Giáo án Ngữ Văn 6 dạy thêm tuần 1 đến 7

Tập làm văn: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong văn tự sự

- Bố cục của bài văn tự sự

2. Kỹ năng: Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự

3. Thái độ: Xây dựng dàn bài trước khi viết bài

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tích hợp với các văn bản đã học, với Tiếng Việt bài “Nghĩa của từ”. Tài liệu liên quan.

2. Học sinh: Soạn bài.

 

doc52 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 dạy thêm tuần 1 đến 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc và nhân vật trong văn tự sự:
1. Sự việc trong văn tự sự 
(1) Vua Hùng kén rể .
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn . 
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể . 
(4) Sơn Tinh đến trước được vợ . 
(5) Thủy Tinh đến sau tức giận đánh Sơn Tinh 
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, Thủy Tinh thua . 
(7) Hằng năm Thủy tinh dâng nước đánh Sơn Tinh . 
Sự việc (1) : -> Khởi đầu 
Sự việc (2), (3), (4) -> phát triển 
Sự việc (5), (6) -> cao trào 
Sự việc (7) -> kết thúc 
=> Các sự việc được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa 
à Không thể bỏ đi sự việc nào vì đây là các sự việc chính.
=> Như vậy sự việc trong văn tự sự : gồm có 6 yếu tố: ai làm, xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, KQ.
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động II: Tìm hiểu về nhân vật:
+ Kể tên các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh “?
GV kẻ bảng – HS điền vào . 
+ Ai là nhân vật chính ; có vai trò quan trọng nhất ? Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất ? 
+ Ai là nhân vật phụ ? 
+ Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? 
Học sinh đọc mục ghi nhớ 
Hoạt động III: Luyện tập 
Bài 1/38: HS đọc yêu cầu bài tập và tổ chức HS làm theo nhóm.
+ Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh “ đã làm : 
- Vua Hùng - Sơn Tinh 
- Mỵ Nương - Thủy Tinh 
a. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật : Đại diện nhóm trả lời – Gv nhận xét . 
b.HS tóm tắt truyện theo sự việc gắn với nhân vật chính ? GV chốt
c) Vì sao truyện đặt tên là Sơn Tinh – Thuỷ Tinh? Có thể đặt một vài nhan đề khác ?
Bài 2/39: GV hướng dẫn HS về nhà làm 
2. Nhận vật trong văn tự sự 
Nhân vật trong truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh
Nhân vật 
Tên gọi 
Lai lịch 
Chân dung
Tài năng 
Việc làm
Vua hùng 
Hùng Vương 
Thứ 18 
Không 
Sơn Tinh 
Sơn Tinh
Núi Tản Viên 
Không
Có nhiều tài, đem sính lễ đến trước cầu hôn 
Cầu hôn
Vẫy tay 
mọc lên
 cồn bãi,
 núi đồi 
Thuỷ Tinh 
Thuỷ Tinh 
Chúa Vùng nước thẳm 
Không
Có nhiều tài lạ, hô mưa gọi gió 
Cầu 
hôn làm 
dông 
bão dâng 
nước
Mị nương 
Mị nương 
Con gái Vua Hùng thứ 18
Xinh đẹp tuyệt trần 
Lạc Hầu 
Lạc Hầu 
Đời vua Hùng 18
*Ghi nhớ: SGK /38
II.Luyện tập:
Bài 1/38: Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh đã làm:
Vua Hùng kén rể, ra điều kiện chọn rể
Mị nương theo Sơn Tinh về núi 
Sơn Tinh cầu hôn đem đủ lễ vật, rước Mị Nương, đánh với Thủy Tinh, hàng năm lại đánh nhau 
Thuỷ Tinh cầu hôn, đến sau dâng nước đánh Sơn Tinh – Thua rút quân về
a) Nhận xét vai trò ý nghĩa các nhân vật 
- Vua Hùng là nhân vật phụ nhưng không thể thiếu được vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân
- Mị Nương là nhan vật phụ nhưng không thể thiếu được vì nếu không có nàng thì không có chuyện hai thần xung đột ghê gớm như thế.
- Thủy Tinh là nhân vật chính đối lập với Sơn Tinh được nói nhiều, ngang với Sơn Tinh. Hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của lũ, bão ở châu thổ Sông Hồng
- Sơn Tinh: nhân vật chính đối lập với Thủy Tinh, người anh hùng chống lũ của nhân dân Việt cổ
b) Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính
 c) Truyện đặt tên là Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: Vì tên hai thần là nhân vật chính của truyện 
- Không nên đổi nhan đề của truyện thành các tên gọi khác vì tên thứ nhất chưa nói rõ nội dung chính của truyện, còn tên thứ hai lại thừa hai nhân vật Vua Hùng, Mị Nương chỉ đóng vai phụ
- Có thể đặt một vài nhan đề khác như: Bài ca thắng bão lụt,
Bài 2/39. Hãy tưởng tượng kể lại truyện “Một lần không vâng lời” 
- Các sự việc và diễn biến sự việc . 
