Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì 1 - Năm học 2015-2016 - Ngô Xuân Đồng

GV: Tưởng như hai cha con cậu bé bị dòn vào thế bí , chắc sẽ chịu thua, thì chính lúc đó điều bất ngờ gì đã xảy ra?

- Cậu bé 7- 8 tuổi nhanh miệng trả lời . Hỏi vặn lại quan: " Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường. ( bảng phụ hoặc đèn chiếu)

? Em có nhận xét gì vè câu hỏi vặn của em bé?

- Đây là một câu đố rất lý thú và bất ngờ.

? Vì sao em cho là lý thú và bất ngờ?

- Lí thú vì câu hỏi cũng rất bất ngờ và khó trả lời.

- Bất ngờ : Vì cha là người từng trải phải bế tắc đứng ngẩn người ra , còn con mới 7-8 tuổi lại hỏi vặn quan.

? Theo em , em bé đã giải được câu đố của quan chưa? giải bằng cách nào?

- Giải bằng cách lấy cái không xác định được đáp lại cái không xác định.

? Em hãy so sánh mức độ yêu cầu trong câu hỏi của viên quan với mức độ yêu cầu trong câu hỏi vặn của em bé?

- Hai yêu cầu đều khó , đều oái oăm như nhau khó mà trả lời được.

? Trước câu hỏi vặn đột ngột và hiểm hóc của em bé đã khiến viên quan có thái độ như thế nào?

- Há hốc mồm , sửng sốt , không biết đáp sao cho ổn.

GV: Thì ra viên quan định tạo bất ngờ ra câu hỏi khó cho cha con em bé thì chính em bé lại gây bất ngờ , làm cho viên quan rơi vào thế bí. Em bé đã xoay chuyển tình huống một cách nhanh chóng đến không ngờ tạo ra lợi thế cho 2 cha con.

? Trước tình thế đó em đoand xem tâm trạng của viên quan lúc này sẽ như thế nào?

- Ngạc nhiên, bái phục.

? Em thấy cách kể chuyện ở đây có gì đặc biệt .

- Tạo tình huống bất ngờ , chi tiết thú vị .

GV: Đúng rồi ! là một em bé 7-8 tuổi mà biết gỡ thế bí cho cha , đối đáp thay cha bằng những lời lẽ sắc nhọn khiến viên quan không thể không tâm phục . Đó là một điều bất ngờ và thú vị vô cùng.

? Và điều đó giúp em cảm nhận như thế nào về em bé trong phần văn bản này?

 

