làm BT 3 sgk
Cho biết các loại trạng ngữ thường gặp trong câu
Tiết 92: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)
I. Công dụng của trạng ngữ:
Ví dụ 1:
 * Nhận xét:
Các trạng ngữ:
a. - Thường thường, vào khoảng đó => trạng ngữ chỉ thời gian.
   - Sáng dậy => trạng ngữ chỉ thời gian.
   - Trên giàn hoa lí => trạng ngữ chỉ nơi chốn
   - Chỉ độ tám chín giờ sáng => trạng ngữ chỉ thời gian
   - Trên nền trời trong trong => trạng ngữ chỉ nơi chốn.
b. Về mùa đông => trạng ngữ chỉ thời gian.
=> Không nên lược bỏ trạng ngữ vì các trạng ngữ trên xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc giúp cho nội dung miêu tả câu văn đầy đủ, chính xác. Đồng thời có tác dụng tạo liên kết câu.
Ví dụ 2:
*Nhận xét:
Trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo trình tự nhất định về thời gian, không gian, các quan hệ nguyên nhân- kết quả, suy lí
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng:
Ví dụ:
- Câu in đậm có đặc biệt vì: Câu in đậm vốn dĩ là một trạng ngữ của câu trước nhưng người viết đã tách nó ra thành một câu riêng.
- Việc tách câu như trên có tác dụng: nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ được tách ra, tạo nhịp điệu cho câu văn. Đồng thời, góp phần làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu, nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu.
III. LUYỆN TẬP
BT 1 (trang 47 SGK): 
Nêu công dụng của trạng ngữ:
a. Trạng ngữ:          
- Ở loại bài thứ nhất
- Ở loại bài thứ hai
=> trạng ngữ chỉ trình tự lập luận.
b. Trạng ngữ:
- Đã bao lần
- Lần đầu tiên chập chững bước đi
- Lần đầu tiên tập bơi
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn
- Lúc còn học phổ thông
- Về môn Hóa
=> trạng ngữ chỉ trình tự của các lập luận.
BT 2 (trang 47 sgk): 
Trường hợp tách trạng ngữ:
a. Năm 72 => nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật.
b. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
=> nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
Dặn dò: 
Học thuộc ghi nhớ.
Sưu tầm thêm một số câu có trạng ngữ và nêu công dụng của các trạng ngữ ấy.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_khoi_7_tiet_89_den_92.docx