Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 - Chủ đề: Từ loại (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng

T. Cho H đọc VD1: a, b SGK Tr. 128. Trong câu a có mấy cụm danh từ ? Thầy cho H nhìn bảng phụ. Các từ in đậm ( phấn vàng ) bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? Những từ bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì ? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ ? Và bổ sung ý nghĩa gì ?

H. Trong câu a có 7 cụm danh từ. Từ in đậm ( phấn vàng ) bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó: chàng, ván cơm, nệp bánh, ngà, cựa, hồng mao, đôi. Những từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, thuộc từ loại số từ. Chúng đứng trước danh từ trung tâm và bổ sung ý nghĩa về số lượng của sự vật.

T. Trong câu b, ta xét cụm danh từ Hùng Vương thứ sáu. Từ in đậm( phấn vàng ) bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? Nó đứng ở vị trí nào trong cụm từ ? Và biểu thị ý nghĩa gì ?

H. Từ in đậm ( phấn vàng ) trong câu b bổ sung ý nghĩa cho danh từ ( Hùng Vương ). Nó đứng sau danh từ trung tâm, biểu thị ý nghĩa thứ tự.

T. Vậy số từ là gì ? Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ đứng ở vị trí nào ? Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng vị trí nào ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 - Chủ đề: Từ loại (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn: 	
- Ngày dạy:
- Tuần: 11
- Tiết: CT: 41- 42- 43- 44
- TIẾT 41: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
- TIẾT 42: CHỈ TỪ
- TIẾT 43: PHĨ TỪ
- TIẾT 44: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H
1.Kiến thừc: Nắm được thế nào là danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phĩ từ. Nắm được danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật – Danh từ chung và danh từ riêng. Tiểu loại động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái. Tính từ chỉ đặc điểm tương đối, tuyệt đối.
2. Kỹ năng: Nhận biết danh từ trong văn bản, sử dụng danh từ để đặt câu. Biết sử dụng các từ loại đúng nghĩa và đúng ngữ pháp trong nĩi và viết. Nhớ được đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của các từ loại, các tiểu từ loại. Nhớ quy tắc viết hoa các danh từ riêng.
3.Thái độ: Yêu thích và có thói quen sử dụng từ loại và các tiểu từ từ loại trong khi làm bài Tập làm văn.
4.Tích hợp: 
B. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
- TIẾT 41
1. Tính từ là gì ? Nêu đặc điểm của tính từ ?
2. Có mấy loại tính từ đáng chú ý ?
3. Vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ ? Giải thích ? Cho ví dụ minh hoạ
- TIẾT 42
1. Số từ là gì ? Lượng từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
2. Dựa vào vị trí cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành mấy nhóm ?
- TIẾT 43
Chỉ từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Hoạt động của chỉ từ trong câu ? Ví dụ minh hoạ ?
- TIẾT 44
Phó từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Có mấy loại phó từ ? Kề ra ?
- TIẾT 52: SỐ TỪ - LƯỢNG TỪ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Thầy ghi hai VD lên bảng: “ Ba con trâu, cả làng”. Theo em ( hai chàng, cả làng ), là từ hay cụm từ. Thuộc cụm từ gì ? Mỗi cụm, đâu là danh từ trung tâm ? Danh từ ở mỗi cụm có từ gì bổ sung ? “ Các từ Hai, cả” là những từ loại mà các em chưa được học kỹ và bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểy kỹ hơn về ý nghĩa và công dụng của nó, đó là bài: “ Số từ và lượng từ”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Số từ là gì ?
T. Cho H đọc VD1: a, b SGK Tr. 128. Trong câu a có mấy cụm danh từ ? Thầy cho H nhìn bảng phụ. Các từ in đậm ( phấn vàng ) bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? Những từ bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì ? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ ? Và bổ sung ý nghĩa gì ?
H. Trong câu a có 7 cụm danh từ. Từ in đậm ( phấn vàng ) bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó: chàng, ván cơm, nệp bánh, ngà, cựa, hồng mao, đôi. Những từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, thuộc từ loại số từ. Chúng đứng trước danh từ trung tâm và bổ sung ý nghĩa về số lượng của sự vật.
T. Trong câu b, ta xét cụm danh từ Hùng Vương thứ sáu. Từ in đậm( phấn vàng ) bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? Nó đứng ở vị trí nào trong cụm từ ? Và biểu thị ý nghĩa gì ?
H. Từ in đậm ( phấn vàng ) trong câu b bổ sung ý nghĩa cho danh từ ( Hùng Vương ). Nó đứng sau danh từ trung tâm, biểu thị ý nghĩa thứ tự.
T. Vậy số từ là gì ? Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ đứng ở vị trí nào ? Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng vị trí nào ?
H. Trả lời theo ghi nhớ SGK Tr. 128 . . . 