doc191 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì 1 - Năm học 2015-2016 - Ngô Xuân Đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động III
Liệt kê một số DT chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một số DT đó
? Xác định yêu cầu của bài tập?
Hs lấy VD: Lợn, gà, bàn, nhà, cửa.
? Xác định yêu cầu của bài tập?
- Liệt kê các loại từ.
a) Chyên đứng trước danh từ chỉ người.
 VD: ông, bà, cô, bác, dì
b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật:
VD: Cái bức, tấm, chiếc 
? BàI tập yêu cầu điều gì? 
- Liệt kê các danh từ.
Nội dung
I/ Đặc điểm của danh từ 
1. Ví dụ
2. Kết luận .
a) Thế nào là DT: là những từ chỉ người, vật hiện tượng, khái niệm 
b) DT có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ này, ấy, đó ở phía sau một số từ ngữ khác đẻ lập thành cụm DT.
c) Chức vụ điển hình của DT trong câu. là CN, khi làm VN danh từ cần có từ là đứng trước.
II/ Danh từ chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật 
1. Ví dụ
2. Kết luận 
a) DT chỉ đơn vị là những DT dùng để tính đếm đo lường sv.
b) DT chỉ sự vật là nên tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, kháI niệm 
+ DT chỉ đơn vị gồm 2 loại.
- DT chỉ đơn vị tự nhiên.
- DT chỉ đơn vị quy ước.
VD: tạ, tấn.
DT chỉ đơn vị chính xác kg
DT chỉ đơn vị ước chừng.
VD: nắm, mớ, gói
Ghi nhớ: sgk. : 
III/ Luyện tập 
1. Bài tập 1/87.
Đặt câu:
 Chú mèo nhà em rất lười ăn.
 Nhà em có hai con mèo màu vàng.
2 . Bài tập 2/87/sgk.
3 . Bài 3 ( sgk . 87 )
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác.
VD: mét, gam, lít, hecta, hải lý, dặm, kilôgam.
b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng.
VD: nắm, mớ, đàn, gói, vốc
Hoạt động 5
V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: 
? Danh từ có những đặc điểm gì?
? Danh từ gồm những loại nào?
Về nhà làm tiếp bàI tập 4-5 sgk làm bài tập 5,6,7/35/sbt.
Đọc trước bài: “Thứ tự kể trong văn tự sự”
* Rút kinh nghiệm:
Chủ đề: VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn: 10/10/2015
Ngày dạy: 12 -> 17/10/2015 
Tiết 30: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I . Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết dựa vào bài tập nói, kể truyện dưới hình thức đơn giản ngắn gọn để học sinh làm quen.
- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.
2. Kĩ năng: Bước đầu luyện kỹ năng nói, kể trước tập thể sao cho rõ ràng, mạch lạc,chú ý phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật .
3. Thái độ: Tôn trọng người nói, người nghe
4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ...
II. Chuẩn bị.
- Thầy: Đọc SGK, SGV, sách tham khảo, soan bài, chia nhóm, tập nhận xét lẫn nhau trong nhóm, cử đại diện để kể ở lớp 
- Trò: chuẩn bị dàn ý sơ lược, tập nói và tập kể ở nhà.
III. Phương pháp
Thuyết trình, hđ nhóm và độc lập.
Thi kể chuyện
IV. Tiến trình lên lớp .
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị dàn bài của hs 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt độngI
? Bố cục của một bài văn tự sự gồm mấy phần?
- Ba phần 
Gv cho học sinh chuẩn bị đề cương theo một trong những đề bên
Hoạt độngII
Hoạt động 1
? Phần mở bài nêu được những gì?
?Phần thân bài nêu được những gì?
? Phần kết bài nêu được những gì 
Hoạt động 2
? Phần mở bài nêu được những gì
? Phần thân bài nêu được những gì ?
? Phần kết bài nêu được những gì ?
Hoạt động II 
Gv hướng dẫn học sinh dàn bài tham khảo hoặc dàn bài ở nhà đã chuẩn bị để học sinh trả lời miệng 
- Nhóm 1,2 làm đề 1 , nhóm 3,4 làm đề 2 
- Gọi học sinh lên phát biểu trước lớp và cho điểm.
