Một số đề tự luận Ngữ văn Lớp 7

Câu 1: (1điểm )

Tục ngữ là gì ?Cho ví dụ

Câu 2 (1 điểm )

Dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

Câu 3 (2 điểm )

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn , cho ví dụ .

Câu 4 :(6 điểm )

Hãy chứng minh truyện ngắn “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ .

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3773 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề tự luận Ngữ văn Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN LUYỆN TẬP , THỰC HÀNH 
ĐỀ 1:
Câu 1L1đ)
Thế nào là rút gọn câu?
Câu 2L1đ)
Vì sao phải rút gọn câu?Cho ví dụ.
Câu 3L1đ)
Theo Hoài Thanh,nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?	
Câu 4L2 đ)
Cảm nghĩ của em về Bác Hồ sau khi học xong bài“Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
Câu 5L5đ)
Hãy chứng minh câu tục ngữ: “có công mài sắt có ngày nên kim”.
ĐÁP ÁN
Câu 1:Khi nói hoặc viết,có thể lược bỏ một số thành phần của câu,tạo thành câu rút gọn.
Câu 2:Làm cho câu gọn hơn,thong tin được nhanh ,tránh lặp từ ngữ.
 Ngụ ý hành động,đặc điểm nói trong câu là của cung của mọi người.
	Vd:Bao giờ cậu đi Đà Nẵng?
	 -Mai.
Câu 3:Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật,loài người.
Câu 4:Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.Cần nêu được các ý chính:
	-Bác Hồ sống rất giản dị.
	-Giản dị trong sinh nhật, lối sống,việc làm.
	-Giản dị trong lời nói và bài viết.
	-Bác sống giản dị về đời sống vật chất,phong phú đời sống tinh thần.	
Câu 5:Làm đúng kiểu bài văn chứng minh.Trình bày đủ các phần theo bố cục của văn nghị luận.
	a)Nêu được nội dung,ý nghĩa của câu tục ngữ nói về long kiên trì,nhẫn nại ,sự quyêt tâm,bền chí sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.
	b)Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
	c)Bất kì câu tục ngữ nào dù khó khăn đến đâu ,nếu biết kiên trì nhẫn nại thì sẽ thành công.
ĐỀ 2:
Câu 1 ( 1đ )
Chép lại 4 câu tục ngữ về con người xã hội mà em yêu thích nhất ?
 Câu 2 (2 đ )
Thế nào là câu đặc biệt ? Cho ví dụ minh hoạ .
 Câu 3 (1đ )
Giá trị nghệ thuật truyện ngắn :Sống chết mặc bay - Của Phạm Duy Tốn
Câu 4 ( 6 đ) 
 Chứng minh nét đẹp văn hoá của con người và dân tộc việt nam qua câu tục ngữ :Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .
------------------------------------------------------
 ĐÁP ÁN:
 Câu 1 Viêt đúng 4 câu tục ngữ như sgk hoăc tìm hiểu ngoài sách (1 đ )
 Câu 2 : Đúng khái niệm câu đặc biệt , cho ví dụ đúng (2 đ) 
 Câu 3 : Đ úng giá trị nghệ thuật : - Tương phản
 -Tăng cấp 
 -Ngôn ngữ hơp tâm lí nhân vật 
 Câu 4 : Yêu cầu về nội dung : Đúng kiểu bài : Phép lập luận chứng minh 
 Yêu cầu về dàn bài chung :
 a Mở bài : (1,5 đ) Giới thiệu được vấn đề chứng minh :Nét đẹp văn hoá của con người và dân tộc Việt Nam 
 b Thân bài : Dùng lí lẽ ,dẫn chứng chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ (3đ)
 c Kết bài :- Khẳng định nét đẹp văn hoá của câu tục ngữ
 - Nét đẹp này cần gìn giữ và phát triển (1,5điểm) 
ĐỀ 3 : 
Câu 1 (1điểm) : 
Thế nào là tục ngữ ? Viết 1 câu tục ngữ về con người và xã hội.
Câu 2 (2 điểm) : 
Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết các thành phần được rút gọn, nêu tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn trong bài ?
 	(1) Con cò mà đi ăn đêm
	(2) Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
	(3) Ông ơi, ông vớt tôi nao
	(4) Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
	(5) Có xáo thì xáo nước trong
	(6) Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Câu 3 (2 điểm) : 