T. Từ “ đôi” trong cụm từ “ một đôi”, có phải là số từ không ? Vì sao ? Mang ý nghĩa gì ? Thầy lấy ví dụ: Nói “ một trăm con trâu và một đôi con trâu” thì cách nói nào hợp lý hơn ? Tìm thêm các từ tương tự như trên ?
H. Từ “ đôi” trong cụm từ “ một đôi” không phải là số từ. Vì đó là danh từ chỉ đơn vị và mang ý nghĩa số lượng. VD: một cặp( cá), một chục( cam), một tá( gạo). . . 
T. Vậy ta cần phân biệt điều gì ?
H. Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
T. Cho H áp dụng làm BT1. SGK Tr. 129. Tìm:
	 số lượng: một, hai, ba( canh) và năm( cánh).
H. Số từ chỉ 
	 số thứ tự: canh ( bốn, năm ).
HĐ2. Lượng từ là gì ?
T. Cho H đọc mục 1, phần II. SGK Tr. 128. Nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn có gì giống và khác với nghĩa của số từ vừa tìm hiểu ở trên ? Có nêu số lượng cụ thể như số từ không ? Mà nêu lượng như thế nào ?
H.* Giống với số từ là: đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng.
Khác với số từ là: Không nêu số lượng cụ thể mà chỉ nêu lượng ít hay nhiều của sự vật.
T. Thầy ghi VD lên bảng: cả làng, tất cả những người Việt Nam, các hoàng tử, mỗi dòng sông, từng đàn chim”. Và treo mô hình cụm danh từ. Yêu cầu H điền các cụm danh từ vào mô hình ?
T. Trong phần phụ trước. Lượng từ : cả, tất cả. . . bổ sung danh từ ý nghĩa gì ? Lượng từ: những, các. . . bổ sung danh từ ý nghĩa gì ? Lượng từ: mỗi, từng . . . bổ sung ý nghĩa chỉ gì ?
H. * Lượng từ: cả, tất cả. . .chỉ ý nghĩa toàn thể.
Lượng từ: những, các. . . chỉ ý nghĩa tập hợp.
Lượng từ: mỗi, từng. . . chỉ ý nghĩa phân phối.
T. Dựa vào vị trí cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành mấy nhóm ?
H. Chia 2 nhóm: nhóm ý nghĩa toàn thể, nhóm ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
T. Lượng từ là gì ? Lượng từ chia làm mấy nhóm ?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Hướng dẫn H luyện tập.
T. Cho H đọc BT1, SGK Tr. 129 Tìm và xác định ý nghĩa của các số từ trong bài thơ ?
H.* Nghĩa của những số từ: một ( canh ), hai ( canh ), ba ( canh ), năm ( cánh ), đứng trước danh từ. Đây là những số từ chỉ số lượng.
* Nghĩa của những số từ: ( canh) bốn, ( canh) năm, đứng sau danh từ. Đây là những số từ chỉ thứ tự.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Cho H đọc BT2. Từ in đậm trong 2 câu thơ sau được dùng với ý nghĩa gì ?
H. Các từ: “ Trăm, ngàn, muôn”, được dùng với ý nghĩa chỉ số lượng nhiều, rất nhiều.
T. Cho H đọc BT3. Qua hai ví dụ: a, b , em thấy nghĩa của từ “từng” và “ mỗi” có gì khác nhau ?
H. Hai từ: “ Từng” và “ mỗi” đều chỉ số lượng ít.
Khác nhau:
+ Từ “ từng” mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
+ Từ “ mỗi” không mang ý nghĩa lần lượt mà tách riêng từng cá thể, có ý muốn nhấn mạnh.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
T. BT 4:Cho H viết chính tả cả bài: “ Lợn cưới, áo mới”. Thầy thay bài tập này bằng bài tập khác và cho H xác định trên bảng phụ. Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
( Ca dao)
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
( Viễn Phương)
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
( Minh Huệ)
Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến
( Tục ngữ)
* Thưa các đồng chí! ( Tức là tất cả những người có mặt).
I. SỐ TỪ
+ Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng, số từ đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
+ Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
+ VD: Một đôi ( trâu ), một chục ( cam ) . . .
II. LƯỢNG TỪ 
+ Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
+ Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
- Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: Cả, tất cả, hết thảy. . . 
- Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Các, những, mọi, mỗi, từng. . . 
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 129
1. Số từ chỉ:
* Số lượng: một (canh), hai (canh), ba (canh), năm (cánh).
* Thứ tự: (canh) bốn, (canh) năm.
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 129
2. “ Trăm, ngàn, muôn”, chỉ số lượng nhiều, rất nhiều.
3. Khác nhau:
+ Từ “ Từng” ==> Ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
+ Từ “ Mỗi” ==> Không mang ý nghĩa lần lượt mà tách riêng từng cá thể, có ý nhấn mạnh.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà )
4. Chính tả
“ Lợn cưới, áo mới”
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Học bài: 
Số từ là gì ? Lượng từ là gì ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Dựa vào vị trí cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành mấy nhóm ?
Soạn bài:
Làm bài tập 4. SBT Tr. 46.
Chỉ từ ( SGK Tr 136 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
 =======> Học sinh tiếp thu tốt.

File đính kèm:

  • docSO TU VA LUONG TU.doc