Gv uốn nắn, sửa chữa.
Khi nói học sinh chú ý :
- Nói to để mọi người đều nghe
- Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người.
- Xác định rõ nội dung cần nói, tránh lan man, rườm rà, xa rời nội dung.
- Ngôn ngữ nói sinh động, linh hoạt, gần gũi với người nghe. Tránh dùng từ quá trau chuốt, bóng bẩy, văn chương.
- Giọng nói: bình tĩnh, tự tin, đàng hoàng, giàu ngữ điệu, có cảm xúc.
Hoạt động III
Nội dung cần đạt
I. Đề bài 
Tự giới thiệu về bản thân.
Giới thiệu người bạn mà em quý mến
Kể về gia đình mình
Kể về một ngày hoạt động của mình.
II. Dàn bài tham khảo 
1. Tự giới thiệu về bản thân:
a, Mở đầu : Lời chào và lý do tự giới thiệu
b, Thân bài : 
- Tên, tuổi
- Gia đình gồm những ai
- Công việc hàng ngày
- Sở thích và nguyện vọng
c ,Kết bài : cảm ơn mọi người đã chú ý nghe
2. Kể về gia đình mình
a, Mở bài : Lời chào và lý do kể
b,Thân bài: 
- Giới thiệu chung về gia đình
- Kể về bố
- Kể về mẹ
- Kể về anh, chị, em
c, Kết bài: Tình cảm của mình đối với gia đình.
II. Luyện nói trên lớp 
III. Đọc thêm 
“ Trong hùng biện, cái làm người ta thích không phải là hình ảnh mà là tình cảm, là giọng nói say sưa. Người nói chinh phục người nghe không phải bằng lí trí mà bằng tình cảm, lý trí làm người nghe bị thuyết phục, tình cảm lôi cuốn người nghe.
 Trong lúc nói, ta có thể mắc phải một vài từ không chính xác, một vài so sánh không chỉnh, người nghe không nhận ra. Sức mạnh của câu nói, hơi thở hùng biện đã quét sạch, cuốn đi, phân tán đi những khuyết điểm đó.
V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: 
? Em hãy đọc bài tham khảo sgk
? Em có nhận xét gì về bài giới thiệu này?
? Đọc lại 2 dàn bài trên bảng?
 - Dựa vào dàn bài này về nhà em hãy viết thành bài hoàn chỉnh 
* Rút kinh nghiệm:
Chủ đề: VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn: 10/10/2015
Ngày dạy: 12 -> 17/10/2015 
Tiết 31 - NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ 
Giúp học sinh biết dựa vào bài tập nói, kể truyện dưới hình thức đơn giản ngắn gọn để học sinh làm quen.
- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.
2. Bước đầu luyện kỹ năng nói, kể trước tập thể sao cho rõ ràng, mạch lạc,chú ý phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật .
3. Thái độ: Tôn trọng người nói, người nghe
4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ...
II. Chuẩn bị.
- Thầy: Đọc SGK, SGV, sách tham khảo, soan bài, chia nhóm, tập nhận xét lẫn nhau trong nhóm, cử đại diện để kể ở lớp 
- Trò: chuẩn bị dàn ý sơ lược, tập nói và tập kể ở nhà.
III. Phương pháp
Thuyết trình, hđ nhóm và độc lập.
Thi kể chuyện
I/ Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: - Qua bài học giúp Hs nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3).
- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
2. Kĩ năng: - Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ 3 và thứ nhất.
II. Chuẩn bị : + Thầy : Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ. 
 + Trò : Đọc trước bài ở nhà.
III. Phương pháp
- Vấn đáp, phân tích
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra (15)
? Thế nào là văn tự sự ? Nêu bố cục của một bài văn tự sự ?
? Viết một đoạn văn 5 -7 kể về em bế gặp viên quan trong truyện “ Em bé thông minh”
Đáp án 	
Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc kia và dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
Học sinh: Hình thức một đoạn văn, sự việc kể phải đảm bảo ai làm, xảy ra ở đâu, nguyên nhân, mở đầu, diễn biến , kết thúc.
3: Bài mới:
