Giáo án Ngữ văn 6 tuần 33 tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

II. Đọc, hiểu văn bản.

1) Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên

* Đặc điểm cầu :

+ Vị trí : bắc ngang sông Hồng

+ Độ dài : 2290m

+ Trọng lượng : 17000 tấn

+ Hình dáng : như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng.

+ Chất liệu : bằng sắt

- Dùng số liệu chính xác

- Miêu tả thông qua so sánh

=> Là cây cầu to, đồ sộ, đẹp.

* Quá trình xây cầu :

+ Xây dựng 1898-1902 do kĩ sư người Pháp thiết kế.

+ Khi mới khánh thành, cầu mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Đu- me.

+ Được xây dựng bằng bao mồ hôi, sương máu của nhân dân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tuần 33 tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 - Tiết 123	 
Ngày dạy: 8/4/2013	
CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
1.MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức : 
- HĐ 1: Biết khái niệm văn bản nhật dụng
- HĐ 2: Hiểu Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.
- Nắm tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài.
1.2) Kĩ năng :
- HĐ 1: Thực hiện thành thạo: Đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
- HĐ 2: Thực hiện được kĩ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
- Trình bày những suy nghĩ tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
1.3) Thái độ : 
- Tự hào về cây cầu - chứng nhân lịch sử của dân tộc, tự hào về lịch sử dân tộc.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật văn bản
3.CHUẨN BỊ: 
GV: Tư liệu liên quan đến bài
HS: Soạn bài
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
9A2: 
4.2.Kiểm tra miệng:
KT sự chuẩn bị bài của HS
4.3.Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : (10p)
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu đoạn 1
- Y/C HS đọc tiếp và nhận xét cách đọc.
Em hãy cho biết ai là tác giả của văn bản ? Giới thiệu sơ lược về tác phẩm. 
- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS tìm hiểu về văn bản nhật dụng, thể loại của văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”
- Y/C HS giải nghĩa từ chứng nhân
- GV HD HS tìm hiểu bố cục của văn bản và nội dung từng phần.
HĐ 2: (20P)
- Y/C HS theo dõi vào đoạn 1 và phần đầu của đoạn 2 VB, phát hiện các chi tiết tác giả dùng để giới thiệu khái quát về cây cầu.
- HS phát hiện, nhận xét bổ sung, GV kết luận.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để giới thiệu đặc điểm của cây cầu ? Từ đó em có nhận xét gì về cây cầu ?
- GV HD HS tìm hiểu quá trình xây cầu: Quá trình xây cầu diễn ra như thế nào ?
- Khi làm cầu chúng đối sử với người dân phu Việt Nam như thế nào? Từ đó em có nhận xét gì về quá trình làm cầu ?
- Qua phần vừa tìm hiểu, em có cảm nhận già về cây cầu Long Biên ?
- Y/C HS khái quát những cảm nhận của mình về cầu Long Biên qua phần vừa tìm hiểu. GV bình và chốt ý- HS ghi.
- GV yêu cầu đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà: Trong mỗi giai đoạn, cây cầu đã chứng kiến những gì? Từ đó nhận xét về giá trị của cây cầu ?
+ Nhóm Đoàn Kết : Sau 1945.
+ Nhóm Chăm Học: Những năm hoà bình sau 1954
+ Nhóm Tình Bạn: Những năm kháng chiến chống Mĩ.
+Nhóm Quyết Tiến: Những ngày tháng lũ lụt.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV KL, bình và chốt ý.
- GV chiếu hình ảnh thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội và quân ta tiến về Hà Nội tháng 10/1954; 
- GV chiếu hình ảnh cây cầu trong mùa lũ lụt.
- HS thảo luận nhóm bàn :
Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết cầu Long Biên đã chứng kiến những sự việc lịch sử gì của dân tộc ? 
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV KL- HS ghi vở.
- GV HD HS tìm hiểu vai trò, vị trí của cây cầu trong hiện tại và tương lai.
- Hiện tại và tương lai cầu Long Biên có vị trí như thế nào trong sự phát triển của đất nước?
- Vì sao ở tiêu đề văn bản tác giả không gọi là cây cầu mà gọi là “chứng nhân lịch sử” ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây và có tác dụng gì ?
- Ngày nay ta có cầu Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì vắt qua sông Hồng nhưng sao vần không phá bỏ cầu Long Biên ?