- Nhân vật . 
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Chỉ ra sự việc và nhân vật trong truyện Con Rồng, cháu Tiên
- Học thuộc ghi nhớ 
* Bài mới: Soạn “Sự Tích Hồ Gươm”
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
TUẦN 4
Tiết 13
Ngày soạn: 26/06/2015
 Ngày dạy: //
Văn bản: 	 SÖÏ TÍCH HOÀ GÖÔM (Höôùng daãn ñoïc theâm)
 (Truyeàn thuyeát)
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Sự tích hồ gươm Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Sự tích hồ gươm Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
- Ha ha! Một lưỡi gươm!
Sự tích hồ gươm Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!".
Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh , chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Truyền thuyết địa danh.
- Cốt lõi loch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kỹ năng:
 a. Kĩ năng chuyên môn:
	- Đọc - hiểu văn bản thuyền thuyết.
	- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện. Kể lại được truyện.
 b. Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
- Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thânvề ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
3. Thái độ: Yêu những cảnh đẹp gắn với lịch sử của quê hương, đất nước.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tích hợp với tập làm văn bài “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”, với tiếng Việt bài “Nghĩa của từ”. Tài liệu liên quan. Cảnh vua Lê trả gươm cho Rùa Vàng. 
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và sọan bài theo câu hỏi gợi ý. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
2. Kiểm tra: Kể tóm tắt truyện : “Sơn Tinh, Thủy tinh”. Nêu ý nghĩa của truyện.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Hồ Gươm là một di tích lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc mà rất nhiều nhà thơ ca ngợi: 
“ Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ, ngọn tháp bút
Viết thơ lên trời cao”
Giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lãng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Hồ này đầu tiên gọi là Hồ Lục Thuỷ, Hồ Tả Vọng đến thế kỷ 15 hồ mang tên là Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm gắn với sự tích nhân, gươm, và trả gươm thần của người anh hùng Lê lợi mà cô giới thiệu truyền thuyết Hồ Gươm.
	* Vào bài:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu chung 
GV giới thiệu về vị trí truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” trong các truyện dân gian, lịch sử? 
Hoạt động II: Đọc – Tìm hiểu văn bản
GV đọc mẫu một đoạn à Gợi ý cách đọc à gọi HS đọc tiếp 
HS đọc chú thích, giải nghĩa từ khó. 
GV hướng dẫn HS cách kể và cần lưu ý chính. Đức Long Quân cho mượn Gươm
Lê Thuận nhặt lưỡi gươm dưới nước 
Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên rừng thanh gươm trong chiến đấu
Đất nước thanh bình, Long Quân cho người đòi lại gươm 
Hồ Tả vọng mang tên hồ Gươm
Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần trong hoàn cảnh nào? Buổi đầu thế lực của nghĩa quân ra sao? 
Lê Lợi nhận được thanh gươm trong hoàn cảnh nào? Lưỡi gươm? Chuôi gươm 
Lưỡi gươm và chuôi gươm xuất hiện ở hai địa điểm cách xa nhau nhưng ráp lại thì vừa in, điều này có ý nghĩa gì? 
Thanh gươm này có đặc điểm gì so với những thanh gươm bình thường 
Thuân Thiên nghĩa là gì? 
Ý nghĩa của hai chữ thuận thiên? 
Ngoài đặc điểm trên, thanh gươm còn có đặc điểm gì khác?
Thanh gươm đã phát sáng ở những thời điểm nào? 
Việc toả sáng ở những nơi ấy có ý nghĩa gì? 
Câu nói của Lê Thuận khi dâng gươm lên Lê Lợi có ý nghĩa gì? 
Từ khi có thanh gươm trong tay, nghĩa quân đã chiến đấu như thế nào? 
Câu văn “Gươm thần tung hoành, Gươm thần mở đường có ý nghĩa gì? 
Kết quả ra sao 
Khi để sạch bóng quân thù, đất nước đã hoà bình, Long Quân đã làm gì với thanh gươm? à (b)
Vì sao Long Quân đòi lại gươm? Vì sao địa điểm trả ở hồ Lục Thủy mà không phải ở Thanh Hoá ? 
Vì sao chỗ nhận gươm không phải là Thăng Long? Vì sao lại đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm ? 
Ý nghĩa của chi tiết này? 
Hoạt động III: Tổng kết
HS khái quát nghệ thuật và ý nghĩa của truyện?
HS thực hiện ghi nhớ 
Hoạt động IV: Luyện tập 