 GV giới thiệu bài- Trong các văn bản mà chúng ta đã học có những đoạn văn người kể xưng “tôi” có những đoạn văn người kể giấu mình gọi sự vật bằng những tên gọi của chúng. Vậy cách kể như vậy người ta gọi là kể theo ngôi nào? Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu.
Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động I
Gv: Giảng, dẫn dắt cho học sinh ghi:
? Ngôi kể là gì?
Gv Gọi học sinh đọc đoạn văn số 1.
? Đoạn văn trên trong văn bản nào?
- Em bé thông minh.
? Người kể gọi tên các nhân vật ấy là gì?
- Người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của chúng, như vua, thằng bé, 2 cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé.
? Hãy gạch chân các tên gọi ấy?
? Với cách tên gọi ấy.
? Với cách gọi tên các nhân vật ấy tác giả đã kể như thế nào?
- Tác giả đã tự giấu mình đi coi như không có mặt.
Gv Vậy cách kể đó người ta gọi là kể theo ngôi thứ 3.
? Vậy kể theo ngôi thứ 3 là cách kể như thế nào?
? Cách kể này có tác dụng gì?
- Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
Gv: Gọi học sinh đọc đoạn văn thứ 2 là đoạn trích “Dế Mèn phưu lưu ký”.
? Trong đoạn văn này người kể xưng mình là gì? Là tôi.
? Gạch dưới các từ ấy?
? Khi xưng hô như thế người người kể có thể làm những gì?
- Người kể trực tiếp kể những gì mình nghe thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra tình cảm ý nghĩ của mình.
Gv: Cách kể, cách xưng hô như vậy ta gọi là cách kể theo ngôi thứ nhất.
? Vậy em hiểu gì về cách kể này?
? Quan sát đoạn văn 2 em cho biết người xưng hô tôi trong đoạn văn này là Dế Mèn hay tác giả?
- Là Dế Mèn.
Gv: Đoạn trích trên là Dế Mèn xưng hô là tôi chứ không phải là tác giả.
? Vậy theo em trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do không bị hạn chế, ngôi kể nào chỉ được kể những điều mình đã biết đã trải qua.
- Ngôi thứ 3 có thể kể tự do.
- Ngôi thứ nhất có nhiều hạn chế.
Gv: Kể theo ngôi thứ nhất là kể ra đời khái niệm. Kể theo ngôi thứ nhất là vị trí của người kể cho phép kể những gì mình biết, mình thấy mình chịu trách nhiệm 1 cách công khai cho nên ngôi kể này có nhiều hạn chế. Nhưng bù lại do những điều mình biết, thấy và cảm nhận cho nên lời kể thân mật, gần gũi mang màu sắc cảm xúc cá nhân. Khi người kể giả định kể theo ngôi thứ 3 của nhân vật là kể theo cái biết và cái cảm của nhân vật ấy. Người xưng tôi ấy không phải là tác giả.
Gv: - Trong hồi ký, nhật ký, tuỳ bút người kể kể kể theo ngôi thứ nhất và người xưng tôi là tác giả. Trong thư từ người viết vừa theo ngôi thứ nhất vừa theo ngôi thứ hai (anh, bác ). Việc sử dụng ngôi kể nào phụ thuộc vào đặc điểm của tư duy nghệ thuật và dụng ý nghệ thuật.
? Để kể chuyện linh hoạt, thú vị người kể phải làm gì?
Cho học sinh quan sát lại hai đoạn văn.
? Đoạn văn thứ 2 được kể theo ngôi nào?
- Theo ngôi thứ nhất.
? Nếu tôi thay đổi “tôi” bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có 1 đoạn văn như thế nào?
- Đoạn văn trên không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình.
Hs viết lại đoạn văn.
Gv: Nhấn mạnh khi sử dụng ngôi kể thứ nhất , tác giả vẫn có thể thây đổi người kể , nhân vật kể chuyện.
? Vậy có thể thay đổi ngôi kể thứ 3 trong đoạn văn thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?
- Không nên đổi ngôi thứ 3 thành ngôi thứ nhất trong đoạn văn vì nếu đổi thì phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cảnh kể ban đầu và nội dung chuyện phải thêm bớt cho phù hợp với cách kể mới.
? Như vậy khi kể một câu chuyện chúng ta cần phải lưu ý điều gì?
? Khi lựa chọn ngôi kể thứ 3 có điểm mạnh gì? Ngôi thứ nhất có điểm mạnh gì?
