Tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 6

Bài tập 1: Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? Hình ảnh chi tiết nào gây ấn tượng sâu đậm trong em? Vì sao?

* Gợi ý:

Nên chọn những chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa.

Bài 2 : Kể lại một câu chuyện tổng hợp về thời vua Hùng bằng cách xâu chuỗi các câu chuyện, sự việc chính của các truyện.

Bài 3:

Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ: VHDG là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta.

* Yêu cầu:

+ HS dựa trên những kiến thức vừa được học ở phần lí thuyết kết hợp với vốn hiểu biết của mình để làm bài.

+ Lấy dẫn chứng và phân tích.

Bài 4:

 Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ được lưu truyền trong dân gian.

 Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao (tục ngữ) mà em yêu thích.

Bài 5:

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.

 (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng)

 Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nòi giống của mình.

* Yêu cầu: Cần làm nổi bật những nội dung:

+ Nơi chốn: Chim - Rồng: thần tiên, đẹp đẽ -> thanh cao.

+ LLQ - AC: vị thần tiên tài hoa, lịch lãm.

+ Nhân duyên: bọc trăm trứng -> ý nghĩa nguyện đoàn kết.

=> Cảm của mình:

- Niềm tự hào về dòng dõi.

- Tôn kính đối với các bậc tổ tiên.

- Tâm trạng, ý nghuyện của mình trước lời nhắn nhủ.

 