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2/43
I.Giới thiểu chung:
- Lê Lợi là linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của nhân dân ta chống giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV.
- Truyền thuyết địa danh : loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.
- "Sự tích Hồ Gươm " là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Hoàn Kiếm và Lê Lợi.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc- Từ khó:
+Thân truyện: Hai chàng trai đến cầu hôn
2.Phân tích 
a) Long quân cho mượn gươm 
* Hoàn cảnh ra đời của thanh Gươm:
- Đất nước bị giặc Minh xâm lược 
- Thế lực quân ta non yếu 
- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng, ráp lại vừa như in 
à Sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân miền ngược và miền xuôi
* Đặc điểm thanh Gươm:
- Lưỡi gươm khắc hai chữ thuận thiên à Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là hợp ý trời 
- Phát sáng 
Ở nhà Lê Thuận
Ở gốc cây đa
à Thúc giục Lê Lợi mau lên đường đánh giặc 
Lúc Trả gươm
à Thắng lợi lưu truyền mãi mãi 
Thanh gươm có sức mạnh kỳ diệu 
Thanh gươm tung hoành 
Xông xáo đi tìm giặc 
Gươm thần mở đường 
Thắng lợi của chính nghĩa, của lòng dân, ý trời hoàn hợp
b) Long Quân cho đòi gươm. 
Khi đất nước thanh bình 
Long Quân đòi gươm ở hồ Tả Vọng 
Hồ Tả Vọng đổi thành Hồ Hoàn Kiếm 
à Nguyện vọng của nhân dân. Yêu chuộng hoà Bình 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật : 
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược.
- Sử dụng một số hình ảnh chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng (mang ý nghĩa tượng trưng cho khí thiêng, hồn thiêng sông núi, tổ tiên, tư tưởng , tình cảm và trí tuệ, sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân ).
2. Ý nghĩa văn bản : Truyện giải thích tên gọi hôg Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vaqng và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
* Ghi nhớ SGK / 43
IV. Luyện tập
Bài 2. Lê Thuận bắt được lưỡi gươm, Lê Lợi nhặt được chuôi gươm ghép lại thành một cây gươm quý, lại có sẵn 2 chữ thuận thiên. Chi tiết này hàm ý lãnh tụ Lê Lợi phải tạo được khối đoàn kết toàn dân, miền xuôi, miền ngược thì cuộc khởi nghĩa thành công
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Sưu tầm các bài viết về hồ Gươm.
- Ôn tập về các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
Nắm được nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ
* Bài mới: Học bài – sọan bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
TUẦN 4
Tiết 14
Ngày soạn: 26/06/2015
 Ngày dạy: //
Tập làm văn :	CHUÛ ÑEÀ VAØ DAØN BAØI CUÛA VAÊN TÖÏ SÖÏ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong văn tự sự.
- Bố cục của bài văn tự sự.
2. Kỹ năng: Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.
3. Thái độ: Tâm thế thoải mái khi xác định dàn bài của bài văn tự sự.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tài liệu liên quan
2. Học sinh: Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
2. Kiểm tra: Thế nào là sự việc, nhân vật trong văn tự sự ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Các em đã tìm hiểu những vấn đề gì về văn tự sự ở các tiết học trước? Hôm nay, chúng ta sẽ hoàn chỉnh hơn nữa kiến thức của mình về văn tự sự, tức là chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Vậy trong văn tự sự thì chủ để và dàn bài sẽ như thế nào? Chúng ta cùng vào bài mới.
	* Vào bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chủ đề và cách làm bài văn tự sự
Gv gọi hs đọc bài văn về Tuệ Tĩnh . 
(?) Truyện kể về ai? Kể về điều gì?
(?) Sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
(?) Vậy vấn đề chính, cốt lõi nhất mà câu chuyện này hướng tới để làm rõ là gì?
 (?) Em hãy đặt chủ đề cho văn bản ?
Vậy theo em chủ đề là gì?
(?) Truyện chia làm mấy phần? Xác định mở bài, thân bài, kết bài? Trong phần mở bài nói điều gì ?
(?) Phần thân bài kể về diễn biến sự việc 
Có sự việc nào đáng chú ý?
(?) Trong phần kết bài nói về điều gì? 
(?) Tất cả chuỗi sự việc trên đã làm rõ được nội dung nào của văn bản? (chủ đề )
(?) Dàn bài của văn tự sự gồm những phần nào? 
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
(?) Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cho HS đọc bài tập 2