- Ngôi thứ 3: tính khách quan.
- Ngôi thứ 1: tính chủ quan.
Gv: Mỗi ngôi kể có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau tuỳ các em lựa chọn.
* Ghi nhớ: sgk
Cho học sinh đọc bài tập. 
? Xác định yêu cầu của bài tập?
? Gọi học sinh thay ngôi kể thứ I thành ngôi kể thứ 3.
 Tôi Dế Mèn
? Như vậy người kể sẽ ở vị trí nào?
- Người kể giấu mình (ngôi kể thứ 3).
? Kể theo ngôi thứ 3 thì đoạn văn này như thế nào?
- Mang tính khách quan.
Gv: Như vậy ở bài này thay đổi ngôi kể thứ nhất = ngôi kể thứ 3 đoạn văn mang tính khách quan.
Hs kể lại đoạn văn theo ngôI kể thứ ba
? Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề?
- Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi kể thứ nhất nhận xét.
? Gọi học sinh đọc đoạn văn. Đoạn văn kể theo ngôi nào?
- Ngôi thứ 3.
? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?
- Người kể dấu mặt gọi bằng tên nhân vật.
? Chuyển ngôi thứ 3 thành ngôi thứ nhất, học sinh tự thay?
? Em thấy chuyển ngôi mang lại điều gì khác cho đoạn văn?
- Mang tính chủ quan của người kể.
? Đọc yêu cầu của bài tập
_ Truyện cây bút thần được kể theo ngôi thứ ba , gọi tên sự vật cần kể. Mặc dù trong truyện có ding từ em nhưng em đây không phảI là chỉ ngôi thứ nhất mà chỉ ngôi thứ ba- nhân vật Mã Lương.
Kể thao ngôi thứ ba như vậy , người kể có thể : 
+Tường thuật khách quan sự việc
+Bộc lộ thái đọ của mình một cách cụ thể, rõ ràng với tong nhân vật , tong sự việc nêu ra trong câu chuyện kể.
? Đọc và xác định yêu cầu của đề bài
_ Trong truyện côe tích, truyền thuyết người ta hay kể theo ngôI thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì: 
+ Truyện đề cập tới nhiều nhân vật khác nhau
+ Truỵên đề cập tới nhiều khoảng không gian khác nhau
+ Truyện đề cập tới những vấn đề của quá khứ , của lịch sử
Khi viết thư, bao gời cũng sử dụng ngôi kể thứ nhất, dù có lúc người viết xưng tôi, em, lại có lúc xưng cháu, chú Xưng hô thế nào là tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa người nhận thư với người viết thư.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Ngôi kể và vai trò của của ngôi kể trong văn tự sự. 
1. Ngôi kể 
a. Ví dụ
- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện
Khi người kể giấu mình gọi sự vật.
- Khi nhân vật gọi bằng tên của chúng.
- Kể theo ngôi thứ nhất. Khi người kể xưng hô là tôi.
- Để kể chuyện linh hoạt thú vị người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
2. Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
a, Ví dụ
b, Kết luận
Để kể chuyện cho linh hoạt, người kể có thể hoàn toàn tự do lựa chọn ngôi kể hoặc ngôi thứ 3 hoặc ngôi thứ nhất. 
II. Luyện tập 
1 .Bài 1 : (SGK . 89) 
2 . Bài 2 ( SGK . 89 )
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5
V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: 
- Chuẩn bị học bài: “Thứ tự kể trong văn tự sự”.
* Rút kinh nghiệm:
Chủ đề: VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn: 10/10/2015
Ngày dạy: 12 -> 17/10/2015 
Tiết 32 - THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I . Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: - Qua giờ học giúp học sinh thấy được:
+ Trong văn tự sự có thể kể “xuôi” có thể kể “ngược” tuỳ theo nhu cầu thể hiện.
+ Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược” biết được muốn kể “ngược” phải có điều kiện.
2. Kĩ năng: - Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
- Tích hợp “Em bé thông minh” “Ông lão đánh cá và con cá vàng’.
3. Thái độ: Sử dụng từ đúng chuẩn mực
