Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 85: Vượt thác - Võ Quảng

H: Đối chiếu với đoạn đầu có dùng thủ pháp nhân hoá, em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hình ảnh nhân hoá ấy và nêu tác dụng từng trường hợp.

HSTL + GVKL: Trong đoạn đầu tác giả nhân hoá chòm cổ thụ = cách gán cho sự vật cái dáng vẻ cử chỉ, thái độ như con người (dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm)

- Ở đoạn cuối, tác giả m.tả cây cổ thụ (những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp) rồi so sánh chúng với con người (nom xa như những cụ già, vung tay hô đám con cháu, )

* Tác dụng của từng trường hợp:

- Trường hợp 1: Nhân hoá cho sự vật trở nên sinh động, có hình ảnh.

- Trường hợp 2: Nhân hoá kết hợp với so sánh làm rõ hơn hình ảnh ở vế trước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 85: Vượt thác - Võ Quảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 29/01/2013. Lớp: 6. Tuần: 23 
Tiết 85 Văn bản VƯỢT THÁC
 Võ Quảng
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức:
 - Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, đối với người lao động.
 - Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm: Giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
 3. Thái độ: G/d lòng yêu thiên nhiên, con người lao động.
B. ChuÈn bÞ: 
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, tranh ảnh(nếu có).
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv.
C. Phương pháp: đọc diễn cảm, thuyết trình.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1..KiĨm tra bµi cị: GV kiểm tra bài soạn của HS
 2. Bài mới : 
Hoạt đơng 1 : (2’) Giới thiệu: Nếu như trong “ Sông nước Cà Mau”, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam Tổ quốc ta, thì với Vượt thác, trích truyện Quê nội, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú. Vậy ở đoạn trích này nổi bật về vấn đề gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở tiết học này.
Hoạt động dạy - học
Phần HS ghi
Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu chung văn bản
Dựa vào chú thích, trình bày hiểu biết của em về Võ Quãng
Giới thiệu vài nét về tác phẩm “Quê nội”
*GV: Quê nội (1974) viết về cuộc sống ở một làng quê ven sơng Thu Bồn những ngày sau CMT8, đầu kháng chiến chống Pháp.
H: Em Đoạn trích vượt thác trích từ chương XI của tác phẩm
- Đọc: thay đổi nhịp điệu, phù hợp với nội dung từng đoạn: + Đ1: đọc giọng nhẹ nhàng.
 + Đ2: …………sôi nổi, mạnh mẽ.
 + Đ 3: ………… êm ả, thoải mái. 
H: Văn bản chia làm mấy đoạn?
 HS: 3 đoạn
H: Mỗi đoạn miêu tả gì?
 HS: + Đoạn 1:Từ đầu đến “Vượt nhiều thác nước” à Tả cảnh dòng sông ở đồng bằng.
+ Đoạn 2: TT đến “ Cổ cò” à Tả cảnh vượt thác .
 + Đoạn 3: Phần còn lại à Đã vượt qua thác dữ.
Hoạt đơng 3: (20’) HD HS tìm hiểu chi tiết văn bản Gọi HS đọc đoạn 1
H: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài đã thay đổi như thế nào theo từng chặn đường của con thuyền?
HS: Cảnh thay đổi theo sự di chuyển của con thuyền à
H:Tác giả đứng ở vị trí nào để quan sát? Vị trí ấy có thuận lợi không? Vì sao?
HS: Tgiả ở trên con thuyền dọc theo bờ sông vượt thác , đó là vị trí thích hợp khi miêu tả theo trình tự không gian trên cuộc hành trình vượt thác vì phạm vi cảnh rộng .
H: Tác giả dùng nghệ thuật gì? Với những biện pháp so sánh, nhân hoá như thế có tác dụng gì?
H: Sự mtả của tgiả đã làm hiện lên một cảnh tượng th/nhiên ntn?
 Gọi HS đọc đoạn 2
H: Dượng Hương Thư lao động trong hoàn cảnh nào? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh đó (HSTL)
H: Hình ảnh Dượng Hương Thư được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác ?
HS: + Ngoại hình : Cởi trần, như 1 pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm banh ra, cặp mắt nảy lửa