doc33 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bùn, chiếc khăn mặt vắt qua vai để lau mồ hôi...).
- Hoạt động:
 + Tay cầm cày, tay cầm roi để điều khiển trâu.
 + Bước chân choãi ra chắc nịch.
 + miệng huýt sáo.
=> Hiện ra những luống cày thẳng tắp nằm phơi mình dưới nắng.
- Kể qua chú trâu: to tướng nhưng rất ngoan ngoãn, nghe lời.
- Thỉnh thoảng bác lại lau mồ hôi trên khuôn mặt sạm nắng...
- Nhìn they bác làm việc vừa thương (lam lũ, cực nhọc, vất vả) vừa khâm phục (làm việc cần mẫn để tạo ra hạt thóc, hạt gạo mà không quản nắng mưa).
c. Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em về bác nông dân.
Bài tập:
Em hãy vận dụng các thao tác kỹ năng cơ bản để làm bài văn tự sự theo đề bài dưới đây.
 Đề bài: Đất nước ta có nhiều loài cây quý, gắn bó với đời sống con người. Hãy chọn một loài cây quen thuộc và dùng cách nhân hoá để loài cây đó tự kể về đời sống của nó.
+ Gợi ý:
 - Chủ đề: Lợi ích của cây xanh đối với con người.
 - Nhân vật: Tre (cọ, dừa, lúa) 
 - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (tôi) 
 - Thứ tự kể: Thứ tự tự nhiên (trước - sau) 
 - Cốt truyện - sự việc: Xây dựng cốt truyện và sự việc phù hợp với loài cây mà mình lựa chọn.
 - Lâp dàn ý: Sắp xếp các sự việc đã xây dựng theo trình tự duới đây:
 + Mở bài: Giới thiệu khái quát về tên gọi, lai lịch, họ hàng 
 + Thân bài: 
Kể về đặc điểm sống, đặc điểm hình dáng ( theo đặc điểm đặc trưng của loài cây đã lựa chọn).
Kể về công dụng, ích lợi và sự gắn bó của loài cây đó đối với đời sống con người. 
Kể những suy nghĩ của loài cây đó về sự khai thác và bảo vệ của con người.
 + Kết bài: Mong muốn về sự phát triển và được bảo tồn trong tương lai.
Bài về nhà:
 1. Qua thực tế hoặc qua sách báo, em được biết câu chuyện về cuộc đời của những bà mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Em hãy kể lại câu chuyện về một trong các bà mẹ đó. 
- GV gợi ý cho HS một số điểm sau:
+ Xác định yêu cầu của đề:
 - Kể được câu chuyện về cuộc đời của một bà mẹ mà qua cuộc đời ấy người nghe, người đọc thấy hiên lên sinh động hình ảnh một bà mẹ anh hùng, xứng đáng với danh hiệu nhà nước phong tặng.
 - Biết chọn những tình tiết tiêu biểu, cảm động để làm rõ cuộc đời anh hùng của bà mẹ.
 + Lưu ý: 	
 - Cần hiểu rõ “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là bà mẹ như thế nào ?
 + Đó là những bà mẹ có chồng và con hoặc có hai người con trở lên, hoặc một người con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
 + Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ, mẹ đã động viên chồng con ra đi chiến đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để tiếp tục sống và lao động xây dựng Tổ quốc.
2. Đôi mắt sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện về mình để than thân trách phận.
Ngày soạn: / / 
 BUỔI 4 : văn miêu tả
 I.MỤC TIấU CẦN ĐẠT:
 - Củng cố , mở rộng nõng cao kt cho h/s về văn miờu tả
+ Kĩ năng: 
 - Rốn kĩ năng làm văn miờu tả
+ Thỏi độ:
 - Giỏo dục tinh thần học tập , yờu thớch mụn học.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN:
 - thuyết trỡnh . nhúm. Đàm thoại
 - Phương tiện : SGK, SGV , Sỏch nõng cao ngữ văn 6.
III: NỘI DUNG BÀI HỌC
 1- Ổn địnhtổ chức: 
Lớp
 Ngày dạy
 Sĩ số
6
 2- Kiểm tra: 	
	3- Nội dungbài mới: 
I. Phương pháp, kỹ năng làm văn miêu tả :
 1. Miêu tả là gì?
 Miêu tả là dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc, thế giới nội tâm nhân vật mà mình quan sát được, cảm nhận được. Văn miêu tả giúp người đọc hình dung ra đối tượng mà người viết miêu tả.
2. Phương pháp làm văn tả cảnh:
 - Muốn làm bài văn tả cảnh phải biết quan sát, lựa chọn cảnh tiêu biểu, đặc sắc, sắp xếp theo một thứ tự hợp lý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn có nghệ thuật.
 - Lựa chọn một trình tự miêu tả hợp lý.
 - Biết sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc, đường nét, âm thanh, kết hợp sử dụng từ ngữ biểu cảm, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ... sử dụng kết hợp các kiểu câu một cáh sáng tạo.
 - Trong miêu tả kết hợp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng.
