Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng

T. Vậy lập dàn ý là gì ?

H. Trả lời theo mục 4, phần ghi nhớ SGK Tr. 48.

T. Lập dàn ý cho bài văn xong, cuối cùng em phải làm gì ? Viết thành văn theo bố cục mấy phần ?

H. Viết thành bài văn theo bố cục 3 phần.

T. Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em ?

H. Tức là diễn đạt, dùng từ, đặt câu theo ý mình, không sao chép lại văn bản hay chép lại bài mẫu của người khác.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 4
- Tiết CT: 16
- TIẾT 16: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới
Muốn tìm hiểu đề văn tự sự ta phải làm gì ? Cách làm một bài văn tự sự phải tiến hành theo các bước nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu đề văn tự sự.
T. Cho H đọc 6 đề SGK Tr. 47 và viết trên bảng phụ. Lời văn đề 1 nêu lên mấy yêu cầu ? Trong đó những từ ngữ nào là trọng tâm ?
H. Nêu 2 yêu cầu: Kể một câu chuyện em thích, bằng lời văn của em. Từ trọng tâm: Một chuyện em thích , lời văn của em.
T. Đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể, có phải là đề tự sự không ?
H. Đều là đề tự sự. Vì khi kể là một chuỗi các sự việc. . . 
T. Cho H gạch dưới từ trọng tâm trong mỗi đề còn lại ?
H. Đề 2. Người bạn tốt.
3. kĩ niệm thơ ấu.
4. Sinh nhật.
5. Quê em đổi mới.
6. Em đã lớn rồi.
T. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể người ? Kể việc ? Tường thuật lại sự việc ?
H. Đề 2, 6 nghiêng về kể người. Đề 1, 3 nghiêng về kể việc. Đề 4, 5 nghiêng về tường thuật lại sự việc.
T. Vậy khi tìm hiểu đề văn tự sự em phải làm gì ?
H. Phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề, xác định từ trọng tâm và xem đề nghiêng về kể người hay kể việc.
HĐ2. Tìm hiểu cách làm bài văn tự sự.
T. Xoá bảng, chừa đề 1, cho H đọc đề. Ví dụ đề yêu cầu em kể lại nội dung truyện “ STTT” mà em kể lại nội dung truyện “ TG” thì có được không ? Vậy phải xác định đúng phần nào của đề ? 
H. Không, phải xác định đúng nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề ?
T.Những nội dung cụ thể trong truyện “ STTT” cần xác định đó là gì ? Có nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa câu chuyện không ?
H. Đó là nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa câu chuyện ?
T. Vậy lập ý là gì ?
H. Mục 2 phần ghi nhớ SGK Tr. 48.
T. Nếu kể truyện “ STTT” mà em đem chi tiết sự việc mở đầu: Vua Hùng kén rể xuống cuối truyện và đem sự việc: Hằng năm, oán nặng thù sâu TT dâng nước đánh ST, nhưng thua. . . lên phần mở bài thì có được không ? Vậy sự việc trong truyện phải được sắp xếp như thế nào khi kể ?
H. Không. Sự việc phải được sắp xếp theo trình tự: việc gì kể trước, việc gì kể sau. . . 
T. Vậy lập dàn ý là gì ? 
H. Trả lời theo mục 4, phần ghi nhớ SGK Tr. 48. 
T. Lập dàn ý cho bài văn xong, cuối cùng em phải làm gì ? Viết thành văn theo bố cục mấy phần ?
H. Viết thành bài văn theo bố cục 3 phần. 
T. Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em ?
H. Tức là diễn đạt, dùng từ, đặt câu theo ý mình, không sao chép lại văn bản hay chép lại bài mẫu của người khác.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Cho H làm bài tập.
T. Cho H đọc phần luyện tập SGK Tr. 48.Yêu cầu H lập dàn ý trên giấy nháp, theo bố cục 3 phần đề: “ Kể một câu chuyện em thích` bằng lời văn của em”?
T. Lưu ý H: Khi làm một bài văn tự sự, em phải theo các bước nào ? 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Vậy lập dàn ý là gì ? 
H. Trả lời theo mục 4, phần ghi nhớ SGK Tr. 48. 
T. Lập dàn ý cho bài văn xong, cuối cùng em phải làm gì ? Viết thành văn theo bố cục mấy phần ?
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG	
T. Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em ?
H. Tức là diễn đạt, dùng từ, đặt câu theo ý mình, không sao chép lại văn bản hay chép lại bài mẫu của người khác.
I. ĐỀ, TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ. ( SGK Tr. 47 ).
Đề văn tự sự:
Khi tìm hiểu đề ta phải đọc kỹ lời văn của đề,xác định từ trọng tâm để nắm vững yêu cầu của đề.
Cách làm bài văn tự sự.
- Lập ý: là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý: là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng viết thành văn theo bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 48
1. Đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình. 
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 28
2. Vậy lập dàn ý là gì ? 
H. Trả lời theo mục 4, phần ghi nhớ SGK Tr. 48. 
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà
3. Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em ?
H. Tức là diễn đạt, dùng từ, đặt câu theo ý mình, không sao chép lại văn bản hay chép lại bài mẫu của người khác.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: 1. Khi tìm hiểu đề văn tự sự, em phải làm gì ?
 2. Em hãy trình bày lại cách làm một bài văn tự sự ?
Soạn bài: Lời văn, đoạn văn tự sự ( Sgk Tr 58 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
=====> Học sinh tiếp thu bài tốt. 

File đính kèm:

  • docTIM HIEU DE VA CACH LAM BAI VAN TU SU.doc