Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 110: Câu trần thuật đơn

* Hoạt động 1: (10)GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn.

a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp

b) Nội dung:

· Cho HS đọc đoạn văn trong SGK T101

- Đoạn văn trên trích trong bài văn nào? Tác giả là ai?

(Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài)

- Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? (9 câu)

- Cho HS phân loại các câu trong đoạn trích dựa theo tac dụng (mục đích nói) của từng câu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8575 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 110: Câu trần thuật đơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 110	 
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
 - Tác dụng của câu trần thuật đơn.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
 - Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
 3. Thái độ: G/d hs sử dụng câu trần thuật đơn theo đúng mục đích.
II. Phương pháp: Vấn đáp, qui nạp.
III. Chuẩn bị:
GV : Nghiên cứu bài à Soạn bài
HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :(5’)
Thành phần chính của câu là gì?
Đặt 1 câu và xác định CN, VN trong câu.
Trong câu sau có bao nhiêu CN?
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi”
a/ 1 CN 	b/ 2 CN	c/ 3 CN 	d/ 4 CN
Trong câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin”
Có bao nhiêu vị ngữ ?
a/ 3 VN 	b/ 4 VN	c/ 5 VN	d/ 6 VN
	2/ BÀI MỚI : 
Giới thiệu bài : (1’)Tuần rồi, các em đã học các thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ. Câu có một cụm C_V gọi là câu trần thuật đơn. Mục đích nói của câu là dùng để giới thiệu, tả, kể, nêu ý kiến … về vật, việc … Đó là bài học mà chúng ta sẽ học hôm nay.
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
I/ CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN LÀ GÌ ?
* Hoạt động 1: (10’)GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn.
a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung:
Cho HS đọc đoạn văn trong SGK T101
- Đoạn văn trên trích trong bài văn nào? Tác giả là ai?
(Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài)
- Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? (9 câu)
- Cho HS phân loại các câu trong đoạn trích dựa theo tacù dụng (mục đích nói) của từng câu.
- Các câu dưới đây được dùng làm gì?
- Các câu đã dẫn có tác dụng cụ thể như sau:
+ Kể, tả, nêu ý kiến: câu 1, 2, 6, 9
+ Hỏi: câu 4
+ Bộc lộ cảm xúc: câu 3, 5, 8
+ Cầu khiến: câu 7
- Dựa theo những điều đã học ở bậc Tiểu học, em hãy xác định tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói?
+ Câu trần thuật (câu kể): câu 1, 2, 6, 9
+ Câu nghi vấn (câu hỏi): câu 4
+ Câu cảm thán (câu cảm): câu 3, 5, 8
+ Câu cầu khiến: câu 7
Þ Tóm lại, câu trần thuật là câu dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
* Hoạt động 2: (20’)GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo của các câu trần thuật vừa tìm được.
a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung:
Xác định CN, VN của các câu trần thuật vừa tìm được :
Câu 1 : Tôi / đã hếch răng lên / xì một hơi rõ dài
 C V
Câu 2 : Tôi / mắng
 C V
Câu 6 : Chú mày / hôi như cú mèo thế này.
 C V
 Ta / nào chịu được
 C V
Câu 9 : Tôi / về không một chút bận tâm
 C V
* Hoạt động 3: (3’)GV hướng dẫn HS tổng hợp kết quả phân tích.
- Các em hãy xếp các câu trần thuật trên thành 2 loại: câu do một cặp CN_VN (một cụm C.V) tạo thành và câu do hai hoặc nhiều cụm C.V sóng đôi tạo thành?
 + Nhóm 1 gồm các câu 1, 2, 9 là các câu trần thuật đơn
 + Nhóm 2 gồm câu 6 à câu TT ghép
Vậy câu trần thuật đơn là gì? (Ghi nhớ SGK T101)
* Hoạt động 4: (2’)GV hướng dẫn HS củng cố lại nội dung tiết học.
à GV yêu cầu HS ghi nhớ nội dung khái niệm câu trần thuật đơn Þ cho HS đặt câu
II/ LUYỆN TẬP : (10’)
* Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung: 
1/ Cho HS xác định đoạn văn có mấy câu?
- HS tìm câu trần thuật đơn và xác định CN, VN trong từng câu.
- Nếu nó là câu đơn thì xét xem nó được dùng làm gì?
2/ Cho HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu.
3/ Cho HS đọc bài tập 3 và cho biết cách giới thiệu nhân vật chính trong những ví dụ a, b, c có gì khác với cách giới thiệu trong bài tập 2?
I/ CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN LÀ GÌ ?
1/- Khái niệm:
VD: SGK câu 1, 2, 6, 9 là câu kể(tả, nêu ý kiến)
==> Câu kể còn gọi là câu trần thuật.
a/ Đoạn văn gồm 9 câu :
- Câu 1,2, 6, 9 : -> Mục đích kể, tả, nêu ý kiến. 
=> câu trần thuật (câu kể).
- Câu 4 : → Mục đích hỏi 
=> Câu nghi vấn (câu hỏi)
- Câu 3,5,8 : → Bộc lộ cảm xúc 
=> Câu cảm thán( câu cảm )
- Câu 7 : → Cầu khiến.
=> Câu cầu khiến (cầu khiến) .
b/ Câu trần thuật :
- Câu 1: Tơi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
 C V
- Câu 2: Tơi / mắng.
 C V
- Câu 6: Chú mày / hơi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được
 C V C V 
- Câu 9: Tơi / về, khơng một chút bận tâm .
 C V
Câu 1, 2, 9 -> câu trần thuật đơn.
Câu 6: -> câu trần thuật ghép.
=> Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến .
2/- Cấu tạo:
VD :
Câu 1 :
 … tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.
 CN VN
Câu 2 :
 … tôi / mắng
 CN VN
Câu 6 : (câu TT ghép)
Chú mày / hôi như cú mèo thế này,
 CN VN 
Ta / nào chịu được.
CN VN
Câu 9 :
Tôi / về không một chút bận tâm.
 CN VN
3/- Tác dụng: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
Ghi nhớ : Câu trần thuật đơn là loại câu do 1 cụm C_V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
II/ LUYỆN TẬP :
1/ Câu trần thuật đơn và nêu tác dụng :
- Câu 1 : (dùng để tả hoặc để giới thiệu)
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một 
 CN VN
ngày trong trẻo sáng sủa
- Câu 2 : (dùng để nêu ý kiến nhận xét)
- Các câu còn lại (câu 3, câu 4) là câu trần thuật ghép.
2/ a) Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật
(câu b và c giống câu a)
3/ Cách giới thiệu nhân vật ở cả 3 ví dụ a, b, c này là giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính.
4/Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:(4’)
 * -Nhớ lại khái niệm câu trần thuật đơn.
 - Nhận diện câu trần thuật đơn và tác dụng của câu trần thuật đơn.
 * - Chuẩn bị bài : Lòng yêu nước
+ Đọc nhiều lần văn bản và chú ý phần chú thích
+ Đọc và tìm hiểu văn bản à trả lời các câu hỏi trong SGK T108, 109

File đính kèm:

  • doct110.doc
Giáo án liên quan