 - Tài quan sát gắn liền với liên tưởng, tưởng tượng.
3. Các thao tác kỹ năng cơ bản:
 a. Tìm hiểu đề: 
 - Xác định rõ yêu cầu về thể loại, đối tượng, phạm vi (tả cảnh gì? ở đâu? vào lúc nào?)
 b. Quan sát, tìm ý, tưởng tượng so sánh và nhận xét:
 - Quan sát trực tiếp (hoặc nhớ lại), ghi lại những điều quan sát được.
 - Biết lựa chọn cảnh sắc tiêu biểu.
 - Từ những điều quan sát được phải biết nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,ví von...để làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
 c. Làm dàn ý: Từ các ý đã tìm được cần biết sắp xếp theo một trình tự hợp lý theo bố cục ba phần.
 + Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả và cảm xúc chung về đối tượng.
 + Thân bài: Trình bày lần lượt các cảnh sắc tiêu biểu đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý đã định.
 + Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân.
d. Dựng đoạn và diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh:
 - Bài văn gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý trong dàn bài, các đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các từ ngữ liên kết đoạn.
 - Mỗi đoạn văn gồm nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau nhằm miêu tả một chi tiết, một phiên cảnh nhất định. Trong đoạn văn cảnh vật phải được miêu tả cụ thể, chi tiết. (tránh hời hợt, kể đầu các cảnh vật)
 - Cách trình bày đoạn văn: Chữ đầu được viết hoa và lùi vào khoảnh hai con chữ, kết thúc đoạn bằng một dấu chấm xuống dòng. (cần luôn ghi nhớ lúc làm bài).
 - Viết bài cần viết nháp, đọc và sửa chữa rồi mới viết vào bài làm.
 - Viết văn phải cẩn thận, trang trọng tránh cẩu thả, tẩy xoá bừa bãi.
 - Viết xong bài cần soát lại, chú ý đánh đủ dấu thanh, dấu câu, dấu thanh cần đánh đúng trọng âm.
II. Luyện tập: 
Bài tập 1: Hãy nhận xét đoạn văn miêu tả sau : “Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngòn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim bay nhảy. Những thím Chích choè nhanh nhảu. Những chú Khướu lắm điều. Những anh Chào Mào đỏm dáng. Những bác Cu Gáy trầm ngâm....”.
Gợi ý:
+ Đoạn văn miêu tả mùa xuân đến và chuyển vận qua các hình ảnh miêu tả màu sắc bầu trời, giọt nắng, qua hương vị của muôn hoa, qua âm thanh và dáng vẻ của loài chim.
 + Đoạn văn giàu sức gợi cảm vì trong đó có các từ láy, các tính từ, các hình ảnh, các phép tu từ nhân hoá, điệp từ được sử dụng linh hoạt. Câu văn ngắn và rất trong sáng thể hiện cảm nghĩ sâu sắc của tác giả.
 Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả buổi sáng trên quê hương em.
1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: Miêu tả cảnh thiên nhiên.
 - Nội dung: Tả vẻ đẹp riêng, đặc sắc buổi sáng trên quê hương em.
 - -- Giới hạn: Không giới hạn về thời gian.
2. Quan sát, tìm ý:
 Hàng ngày em đã được quan sát, ngắm nhìn quang cảnh buổi sáng của vùng quê, em thấy có những cảnh sắc tiêu biểu nào? (Không khí trong lành, mát mẻ, gió nhè nhẹ, những làn khói, tiếng lạch cạch, chim chóc, không gian yên tĩnh...)
 3. Đọc bài trước lớp : - Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
 - Giáo viên, học sinh nhận xét.
Bài 3 : Đọc BV sau và lập ra một dàn ý hợp lớ:
Họa My hút
 Mựa xuõn! Mỗi khi Họa My tung ra những tiếng hút vang lừng, mọi vật như cú sự đổi thay kỡ diệu ?
 Trời bỗng sỏng thờm ra. Những luồng sỏng chiếu qua cỏc chựm lộc mới nhỳ, rực rỡ hơn. Những gợn súng trờn hồ hũa nhịp với tiếng Họa My hút, lấp lỏnh thờm. Da trời bỗng xanh xao, những làn mõy trắng, trắng hơn, xốp hơn, trụi nhẹ nhàng hơn. Cỏc loài hoa nghe tiếng hút trong suốt của Họa My chợt bừng giấc, xũe những cỏnh hoa đẹp, bày đủ cỏc màu sắc xanh tươi, tiếng hút dỡu dặt của Họa My giục cỏc loài chim dạo lờn những khỳc nhạc tưng bừng, ca ngợi nỳi sụng đang đổi mới .
 Chim, Mõy, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hút kỡ diệu của Họa My đó làm cho tất cả bừng giấc Họa My thấy lũng vui sướng, cố hút hay hơn nữa. (Vừ Quảng) 
Hướng dẫn :
* Mở bài: Họa My hút gọi mựa xuõn về. Mọi vật đổi thay kỡ diệu.
 * Thõn bài: (mọi vật đổi thay kỡ diệu ntn ?)
Trời bỗng sỏng thờm ra.
Chựm lộc rực rỡ hơn.
Súng trờn hồ lấp lỏnh hơn.
