Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 7+8 - Năm học 2019-2020

2.Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô

- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.

- Tròn trỉnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt trên một mâm bạc. y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.

- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại. một con hải âu là là nhịp cánh.

So sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ chính xác, tài quan sát và tưởng tượng độc đáo: Bức tranh đẹp rực rỡ, lộng lẫy, tráng lệ, huy hoàng.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 21/11/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 7+8 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÊ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 6 TUẦN 7-8
A .VĂN BẢN
LƯỢM 
Tố Hữu
 1) Hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ:
- Trang phục: Nhỏ nhắn, xinh xinh
- Hình dáng: Nhỏ bé, người nhanh nhẹn, tinh nghịch, hiên ngang
- Cử chỉ: Nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời
- Lời nói: tự nhiên, chân thật
 - Xưng hô: Chú bé , Lượm, cháu , đồng chí , chú đồng chí nhỏ : Thể hiện các khía cạnh quan hệ tình cảm
-> Hồn nhiên, vui tười, yêu đời, say mê công việc, đáng mến, đáng yêu
2) Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng:
- Ra thế Lượm ơi! 
à Câu đặc biệt: nỗi đau xót đột ngột, tiếng nấc nghẹn ngào
- Vụt qua, đạn vèo vèo
àLượm dũng cảm, nhanh nhẹn, gan dạ, không sợ nguy hiểm
- Thôi rồi Lượm ơi! 
Lượm ơi, còn không?
 à Câu cảm thán, câu hỏi tu từ: niềm thương tiếc, đau đớn
- Hồn bay giữa đồng: Sự hy sinh thiêng liêng, cao cả, linh hồn đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước 
3) Hình ảnh Lượm sống mãi:
- Đoạn điệp khúc tái hiện lại hình ảnh Lượm.
- Khẳng định Lượm vẫn sống mãi với đất nước, trong lòng mọi người
Yêu cầu :- Học thuộc ghi nhớ sgk tr 77
- Làm câu 1,2 phần Luyện tập tr 77
 CÔ TÔ
Nguyễn Tuân
1.Cảnh Cô Tô sau cơn bão
-Trong trẻo, sáng sủa
-Cây thêm xanh mượt
-Nước biển lam biếc đậm đà
-Cát vàng giòn hơn
-Cá nặng lưới
àDùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm. Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.
2.Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô
- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.
- Tròn trỉnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt trên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.
- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhịp cánh.
àSo sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ chính xác, tài quan sát và tưởng tượng độc đáo: Bức tranh đẹp rực rỡ, lộng lẫy, tráng lệ, huy hoàng.
Yêu cầu : Học thuộc ghi nhớ sgk trang 91
B .TIẾNG VIỆT 
HOÁN DỤ
1.Hoán dụ là gọi tên sự vật ,hiện tượng này bằng tên của một sự vật , hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
VD: - Áo nâu: chỉ người nông dân( gợi liên tưởng những người nông dân thường mặc áo nâu)
2. Các kiểu hoán dụ
- Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính .> Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
- Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung . >Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
- Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.> Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn. > Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
 Yêu cầu: + Nắm vững kiến thức
 + Làm các bài tập phần : “Luyện tập” SGK/ Tr 84
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
Các thành phần câu đã học ở bậc Tiểu học : chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
Chủ ngữ,vị ngữ là thành phần chính (thành phần bắt buộc có mặt trong câu).
Trạng ngữ là thành phần phụ (thành phần không bắt buộc có mặt trong câu)
  VD: Chẳng bao lâu (trạng ngữ), tôi (chủ ngữ) đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng (vị ngữ).
* Vị ngữ
   - Vị ngữ có thể kết hợp với các từ phía trước như : đã, đang, sẽ, ...
   - Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi : Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?
- Vị ngữ thường là ĐT,CĐT,TT,CTT,DT,CDT tạo thành
VD + ra đứng cửa hang như mọi khi → cụm động từ làm VN
+ nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập → cụm động từ làm VN
+ là người bạn thân của nông dân Việt Nam → cụm danh từ làm VN
*Chủ ngữ
 - Chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
- Chủ ngữ có thể trả lời cho các câu hỏi : Ai? Cái gì? Con gì?
- Cấu tạo chủ ngữ :
Tôi : đại từ làm Chủ ngữ
Chợ Năm Căn: cụm danh từ làm Chủ ngữ
Tre, nứa, trúc, mai, vầu: các danh từ làm Chủ ngữ
Cây tre: cụm danh từ làm Chủ ngữ
Yêu cầu: + Nắm vững kiến thức
 + Làm các bài tập phần : “Luyện tập” SGK/ Tr94
C .VIẾT ĐOẠN VĂN 
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển,trên sông,trên núi hay ở đồng bằng)mà em đã quan sát được.
D.TẬP LÀM VĂN 
 Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...)
I. Dàn ý
Mở bài : Giới thiệu chung về người được tả: em tả ai? quan hệ với em như thế nào?
Thân bài :
   - Vẻ ngoài : tên, tuổi, nghề, dáng đi, khuôn mặt, làn da, mái tóc...
   - Tính nết, hành động : hiền lành, đáng mến,...
Kết bài : Tình cảm của em với người được tả.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_ngu_van_lop_6_tuan_78_nam_hoc_2019_2020.docx