- Ở đoạn kết văn bản tác giả mong ước điều gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
- Vậy trong hiện tại và tương lai cầu Long Biên có giá trị gì ?
- GV Y/C HS khái quát lại những thành công về mặt nghệ thuật của văn bản. Từ đó khái quát giá trị nội dung văn bản.
Hoạt động 3 : Luyên tập (5P)
- Kể một số chứng nhân lịch sử khác của đất nước mà em biết.
- Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương ?
I.Đọc, tìm hiểu chung:
1) Đọc
2) Tìm hiểu chú thích :
- Tác giả : Thuý Lan.
- Tác phẩm : Trích báo “Người Hà Nội”, thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
- Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
- Thể loại : Bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
- Giải nghĩa từ khó.
Bố cục 3 phần: 
+ Phần 1 : từ đầu đến “của thủ đô Hà Nội” => Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên.
+ Phần 2 : tiếp đến “dẻo dai, vững chắc” => Minh chứng, khẳng định cầu Long Biên là nhân chứng sống động của dân tộc.
+ Phần 3 : còn lại => Ý nghĩa của câu cầu trong hiện tại và tương lai.
II. Đọc, hiểu văn bản.
Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên
* Đặc điểm cầu : 
+ Vị trí : bắc ngang sông Hồng
+ Độ dài : 2290m
+ Trọng lượng : 17000 tấn 
+ Hình dáng : như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng.
+ Chất liệu : bằng sắt
Dùng số liệu chính xác
Miêu tả thông qua so sánh
=> Là cây cầu to, đồ sộ, đẹp.
* Quá trình xây cầu :
+ Xây dựng 1898-1902 do kĩ sư người Pháp thiết kế.
+ Khi mới khánh thành, cầu mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Đu- me.
+ Được xây dựng bằng bao mồ hôi, sương máu của nhân dân.
Đánh đập dã man, hơn 1000 dân phu bị chết.
=> Gợi nhắc một thời thực dân, nô lệ, áp bức và bất công.
Cầu Long Biên là cây cầu to lớn, là nhân chứng quý giá của dân tộc.
Giá trị nhân chứng lịch sử của cây cầu.
* Sau 1945:
- Cầu được đổi tên là cầu Long Biên. 
- Cầu chứng kiến người dân thủ đô cùng trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật.
- Chứng kiến cảnh đát trời bốc lửa, thành đô nghi ngút cháy.
=> Cầu lặng lẽ chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh và lòng người Hà Nội anh dũng sắt son bảo vệ đô thành.
* Hoà Bình sau chống Pháp : 
- Cầu chứng kiến màu xanh của bãi mía, nương dâu, bãi ngô vườn chuối.
- Chứng kiến những ánh đèn mọc lên như sao sa.
=> Cầu chứng kiến sự hồi sinh của Hà Nội tươi đẹp, trù phú, yên bình, quyến rũ và thơ mộng.
* Những năm KC chống Mĩ : 
- Cầu bị bom Mĩ đánh phá nhiều lần.
- Cầu rách nát giữ trời, tả tơi như ứa máu.
- Nhân dân ta hàn cầu, bảo vệ cầu. 
=> Cầu oằn mình chịu đựng sự oanh tạc dã man của giặc Mĩ, cảm nhận sâu sắc tình yêu thương của thủ đô và dân tộc với mình.
* Những năm tháng lũ lụt: 
=> cầu dẻo dai, vững chắc chứng kiến con người chống chọi với sự tàn phá của thiên nhiên.
=> Cây cầu chứng kiến sự trưởng thành của một dân tộc anh hùng, bất khuất, dũng cảm, cần lao. 
3) Cầu Long Biên - hôm nay và mai sau.
- Hiện tại : cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường.
- Tương lai : Trở thành điểm dừng chân của du khách năm châu khi đến thăm đất nước Việt Nam.
- Biện pháp nhân hoá. Tác dụng coi cây cầu như một con người chứng kiến lịch sử đồng thời đem lại sự sống linh hồn cho cây cầu.
- Ta không phá bỏ nó vì nó đã trở thành cây cầu lịch sử, thành nhân chứng.
- Mong ước làm nhịp cầu nối giữa trái tim.
=> Cầu vẫn có giá trị tinh thần vô giá.
III. Tổng kết.
Nghệ thuật: 
Nghệ thuật nhân hoá, so sánh đặc sắc
Từ ngữ biểu cảm, xúc động.
Nội dung :
Khẳng định cầu Long Biên vẫn luôn là chứng nhân lịch sử quý giá thiêng liêng của thủ đô Hà Nội và cả nước.
IV. Luyện tập.
BT 1 : HS kể được : Cầu Hiền Lương, chùa Một cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm
BT2: Đình Xuân Biều - Xuân Cẩm; xóm Đá – ATK2 Hoàng Vân – Hiệp Hoà, Khu di tích Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế
4.4.Tổng kết
- Nhắc lại nội dung, nghệ thuật của văn bản
4.5.Hướng dẫn học tập
Nhắc nhở về học bài, làm tiếp bài tập 2; 
soạn văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
5.PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_29_Cau_Long_Bien__chung_nhan_lich_su_20150725_025629.doc