Da trời bỗng xanh xao.
Làn mõy trắng trắng hơn, xốp hơn, trụi nhẹ nhàng hơn.
Cỏc loài chim dạo khỳc nhạc tưng bừng, ca ngợi nỳi sụng đang đổi mới.
* Kết bài: Tạo vật ngợi khen tiếng hút của Họa My rất kỡ diệu
 Họa My vui sướng, cố hút hay hơn nữa.
Bài 4:
Chỉ ra cỏi hay của đoạn văn sau:
 Ban ở sau lưng, ban ở trước mặt, ban ở bờn phải, ban ở bờn trỏi, ban ở trờn đầu, ở trờn đỉnh, ban ở dưới chõn, ở trong lũng lũng. Ban ngang tầm người, nhưng lại nộp bờn kia vực đỏ. Nếu khụng sợ sa xuống vực, cứ vừa bước vừa ngước lờn, thấy mõy trời cứ vờn vào nhị, vào cỏnh ban trong suốt. Ánh sỏng như lọc qua một thứ giấy thụng thảo hồng hồng. Nếu khụng sợ bị vấp, vừa bước vừa nhỡn xuống vực sõu, thấy rừng hoa trắng như đang loóng ra trờn dũng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sõu. Trắng trời trắng nỳi một thế giới ban  (Nguyễn Tuõn) 
Hướng dẫn (đoạn văn tham khảo):
 N. Tuõn đó thể hiện một lối viết tài hoa, độc đỏo khi ngắm hoa ban, khi tả hoa ban. Một thế giới ban vụ cựng đẹp mở ra như hiện ra trước mắt người đọc, như dẫn hồn người đi vào mộng ảo. Rừng ban Tõy Bắc trong mựa xuõn với vẻ đẹp huyền diệu hiện lờn như vừa thực vừa ảo . Đặc biệt với cỏch viết : Nếu khụng sợ sa xuống vực. Nếu khụng sợ bị vấp .., người đọc như đang được ngắm hoa ban , như trở thành người du khỏch, người lữ hành đang đi trong rừng ban nở trắng và vơi đi, quờn đi những khú nhọc trờn nẻo đường rừng nhiều dốc lắm vực .
N. Tuõn khụng viết : Hoa ban trắng chiếu xuống, soi vào dũng suối trong xanh mà lại viết : Nếu khụng sợ bị vấp, vừa bước vừa nhỡn xuống vực sõu, thấy rừng hoa trắng như đang loóng ra trờn dũng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sõu. Hai chữ loóng ra rất thần tỡnh. Tỏc giả khụng hề viết suối chảy mà người đọc vẫn cảm nhận được dũng suối xanh đang mang sắc ban, hỡnh búng ban đi về xa  Chất thơ ttrong cõu văn xuụi của N. Tuõn đem đến cho ta nhiều thỳ vị. Nếu cõu trờn tỏc giả tả ban và mõy thỡ cõu dưới lại tả hoa ban và suối. Cõu văn cõn xứng như cảnh sắc thiờn nhiờn, tạo vật hài hũa. 
Bài 5: Lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài sau:
 “Ngôi trường của em”.
4. Củng cố: Hệ thống bài
5. Dặn dũ : Học bài
Ngày soạn: / / 
 BUỔI 5 : các phép tu từ
 I.MỤC TIấU CẦN ĐẠT:
 - Củng cố , mở rộng nõng cao kt cho h/s về cỏc biện phỏp tu từ
+ Kĩ năng: 
 - Rốn kĩ năng nắm bắt cỏc biện phỏp tu từ
+ Thỏi độ:
 - Giỏo dục tinh thần học tập , yờu thớch mụn học.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN:
 - thuyết trỡnh . nhúm. Đàm thoại
 - Phương tiện : SGK, SGV , Sỏch nõng cao ngữ văn 6.
III: NỘI DUNG BÀI HỌC
 1- Ổn địnhtổ chức: 
Lớp
 Ngày dạy
 Sĩ số
6
 2- Kiểm tra: 	
	3- Nội dungbài mới: 
I. Kiến thức cơ bản: 
 1. So sánh. 
 a. Thế nào là phép so sánh ? Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ ?
 b.Tìm các câu thơ có hình ảnh so sánh trong bài “Quê hương” của Đỗ Trung Quân? Phân tích một hình ảnh mà em thú vị nhất?
 Trả lời: 
 a.So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng.
 - Có hai kiểu so sánh là:
 + So sánh ngang bằng: như, tựa như, là, giống như
 + So sánh không ngang bằng : Chẳng bằng, hơn, hơn là
Học sinh tự lấy ví dụ.
 GV đưa ra một số ví dụ để học sinh tham khảo (tài liệu 108 bài tập Tiếng Việt tr 92
 b. các câu thơ có hình ảnh so sánh trong bài “Quê hương” của Đỗ Trung Quân là: 
 Quê hương là chùm khế ngọt, 
 Cho con trèo hái mỗi ngày.
 Quê hương là đường đi học, 
 Con về rợp bướm vàng bay.
 Quê hương là con diều biếc,
 Tuổi thơ con thả trên đồng.
 Quê hương là con đò nhỏ, 
 Êm đềm khua nước ven sông.
 Quê hương là cầu tre nhỏ,
 Mẹ về nón lá nghiêng che.
Phân tích một hình ảnh so sánh: Học sinh tự chọn. 
Đoạn văn mẫu: Tài liệu 108 bài tập Tiếng Việt tr 93( giáo viên đọc cho học sinh tham khảo). 
 2. Nhân hóa. 
 a. Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Cho ví dụ?
 b. Chỉ rõ hình ảnh nhân hoá và giá trị của phép tu từ trong khổ thơ sau: 
 “ Đất nước bốn nghìn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước”
 ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )
Trả lời:
