Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 8: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nguyễn Văn Hùng

H. Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể con người, để đi. Nghĩa gốc của từ. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

T. Từ “ Chân” trong: chân giường, chân kiềng, chân núi, chân răng, chân bàn. . .Có giống nghĩa từ chân ban đầu không ? Nghĩa các từ chân sau gọi là nghĩa gì ?Vậy nghĩa chuyển là gì ?

H. Không giống nghĩa từ chân ban đầu, gọi là nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

T. Giảng thêm: Trong từ điển nghĩa gốc xếp trước, nghĩa chuyển xếp sau.

* Thao tác 3: Tìm hiểu nghĩa của một từ trong câu.

T. Ghi lên bảng vd câu: Tôi đau chân qúa ! _ Câu trên từ “ chân” có mấy nghĩa ? Vậy trong một câu cụ thể, một từ được dùng với mấy nghĩa ?

H. Từ “chân” chỉ có một nghĩa. Trong câu 1 từ chỉ được dùng với một nghĩa.

T. Từ “ chân” trong bài thơ “ những cái chân” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có tác dụng gì ?

H. Được dùng theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. Nhằm tạo liên tưởng phong phú và gây hứng thú cho ngưới đọc

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 8: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Tuần: 3
- Tiết CT: 8
- TIẾT 8: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới
Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Bài học hôm nay sẽ giúpcác em trả lời các câu hỏi đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Tìm hiểu từ nhiều nghĩa.
* Thao tác1: Tìm hiểu từ nhiều nghĩa.
T. Đọc, gọi H đọc bài thơ: “ những cái chân”. SGK Tr. 55. Trong bài có những từ chân nào ? Thầy ghi bảng.
H. Chân bàn, chân com- pa, chân kiềng, chân gậy, võng không chân.
T. Các từ chân trong mỗi trường hợp trên nghĩa có giống nhau không ? Vì sao ? Vậy từ chân trong bài thơ trên có mấy nghĩa ?
H. Nghĩa không giống nhau. Vì mỗi từ chân chỉ một sự vật khác nhau. Từ chân trong bài thơ có nhiều nghĩa.
T. Nếu tra từ điển, ta thấy từ “ chân” có một số nghĩa như sau:
Chân: Bộ phận dưới cùng cơ thể người, vật dùng để đi.
Chân: Bộ phận dưới cùng của 1 đồ vật, dùng để đỡ cho các bộ phận khác
Chân: Phần dưới cùng tiếp giáp, bám vào mặt nền một số vật.
T. Từ “ chân” trong các trường hợp trên nghĩa có giống nhau không ? Từ “ chân” có một nghĩa hay nhiều nghĩa ?
H. Nghĩa không giống nhau, từ chân có nhiều nghĩa.
T. Viết các câu có từ “Mắt” lên bảng:
Mắt cô mèo ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ.
Những quả na đã bắt đầu mở mắt.
Gốc cây bàng có những cái mắt, to hơn cái gáo dừa.
T. Từ “Mắt” trong các câu trên nghĩa có giống nhau không ? Có một nghĩa hay nhiều nghĩa ?
H. Nghĩa không giống nhau, có nhiều nghĩa.
* Thao tác 2: Tìm hiểu từ chỉ có một nghĩa.
T. Giải nghĩa từ “ học sinh”: chỉ người theo học ở nhà trường. Ngoài nghĩa trên, từ học sinh còn có nghĩa nào khác không ? Vậy từ học sinh có mấy nghĩa ?
H. Không còn nghĩa nào khác. Từ (học sinh) chỉ có một nghĩa.
T. Giải nghĩa từ “ cá lóc”: Chỉ loài cá màu đen, mình tròn, sống ở nước ngọt. . .Từ “ cá lóc” còn có nghĩa nào khác không ? Vậy từ “cá lóc” có mấy nghĩa ?
H. Không còn nghĩa nào khác. Từ “cá lóc” chỉ có một nghĩa.
T. Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa ?
H. Từ có thể có . . .
T. * Lưu ý : cho H cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
HĐ2. Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
T. Khi nói “ chân người”, em nghĩ nghĩa của nó là gì ? Đây là nghĩa gì của từ ? Nghĩa gốc là gì ?
H. Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể con người, để đi. Nghĩa gốc của từ. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
T. Từ “ Chân” trong: chân giường, chân kiềng, chân núi, chân răng, chân bàn. . .Có giống nghĩa từ chân ban đầu không ? Nghĩa các từ chân sau gọi là nghĩa gì ?Vậy nghĩa chuyển là gì ?