- Động tác : co người phóng chiếc sào xuống lòng sơng, ghì chặt đầu sào, chiếc sào dưới sức chóng bị cong lại, thả sào, rúi sào rập rang nhanh như cắt, ghì trên ngọ sào.
H: Những so sánh nào được sử dụng? Các so sánh đó có sức gợi tả một con ngườìù như thế nào? 
H: Vì sao tác giả ví dượng Hương Thư “giống như 1 hiệp sĩ của … hùng vĩ”?
HS: Vì Dượng Hương Thư - một con người hành động quả cảm, người chỉ huy vượt thác bình tĩnh, dày dạn kinh nghiệm.
H: Hình ảnh trên có ý nghĩa gì?
 Gọi HS đọc đoạn 3
H: Không chỉ sử dụng nghệ thuật nhân hoá ở đoạn đầu mà trong đoạn cuối, tác giả vẫn vận dụng biện pháp tu từ này để m.tả cây cổ thụ trên sông. Hãy chỉ ra thủ pháp nhân hoá ở đoạn cuối. HS phát biểu
H: Đối chiếu với đoạn đầu có dùng thủ pháp nhân hoá, em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hình ảnh nhân hoá ấy và nêu tác dụng từng trường hợp.
HSTL + GVKL: Trong đoạn đầu tác giả nhân hoá chòm cổ thụ = cách gán cho sự vật cái dáng vẻ cử chỉ, thái độ như con người (dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm)
- Ở đoạn cuối, tác giả m.tả cây cổ thụ (những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp) rồi so sánh chúng với con người (nom xa như những cụ già, vung tay hô đám con cháu, …)
* Tác dụng của từng trường hợp:
- Trường hợp 1: Nhân hoá cho sự vật trở nên sinh động, có hình ảnh.
- Trường hợp 2: Nhân hoá kết hợp với so sánh làm rõ hơn hình ảnh ở vế trước.
Hoạt động 4: (5’) Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học
H: Đọc lướt qua toàn bài, em đã rút ra được điều gì về ng.thuật m.tả ở đây?
HS: - Dùng các tính từ m.tả và các thủ pháp so sánh, nhân hoá.
 - Nghệ thuật phối hợp m.tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
H: Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã dược miêu tả?
HS dựa vào ghi nhớ + đọc ghi nhớ SGK/41
I.Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả:
- Võ Quảng (1920) quê ở tỉnh Quảng Nam
- Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi
2, Tác phẩm : 
 Đoạn trích “Vượt thác” nằm ở chương XI của tác phẩm “Quê nội -1974.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Trước khi đến chân thác: 
 - Thuyền rẻ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng.
 - Bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.
 - Những chòm cây cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm…. 
 à Biện pháp so sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sinh động.
è Phong phú, giàu sức sống, mang vẻ đẹp hùng vĩ.
2. Vượt thác
 - Lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to.
 à Hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.
- Hình ảnh dượng Hương Thư như 1 pho tượng đồng đúc, … 
 - Giống như 1 hiệp sĩ của … hùng vĩ.
à Nghệ thuật so sánh: dáng vóc khoẻ mạnh (1), vỴ dũng mãnh tư thế hào hïng(2).
è Đề cao sức mạnh của người lao động trên sông nước.
3. Đã vượt qua thác dữ:
Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
èNhân hoá kết hợp với so sánh làm rõ hơn hình ảnh ở vế trước.
4. Nghệ thuật:
- M/tả cảnh thiên nhiên k/hợp m/tả ngoại hình, hành động con người.
- Sử dụng phép nhân hóa và ss.
- sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
5. Ý nghĩa văn bản:
 Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà thơ.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK Tr41
Hoạt động 5: (3’) Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới.
 *- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu.
 - Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên.
 - Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong Sông nước Cà Mau và Vượt Thác.
 *- Soạn bài tiếp theo “So sánh” theo các câu hỏi SGK.
 + Nắm được các kiểu so sánh.
 + Tác dụng của phép so sánh.

File đính kèm:

  • doct85.doc
Giáo án liên quan