 a. Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người .Phép nhân hoá làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người hoặc biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con người.
 + Có ba kiểu nhân hoá thường gặp là :
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật 
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
 b. Nhà thơ Thanh Hải có một cái nhìn sâu sắc và tự hào về chiều dài lịch sử bốn nghìn năm của đất nước. Đất nước - Tổ quốc được nhân hoá như bà mẹ tần tảo “vất vả và gian lao”. Giang sơn gấm vóc đã thấm biết bao máu và mồ hôi qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử: 
 “Đất nước bốn nghìn năm
 Vất vả và gian lao”
Đất nước ấy còn được so sánh như “ vì sao”, một câu thơ so sánh đặc sắc và hàm súc. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng vũ trụ. Nghệ thuật so sánh tạo nên một hình ảnh ca ngợi đất nước tráng lệ, trường tồn. Đất nước đang hướng về tương lai, còn nhiều thử thách, gian lao, nhưng đất nước “cứ đi lên phía trước”. Chữ “cứ” làm cho ý thơ được khẳng định. Với sức mạnh nhân nghĩa và ý chí tự cường, dân tộc ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn nổi. Với cách sử dụng khéo léo phép tu từ so sánh và nhân hoá, lời thơ đã thể hiện một niềm tin sáng ngời : “Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước” 
3. Ẩn dụ:
 a. Thế nào là ẩn dụ? Có mấy kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ. ẩn dụ khác gì với so sánh?
 b. Phân tích hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ sau :
 Chỉ có thuyền mới hiểu 
 Biển mênh mông nhường nào
 Chỉ có biển mới biết
 Thuyền đi đâu về đâu.
 (Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)
Trả lời :
 a. ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
 + Có bốn kiểu ẩn dụ là :
- ẩn dụ hình thức: gọi sự vật A bằng sự vật B
- ẩn dụ phẩm chất: lấy phẩm chất của B để chỉ phẩm chất của A
- ẩn dụ cách thức: gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: dùng cảm giác của giác quan này để gọi cảm giác của giác quan khác.
 + ẩn dụ khác với so sánh là: ẩn dụ là cách so sánh ngầm, trong đó sự vật đuợc so sánh (A) bị ẩn đi chỉ xuất hiện sự vật dùng để so sánh (B), ẩn dụ hàm xúc hơn bóng bẩy hơn trong cách diễn đạt.
 VD : So sánh: Mặt đẹp như hoa, da trắng như phấn.
 ẩn dụ: Mặt hoa, da phấn. (ta có thể liên tưởng mặt đẹp như hoa, mặt tươi như hoa, mặt thắm như hoa, da trắng như phấn, da mịn như phấn)
 b. Phân tích hình ảnh ẩn dụ :
 “Thuyền” và “biển” là cặp ẩn dụ chỉ lứa đôi: “biển” chỉ người con gái và “thuyền” chỉ người con trai trong một tình yêu sâu nặng, tha thiết. Hai tâm hồn đã “hiểu” và đã “biết” nhau gắn bó trong một tình yêu vô cùng sâu sắc và mãnh liệt. Giống như trong ca dao có “thuyền nhớ bến”, “bến đợi thuyền” đó là những cặp ẩn dụ rất hay, rất sáng tạo nói về một tình yêu đẹp. Những câu thơ tình tuyệt bút, đậm đà, thiết tha mãi mãi làm rung động trái tim nhiều người:
 “ Chỉ có thuyền mới hiểu
 Biển mênh mông nhường nào
 Chỉ có biển mới biết 
 Thuyền đi đâu về đâu.”
4. Hoỏn dụ :
a. Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ ? Cho ví dụ.
 b. Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạ thơ sau:
 “ Hỡi những trái tim không thể chết
 Chúng tôi đi theo bước các anh
 Những hồn Trần Phú vô danh
 Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn”
 (Tố Hữu)
Trả lời :
 a. Hoán dụ là biện pháp nghên thuật gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 + Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là : 
 - Lấy bộ phận để gọi toàn thể
 - Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng
 - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
 - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
 b. Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng bốn hình ảnh hoán dụ đó là : hình ảnh “những trái tim không thể chết”, “trái tim” chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lý tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ. Hình ảnh “hồn Trần Phú vô danh” chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Hình ảnh”sóng xanh” và “cây xanh” là những hiện tượng, những bộ phận của biển, của núi ngàn ,của đất nước biểu thị sự trường tồn, bất diệt. Qua các hình ảnh hoán dụ ấy, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lý tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. nhà thơ khẳng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam.