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tìm hiểu chủ đề và cách làm bài văn tự sự
a. Chủ đề : 
- Y đức của người thầy thuốc Tuệ Tĩnh 
* Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trọng tâm được người viết nêu ra trong văn bản.
b. Dàn bài : Ba phần : MB-TB-KB 
+ Mở bài : 
 Giới thiệu về Tuệ Tĩnh, và y đức của ông.
+ Thân bài : Diễn biến sự việc 
- Tuệ Tĩnh chuẩn bị đi chữa bệnh cho nhà quí tộc. 
- Ông chữa bệnh cho chú bé nhà nông trước. 
- Từ chối sự trả ơn của gia đình người nông dân.
à Các sự việc thống nhất và làm sáng tỏ chủ đề.
c. Kết luận :
- Tuệ Tĩnh hết lòng vì người bệnh
Ghi nhớ
Dàn bài bài văn Tự sự gồm 3 phần:
 MB: Giới thiệu chung về sự vật, sự việc.
 TB : Diễn biến sự việc
 KB : Kết thúc sự việc - nêu ý nghĩa.
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1: 
- Tố cáo tên cận thần tham lam = cách chơi khăm nó một vố. Người nông dân xin được hưởng 50 roi 
à chia đều phần thưởng 
- Mở bài: “Một . Nhà vua”
- Thân bài “ Ong ta  hai nhăm roi”
- Kết bài “ nhà vua . Nghìn rúp”
- Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng 
à Kết thúc bất ngờ ( Thông minh của người nông dân )
Bài tập 2: 
Đánh giá cách mở bài của hai truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh và Sự tích Hồ gươm 
a. Phần mở bài : 
- Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh chưa giới thiệu câu chuyện sắp xẩy ra chỉ nói đến việc vua Hùng sắp kén rể.
- Truyện sự tích Hồ Gươm đã giới thiệu rõ cái ý cho mượn gươm tất sẽ dẫn đến việc trả gươm sau này.
b. Phần kết bài:
- Sơn Tinh Thuỷ Tinh kết thúc tryện theo lối vòng tròn, chu kỳ lặp lại.
- Sự tích Hồ Gươm kết thúc truyện trọn vẹn hơn.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Nắm được chủ đề và dàn bài của một bài văn tự sự
- Xác định dàn bài và chủ đề của truyện ST-TT
Làm tiếp bài tập 2 trang 46
* Bài mới: Soạn bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
TUẦN 4
Tiết 15-16
Ngày soạn: 26/06/2015
 Ngày dạy: //
Tập làm văn:	TÌM HIEÅU ÑEÀ VAØ CAÙCH LAØM BAØI VAÊN TÖÏ SÖÏ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong văn tự sự
- Bố cục của bài văn tự sự
2. Kỹ năng: Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự
3. Thái độ: Xây dựng dàn bài trước khi viết bài
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tích hợp với các văn bản đã học, với Tiếng Việt bài “Nghĩa của từ”. Tài liệu liên quan.
2. Học sinh: Soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY:
1. Ồn định lớp: Kiểm diện sỉ số.
2. Kiểm tra: 	Kiểm tra 15 phút
 * Đề: - Chủ đề trong văn bản tự sự là gì? (3điểm)
 - Dàn bài chung của văn bản tự sự như thế nào? (6 điểm)
 * Đáp án: 
 - Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
 - Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có ba phần:
 + Phần Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
 + Phần Thân bài: Kể diễn biến của sự việc
 + Phần Kết bài: Kể kết cục của sự việc
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Khi làm một đề tập làm văn, công việc đầu tiên là HS phải tìm hiểu đề, sau đó vận dụng cách làm bài văn tự sự để viết một bài hoàn chỉnh. Bài giảng hôm nay sẽ giúp chúng ta hoàn thành tốt hai nội dung trên.
	* Vào bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đề văn TS và cách làm bài văn TS.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 6 đề trên bảng phụ
(?) Lời văn đề (1) y/cầu điều gì? 
 (?) Các đề (3) (4) (5) (6) không có từ “kể”, có phải là đề tự sự hay không?
(?) Vậy để làm tốt một đề văn tự sự ta phải làm gì đầu tiên?
 (?) Đề này yêu cầu em làm gì? Trong truyện “Thánh Gióng” có sự việc chính nào? 
(?)MB chúng ta giới thiệu việc gì?
VD: “Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão, hạ sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười”
(?)TB chúng ta cần đưa vào những sự việc nào?
(?)Kết bài để câu chuyện có ý nghĩa ta cần có những sự việc nào?
(?) Câu chuyện kết thúc có ý nghĩa gì? Đâu là cốt lõi lịch sử?
Ý nghĩa: (GA),Các chi tiết chứng tỏ truyện như thật: tre Ngà, làng Cháy, đền thờ Thánh Gióng, Vua Hùng, giặc Ân.
Sau khi lập dàn ý, các em sẽ hoàn chỉnh bài viết. Các phần trong bố cục 3 phần của 

File đính kèm:

  • docThanh_Nguyen__Ngu_Van_6_Tuan_1234567_20152016_20150725_025103.doc