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản : Sống chết mặc bay. 
Câu 4 ( 5 điểm) : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
	“Có công mài sắt có ngày nên kim”
--------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN :
Câu 1 : Nêu chính xác theo định nghĩa SGK/3. Viết đúng 1 câu tục ngữ trong nội dụng con người và xã hội. 
	- Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm.
Câu 2 : 
- Câu (2), (5), (6) trong bài ca dao là câu rút gọn, lược bỏ thành phần chủ ngữ để làm cho bài được ngắn gọn, đúng thể loại thơ lục bát, tránh lặp từ. 
- Sai 1 ý trừ 0,25 điểm. 
Câu 3 : 
	Nội dung truyện lên án tố cáo tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bảy tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền. 
	Nghệ thuật : Lời văn cụ thể, sinh động.
	Kết hợp phép tương phản và tăng cấp độc đáo.
	- Sai 1 ý trừ 0,25 điểm.
Câu 4 : - Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
	- Yêu cầu : HS làm đúng các bước của bài nghị luận, lời văn chặt chẽ, sinh động, giàu dẫn chứng.
	MB : Nêu vai trò của ý chí, nghị lực, lòng kiên trì trong đời sống.
	TB : 	- Gỉai thích nghĩa của câu tục ngữ (đen, bóng). 
	- Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. 
	- Lòng kiên trì và ý chí không được nuôi dưỡng thì làm việc gì cũng dễ chán nản, không hoàn thành. 
	- Dẫn chứng : (những tấm gương thành công nhờ kiên trì và ý chí quyết tâm).
	- Liên hệ bản thân. 
	KB : Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. 
	Dù xã hội có phát triển đến đâu đi nữa, mà bản thân mỗi người không tự tu dưỡng lòng kiên trì, ý chí, nghị lực thì sẽ không có hoài bão, ước mơ và công việc không bao giờ hoàn thành dù là nhỏ nhất. 
ĐỀ 4:
Câu1 (2đ): Thế nào là phép liệt kê? Đặt 1 câu có sử dụng phép liệt kê.
Câu2 (2đ): Trình bày cảm hiểu của em về câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu3 (6đ): Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 
--------------------------------------------------
 ĐÁP ÁN:
Câu1: Trình bày đúng khái niệm (1đ), cho được ví dụ (1đ)
Câu2: - Trình bày được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của câu tục ngữ:
+Nghệ thuật: đối, ẩn dụ.(0,5đ)
+Ý nghĩa: nghĩa đen (0,5đ), nghĩa bóng (0,5đ)
 -Biết diễn đạt thành văn (0,5đ)
Câu 3: (6đ) Yêu cầu cần đạt:
a/Nội dung:
Đảm bảo nội dung sau:
-Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ.
-Trình bày được nhiều dẫn chứng (xưa và nay) để chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
-Nêu suy nghĩ của bản thân về đạo lí đó.
b/Hình thức:
- Đảm bảo bố cục 3 phần:mở bài, thân bài, kết bài.
- Biết làm văn nghị luận, lập luận chứng minh rõ ràng, hợp lý, chặt chẽ.
- Văn phong sáng sủa, sáng tạo, câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
ĐỀ 5 : 
Câu 1: (1 đ) Nêu những đặc điểm về hình thức của trạng ngữ. Đặt một câu có dung trạng ngữ chỉ mục đích.
Câu 2: (1 đ) Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành 2 câu bị động theo hai cách khác nhau:
Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông.
Câu 3: (2 đ) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 4: (6 đ) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê Nin: “ Học, học nữa, học mãi”
ĐỀ 6: 
Câu 1: (1điểm )
Tục ngữ là gì ?Cho ví dụ 
Câu 2 (1 điểm ) 
Dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
Câu 3 (2 điểm )
Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn , cho ví dụ .
Câu 4 :(6 điểm )
Hãy chứng minh truyện ngắn “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ .
ĐÁP ÁN 
Câu 1: Định nghĩa đúng 0.5 điểm ,cho ví dụ đúng 0.5 điểm 