* Luyện tập:
Bài 1 : Chỉ rõ hình ảnh tu từ trong các ví dụ sau:
 a. Bọn Mĩ không thể ngờ sát nách chúng lại có hai chiến sĩ giải phóngđang “làm tổ”
 b. Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà chèo thuyền cũng giỏi.
 c. Quả nhiên, thấy Soan húc đầu vào việc, bà Cam cũng chẳng để ý gì khác.
 d. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
 (Quê hương - Tế Hanh)
 đ. Núi không đè nổi vai vươn tới
 Lá nguỵ trang reo với gió đèo
 (Lên Tây Bắc - Tố Hữu)
 g. Bác ngồi đó lớn mênh mông
 Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non
 (Sáng tháng năm - Tố Hữu)
Trả lời :
 a. ẩn dụ: “làm tổ” - trú lại khéo léo, kín đáo như chim làm tổ.
 b. Hoán dụ: “tay sào, tay chèo”- chỉ người chèo thuyền
 c. ẩn dụ: “húc đầu vào việc” - lao đầu vào việc nhanh nhẹn, say sưa như trâu húc. 
 d. Nhân hoá: “thuyền im, bến mỏi trở về nằm” 
 ẩn dụ: “nghe” chất muối thấm dần trong thớ vỏ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
 đ. Hoán dụ: “Vai vươn tới” - chỉ người chiến sĩ trên đường hành quân vượt đèo.
 g. So sánh: Bác - trời cao, biển rộng, ruộng đồng nước non. 
Bài 2 : 
 1. Xác định biện pháp tu từ trong các ví dụ dưới đây? Gạch chân dưới các hình ảnh tu từ.
 a. Lúa đã chen vai đứng cả dậy. 
 (Trần Đăng) 
 b. Việt Nam là một cái vườn đẹp, trên đó nở rất nhiều hoa, ra rất nhiều trái.
Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa, trong ấy mỗi dân tộc của mấy mươi dân tộc ít người là một giống hoa đượm nhiều mầu sắc.
 (Nguyễn Tuân)
 c. Súng vẫn thức vui mới giành một nửa
 Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi. 
 (Tố Hữu)
 d. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. 
 (Ca dao)
 Trả lời:
 a. Phép tu từ nhân hoá: 
 Lúa chen vai đứng dậy.
 b. Phép tu từ so sánh : 
 Việt Nam là một cái vườn đẹp
 Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa
 Mỗi dân tộc của mấy mươi dân tôc ít người là một giống hoa đượm nhiều mầu sắc. 
 c. Phép tu từ nhân hoá: 
 Súng vẫn thức.
 Sương biếc bâng khuâng, nhớ người đi.
 d. Phép tu từ so sánh :
 Tấc đất - tấc vàng 
Bài 3 : Viết một đoạn văn ngắn từ 8 -12 câu tả cảnh đẹp một đêm trăng, qua đó diễn tả tình yêu quê hương. Đoạn văn có sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc và biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.
Đoạn văn mẫu:
 Đêm rằm, ánh trăng trải khắp mái nhà, vườn cây, ngõ xóm. trăng tròn vành vạnh, lơ lửng trên bầu trời xanh. Trăng lung linh, sáng ngời chảy tràn trên sân, ánh trăng vạch từng kẽ lá tìm những quả hồng chín mọng trong vườn. Gió thu thì thào, vuốt ve, mơn man hàng cây, ngọn cỏ. Trăng đuổi nhau loạt soạt, loạt soạt trên bờ rào ruối. Dải ngân hà như dòng sữa vắt ngang bầu trời. Những vì sao sáng lấp lánh. Ngồi ngắm trăng sao, chị em tôi khẽ hát: “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa”. Bao nhiêu kỉ miệm tuổi thơ ùa dậy trong lòng. Tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng dế kêu rả rích, tiếng lá reo xào xạc ... Cái âm thanh thân thuộc ấy giữa đêm trăng rằm sáng tỏ làm cho tôi bồi hồi khôn kể. Quê hương, tôi yêu biết mấy những đêm trăng đồng quê.
 Bài 4:
Câu1: Chỉ rõ các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong các ví dụ sau:
a. áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
 (Chinh Phụ Ngâm)
b. Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
 (Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh)
c. Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
 (Tố Hữu)
d. Quạnh quẽ đường quê thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
 (Bến đò xuân đầu Trại - Nguyễn Trãi)
Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn sau: 
 “Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xóa. Hoa dẻ t

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_mon_ngu_van_lop_6.doc
Giáo án liên quan