4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ...
II . Chuẩn bị 
Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ
Học sinh: ôn tập lại một số văn bản, đọc trước bài ở nhà.
III. Phương pháp
- Vấn đáp, phân tích
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
? Em hãy kể lại các sự việc trong văn bản: “Cây bút thần”?
- Mã Lương sinh ra trong một gia đình nghèo, thông minh, thích học vẽ.
- Mã Lương được ông già tiên cho bút thần.
- Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
- Mã Lương rơi vào tay tên địa chủ.
- Mã Lương rơi vào tay tên vua.
- Mã Lương đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.
3. Bài mới : 
Để làm tốt văn kể chuyện người kể không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còng chọn thứ tự kể phù hợp nữa. Vậy thứ tự kể là gì? Chúng ta đi vào bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động I
Gv: Để tìm hiểu được thứ tự kể trong văn tự sự chúng ta hãy tóm tắt lại cho cô những sự việc chính trong chuyện “Cây bút thần”
- Hs kể.
Gv treo bảng phụ những sự việc trong truyện.
? Các sự việc này được kể theo thứ tự nào?
- Kể theo thứ tự thời gian.
? Tại sao lại trình bày như vậy?
- Vì nó phù hợp, làm chi cốt truyện thêm mạch lạc.
Gv: Kể theo thời gian vì đây là đặc điểm của truyện cổ dân gian các sự việc đơn giản và nối tiếp nhau. Các hành động lặp lại tăng cấp thêm.
VD: ở truyện “Cây bút thần” em bé từ chỗ dùng bút vẽ những gì cần thiết cho người nghèo rồi em lại dùng bít vẽ tất cả những gì xấu xa cho những kẻ độc ác rồi cũng cây bút ấy em đã trừng trị những kẻ gian sảo. Cùng cái hành động dùng bút để vẽ nhưng mỗi lúc ở một cấp độ quan trọng khác nhau. Càng ngày hành động vẽ của em bé càng trở lên tăng cấp hơn, từ chỗ diệt tên địa chủ em đã dùng bút để diệt tên vua gian ác.
? Qua đây em có rút ra nhân xét khi kể truyện ta có thể kể theo cách nào?
Gv: Nhưng khi kể chuyện chúng ta có nhất thiết là phải kể theo thứ tự thời gian hay không? Các em đọc cho cô đoạn văn trong sgk.
? Các sự việc này có thể kể theo trình tự thời gian hay không?
- Các sự việc trong câu chuyện này không được trình bày theo thứ tự thời gian.
? Các sự việc trong câu chuyện này được trình bày theo thứ tự nào?
- Trình bày theo cảm xúc tâm trạng của nhân vật (ngôi kể thứ 3 giờ trước các em đã học).
Gv: ở đây tác giả đã kể đầu tiên là thời gian hiện tại sau đó là thời gian quá khứ cuối cùng lại quay về hiện tại. Các kể này người ta gọi là cách kể theo thứ tự không gian.
? Cách kể này có ưu nhược điểm gì?
- Ưu đỉêm: Cách kể phong phú khách quan.
- Nhược điểm: Người đọc khó theo dõi và khó hiểu cốt truyện và sẽ lẫn lộn quá khứ và hiện tai.
? Cách kể theo trình tự thời gian có ưu nhược điểm gì?
- Ưu điểm: là người đọc dễ dàng theo dõi vào truyện.
- Nhược điểm: người đọc có thể nhàm chán.
? Kể chuyện không theo thứ tự thời gian có tác dụng gì?
- Gây được sự bất ngờ, tạo được sự chú ý, thể hiện được tình cảm của nhân vật.
? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện này?
? Như vậy chúng ta có thể kể một câu chuyện theo mấy cách? Đó là những cách nào?
Gv: Gọi hs đọc to phàn ghi nhớ sgk cho cả lớp nghe.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm điều gì?
?1 Câu chuyện được kể theo trình tự nào?
- Kể theo sự hồi nhớ của nhân vật.
?2 ở đây truyện kể theo ngôi nào?
- ở câu chuyện này người kể kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” đóng vai trò người kể chuyện.
? Vai trò của sự hồi tưởng trong câu chuyện?
- Hồi tưởng đóng vai trò xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau.