Câu 2: Nêu đúng những tác dụng của dấu chấm lửng 1 diểm 
Câu 3 :Phân biệt :
a/Câu đặc biệt :không có cấu tạo mô hình chủ ngữ-vị ngữ (0.5 điểm)
cho ví dụ đúng 0.5 điểm .
b/Câu rút gọn : lược bỏ những thành phần chính , có thể khôi phục nhờ những câu xung quanh (0.5 điểm ) . Cho ví dụ đúng 0.5 điểm 
Câu 4 : 6 điểm 
-Viết đúng kiểu bài nghị luận 1.5 điểm 
-Chỉ ra ,phân tích được 2 mặt tương phản qua những chi tiết tiêu biểu trong truyện “Sống chết mặc bay” ( cảnh dân hộ đê và cảnh tên quan chơi bài ); tác dụng của nghệ thuật tương phản 3.5 điểm .
Diễn đạt trong sáng ,có cảm xúc , không mắc lỗi chính tả 1 điểm .
----------------------------------------------------------------
ĐỀ 7: 
Câu 1: (2 điểm)
a) Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Cho 1 ví dụ để minh hoạ (1 điểm)
b) Câu bị động là gì? Cho ví dụ (1 điểm).
Câu 2: (3 điểm)
a) Chép lại nguyên văn 1 câu tục ngữ về con người, xã hội? Phân tích nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của câu tục ngữ đó (1,5 điểm)
b) Viết 1 đoạn văn khoảng 5-6 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ (1,5 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
	Chứng minh rằng lòng kiên trì, nhẫn nại là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho học sinh học giỏi
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: 
a) (1 điểm): Nêu được khái niệm câu đặc biệt (0,5 điểm)
Nêu được tác dụng của câu đặc biệt (0,25 điểm) 
Cho đúng ví dụ (0,25 điểm)
b) (1 điểm): Nêu đúng khái niệm về câu bị động (0,5 điểm)
Cho đúng ví dụ (0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
a) Chọn viết đúng câu tục ngữ về con người và xã hội (0,5)
Hiểu ý nghĩa và nghệ thuật của câu tục ngữ trên (1 điểm)
b) Viết đúng số dòng
 Cảm nghĩ về Bác được thể hiện qua đời sống giản dị hằng ngày và quan hệ của Bác đối với mọi người, qua nói và viết của Bác
Câu 3: (5 điểm) Đề thuộc nghị luận chứng minh
	Yêu cầu về nội dung: Dùng lí lẽ và dẫn chứng khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
	Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần, có sự liên kết giữa các câu, các đoạn trong bài.
/ Đề 8 
 Câu1/ (2đ) Tục ngữ là gì? Phân tích cách diễn đạt và nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ sau :
 a/ Đói cho sạch, rách cho thơm.
 b/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 c/Thương người như thể thương thân.
Câu2/ Nêu những điều cảm nhận của em sau khi học văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ.(1,5đ)
Câu3/ ( 1,5đ) Thế nào là phép liệt kê? Xác định phép liệt kê, nêu tác dụng phép liệt kê của câu sau: Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
Câu4/ (5đ) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: “Học, học nữa, học mãi…” 
II/ Đáp án
Câu 1/ Nêu đúng định nghĩa tục ngữ. (0,5đ)
 Phân tích đúng mỗi câu 0,5đ
 Câu a:- dùng phép đối lập, ẩn dụ (0,25đ)
khuyên con người dù gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn cũng phải giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sạch. không nên làm những điều xấu xa, tội lỗi.
Phê phán những hành vi: đói ăn vụng, túng làm càn. (0,25đ)
 Câub:-Dùng phép ẩn dụ(0,25đ)
 - Đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta: Người hưởng thành quả lao động phải nhớ ơn người làm ra thành quả lao động đó.(0,25đ)
 Câuc:-Phép so sánh (0,25đ)
 - Phải biết thương người khác như thương chính bản thân mình.(0,25đ)
Câu 2/ Văn bản nhằm ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.Đó là một trong những phẩm chất cao quý của Người mà mọi người dân Việt Nam phải học tập và làm theo.