H. Không giống nghĩa từ chân ban đầu, gọi là nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
T. Giảng thêm: Trong từ điển nghĩa gốc xếp trước, nghĩa chuyển xếp sau.
* Thao tác 3: Tìm hiểu nghĩa của một từ trong câu.
T. Ghi lên bảng vd câu: Tôi đau chân qúa ! _ Câu trên từ “ chân” có mấy nghĩa ? Vậy trong một câu cụ thể, một từ được dùng với mấy nghĩa ?
H. Từ “chân” chỉ có một nghĩa. Trong câu 1 từ chỉ được dùng với một nghĩa.
T. Từ “ chân” trong bài thơ “ những cái chân” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có tác dụng gì ?
H. Được dùng theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. Nhằm tạo liên tưởng phong phú và gây hứng thú cho ngưới đọc
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Cho H làm bài tập sgk tr. 56.
T. Cho H đọc BT1. Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người, chỉ ra sự chuyển nghĩa của chúng ? Cho 3 tổ làm và cử đại diện lên bảng điền từ chuyển nghĩa.
T. Cho H đọc BT2. Cho đại diện 3 nhóm lên bảng làm.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT3. Cho đại diện 2 nhóm lên làm:
Nhóm1: Cho từ chỉ (sự vật) chuyển =========> thành chỉ (hành động).
Nhóm2: Cho từ chỉ (hành động) chuyển =========> thành chỉ(đơn vị).
T. Cho H đọc BT4. Đoạn trích, tác giả nêu lên mấy nghĩa của “ từ bụng” ? Đó là những nghĩa nào ? Em có đồng ý với tác giả không ?
H. 2 nghĩa của từ “bụng”.Còn thiếu 1 nghĩa: Phần phình to ở giữa bàn chân và đầu gối.
T. Nêu nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng ?
Ăn cho ấm bụng:nghĩa1.
Anh ấy tốt bụng: nghĩa2.
Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: nghĩa3.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. Cho H đọc BT5. Viết chính tả từ “ Cô út vừa mang cơm ----------> giấu đem cho chàng”. Về nhà đọc thêm về từ “ Ngọt”. SGK Tr. 57.
I. TỪ NHIỀU NGHĨA.
+ Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
VD:
Học sinh: chỉ người theo học ở nhà trường phổ thông, ( Có một nghĩa).
Chân: trong bài thơ “ Những cái chân” ( Có nhiều nghĩa).
II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.
*Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
VD: Lưỡi dao, lưỡi liềm, lưỡi cày. . . 
*Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
*Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 56
1. Tìm:
 * Mặt: mặt bàn, mặt đất, biết mặt nhau. . . 
 * Mắt: mắt tre, mắt dứa, mắt na. . . 
 * Tim: tim đường, trái tim, nói trúng tim đen. . . 
2. Tìm:
 * Lá: lá phổi, lá lách, lá gan. . . 
 * Qủa: quả thận, quả tim, quả dưa. . . 
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 56
3. Ví dụ cho mỗi trường hợp chuyển nghĩa.
* Chỉ SV chuyển chỉ HĐ.
+ Cái cưa ==> cưa gỗ.
+ Hộp sơn ==> sơn cửa.
+ Cái cuốc ==> cuốc đất.
* Chỉ HĐ chuyển chỉ ĐV.
+ Đang bó lúa==> gánh 3 bó lúa.
+ Gói xôi==> 3 gói xôi gà.
+ Cuộn giấy lại==> 3 cuộn giấy màu.
4. a)- Bụng1: ruột, dạ dày của người và động vật.==> Nghĩa gốc.
 b)- Bụng2: Chỉ tấm lòng, tình cảm con người, ý sâu kín bên trong (lòng dạ).
 c)- Bụng3: Chỗ phìn to, phần giữa của chân và gối 
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
5. Cho H đọc BT5. Viết chính tả từ “ Cô út vừa mang cơm ----------> giấu đem cho chàng”. Về nhà đọc thêm về từ “ Ngọt”. SGK Tr. 57.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: 1. Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 
2. Chuyển nghĩa là gì ? Nghĩa gốc là gì ? Nghĩa chuyển là gì ?
3. Thông thường, trong câu cụ thể một từ được dùng với mấy nghĩa ? Có trường hợp ngoại lệ không ?
Soạn bài: 1. Làm BT 5, SBT Tr. 23, 24.
2. THÁNH GIĨNG ( Sgk tr 19 )
V. RÚT KINH NGHIỆM
 =======> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docTU NHIEU NGHIA VA HIEN TUONG CHUYEN NGHIA CUA TU.doc
Giáo án liên quan