? Cho đề văn: “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa” 
Gợi ý: Có thể lập dàn ý theo hai cách kể, theo hai ngôi kể.
Định hướng:
- Cách kể 1: Kể theo trình tự thời gian.
Ngôi kể thứ 3: Tác giả giấu mình.
- Cách kể 2: Đi rồi nhớ lại và kể.
Ngôi kể thứ nhất: tác giả xưng “tôi”.
Chú ý: Nhưng dù kể theo cách nào đi nữa vẫn phải trả lời được câu hỏi trong sgk.
- Lý do được đi? Đi đâu? Đi với ai? Thời gian chuyến đi.
- Những sự việc trong chuyến đi.
- Những ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.
Nội dung cần đạt
I/ Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự. 
1: VD1: Kể lại những sự việc trong truyện “Cây bút thần”. 
- Kể theo thứ tự thời gian
2. Kết luận
- Để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm của nhân vật người ta có thể đem kết quả của sự việc hiện tại kể trước sau đó mới dùng cách bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.
II/ Luyện tập. 
1: Bài tập 1/98/sgk.
2 : Bài tập 2/99/sgk.
V. Củng cố, hướng dẫn về nhà: 
? Có mấy cách kể chuyện?
Ôn tập để giờ sau viết bài hai tiết.
* Rút kinh nghiệm:
 Kí duyệt 
 Ngày 12 tháng 10 năm 2015
 ĐỦ GÁO ÁN TUẦN 8
TUẦN 10: CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN
Ngày soạn: 15/10/2015
Ngày dạy: 19 -> 24/10/2015 
TIẾT 33 - ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG .
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: - Bước đầu giúp các em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn, con đường rút ra bài học, chủ quan, kiêu ngạo là những tính xấu làm hại con người.
- Học sinh hiểu được cách xây dựng kết cấu truyện ngụ ngôn.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo truyện ngụ ngôn.
3. Thái độ: - Giáo dục các em không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết.
4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, sáng tạo, ...
II. Chuẩn bị 
Giáo viên: Soạn giáo án.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Phương pháp
- Vấn đáp, phân tích, ...
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Cho biết các ngôi kể trong văn tự sự? 
3. Bài mới:
Gv Giới thiệu: Bên cạnh hai thể loại truyền thuyết, cổ tích. Văn học dân gian còn có một thể loại rất lý thú và hấp dẫn .đó là truyện ngụ ngôn, truyện cười. Để hiểu được điểm khác biệt và ý nghĩa của hai truỵên này giờ học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu truyện ngụ ngôn "ếch ngồi đáy giếng".
Gv gọi học sinh đọc phần chú thích sgk/100.
? Em hãy cho biết đặc điểm của truyện ngụ ngôn?
Gv: Ngụ: Là hàm ý kín đáo, gửi gắm.
 Ngôn: Là lời nói.
Ngụ ngôn: Nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý tức là nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe suy ra mà hiểu.
Gv: Truyện ngụ ngôn có nghĩa đen và nghĩa bóng là mục đích chính của ngị ngôn.
- Gv Giải thích thêm: Nghĩa đen là nghĩa bề ngoài cụ thể của chính câu chuyện kể, dễ nhận ra, nghĩa bóng là nghĩa sâu kín gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của chuỵên.
? Vậy mục đích của người sáng tác truyện ngụ ngôn để làm gì?
- Mượn câu truyện kể để thể hiện điều muốn nói một cách bóng bẩy, kín đáo để điều muốn nói thêm sâu sắc tăng tính thuyết phục.
Gv: Truyện ngụ ngôn với tục ngữ có đôi nét giống nhau? Qua tìm hiểu ở nhà, em cho biết truyện ếch ngồi đáy giếng thuộc loại truyện nào? Nhân vật của truyện là ai? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?
Gv: Nêu yêu cầu đọc:
Đây là truyện ngụ ngôn lên đọc với giọng sôi nổi, bình

File đính kèm:

  • docNgu_van_6_Hoc_ki_1.doc
Giáo án liên quan