 Là người học sinh nước Việt vô cùng kính phục và biết ơn Bác Hồ. Ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Câu3/ Nêu đúng khái niệm phép liệt kê.(0,5đ)
 Xác định đúng phép liệt kê: “Phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.(0,5đ)
 Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật nội tâm của cô gái Huế.(0,5đ) 
Câu4/ A/ Yêu cầu chung:
 -HS làm bài đúng kiểu văn bản lập luận giải thích
 - Áp dụng các phương pháp giải thích phù hợp vào bài viết
 - Làm rõ các luận điểm phụ:+ Học là gì?
 +Học nữa, học mãi là học như thế nào?
 +Tại sao phải học, học nữa, học mãi?
 + Phương pháp học như thế nào là đúng?
 +Nếu không học thì cuộc đời sẽ như thế nào?
ĐỀ 9
Câu1 :
_3 _ _điểm
a)
Phân tích hai mặt tương phản trong truyện SỐNG CHẾT MẶC BAY của Phạm Duy Tốn. Hình ảnh tên quan phủ đi “ hộ đê “ được tác giả khắc họa như thế nào?
b)
Em có nhận xét gì về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật của truyện trên?
Câu2 :
2_ _ _điểm
Nêu công dụng của dấu chấm lửng. 
Viết một đoạn văn (7-8 câu) tả cảnh mùa hè ở quê hương em có sử dụng một dấu chấm lửng (tỏ ý nhiều sự việc chưa liệt kê hết), một câu đặc biệt (xác định thời gian ,nơi chốn )
Câu3 :
5_ _ _điểm
Ông cha ta thường dạy:
 “ Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Bằng vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người.
 ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 :
 a-
 b-
=Hai mặt tương phản:
 - Cảnh bên ngoài đê: Thời gian gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông dâng cao, cảnh tượng nhốn nháo căng thẳng( tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau), sự bất lực của sức người, sự yếu kém của thế đê trước thế nước 
 - Cảnh trong đình: Đình vững chãi, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, nha lại, lính tráng rộn ràng, quan phủ đường bệ, kẻ hầu người hạ tấp nập. Cảnh quan phủ say mê chơi đánh bài tổ tôm (1 đ)
=Hình ảnh tên quan phủ đam mê tổ tôm vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức phi nhân tính (0,5 đ)
Gía trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống và sinh mạng nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại (0,5đ)
Gía trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của TG trước cuộc sống lầm than của người dân và lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền (0,5 đ)
Gía trị nghệ thuật:Kết hợp thành công hai phép nghệ thuật TƯƠNG PHẢN và TĂNG CẤP , ngôn ngữ sinh động.(0,5đ)
Câu 2
Nêu công dụng của dấu chấm lửng (sgk) (0,5đ)
Viết đoạn văn đúng chủ đề, đúng số câu, sử dụng dấu chấm lửng, câu đặc biệt theo yêu cầu (1,5đ)
 Câu 3
Yêu cầu cần đạt
-Khẳng định tinh thần đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
 . Trong lịch sử dân tộc: Nhân dân đoàn kết chống kẻ thù xâm lược
 . Trong đời sống hằng ngày: Nhân dân đoàn kết trong lao động sản xuất…
 . Trong lớp học: Bạn bè đoàn kết chan hòa…nên lớp học luôn vui vẻ, thân ái
-Rút ra bài học: Đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn, là yếu tố quyết định mọi thành công, cần xây dựng khối đại đoàn kết trong lớp học, trong nhân dân
 ĐỀ 10:
Câu 1 : Tục ngữ là gì ? ( 2 điểm )
Câu 2: a. Uống nước nhớ nguồn
Góp gió thành bão,góp cây nên rừng.
 Hãy tìm hai câu tục ngữ trong bài “ Tục ngữ về con người và xã hội ” đồng nghĩa với hai câu tục ngữ trên ? ( 1 điểm )
Câu 3: Liệt kê là gì ? Cho ví dụ ? ( 2 điểm )
Câu 4: Tục ngữ có câu: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
 Hãy chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí đó.

File đính kèm:

  • docMOT SO DE TU LUAN VAN 7.doc