50 bài văn mẫu lớp 6 - Văn kể chuyện và miêu tả

BÀI 19“ Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi.”

Em thường được bước vào trong giấc ngủ trong lời kể dịu dàng của bà, của mẹ. Rồi chẳng biết

tự bao giờ em đã yêu cô Tấm, anh Khoai.

Trăng đêm nay sáng quá, gió nhè nhẹ thổi, nằm bên cạnh bà, em thiu thiu ngủ. Nàng Tấm hiện

về, xinh đẹp hiền từ. Em không tin vào mắt minh nữa. Nàng Tấm mà em mơ ước được gặp bấy lâu nay

đang ngồi nhặt thóc ngoài hiên. “ Từng ấy thóc thế kia nhặt đến bao giờ mới xong!” Em thầm nghĩ.

Bước lại gần, em khẽ chào chị, trong lòng vẫn cong thắc mắc.

_ Em chào chị, chị Tấm ơi, chị đang nhặt thóc phải không?

Nước mắt tràn trề, chị quay lại:

_ Chào em, em đến tự bao giờ thế? Chị buồn lắm vì không được đi xem hội. Từ bé đến giờ chị chưa

lần nào được đi cả!

_ Chị đừng khóc nữa, chị phải nhặt thóc đúng không? Em sẽ giúp chị!

Em ngồi xuống cùng nhặt thóc với chị. “Mẹ con cô Cám đáng ghét quá”. Em nghĩ thầm. Quả thực

bây giờ em mới thấy sự độc ác của Cám. Em an ủi chị Tấm:

_ Hai chị em mình cùng nhặt với nhau, cũng vui đấy chứ phải không chị?

Chị Tấm vẫn khóc, hình như tất cả sự uất ức đang trào dâng trong chị. Vừa lúc đó, một đám mây

hồng xuất hiện, ông Bụt bước xướng trong ánh hào quang. Em vừa vui, vừa cảm thấy ngỡ ngàng. Chị

Tấm cũng vậy, chị lau nước mắt ngạc nhiên. “ Con chào cụ!”, em cũng lí nhí: “Con chào cụ ạ!”. Ông

Bụt mỉm cười hiền từ. Ông gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc giúp chị Tấm, chỉ trong chốc lát thóc

đã được nhặt xong , chị Tấm được đi xem hội. Em cảm thấy vui lây, thầm nhủ: “ Chị Tấm ơi! Em cầu

mong cho chị luôn gặp những điều tốt lành nhất.” Chị Tấm bỗng quay lại:

_ Em bé ơi, chị đi đây. Tạm biệt nhé! Đến một lúc nào đó chị lại về thăm em, cảm ơn em đã đến

thăm chị!

Em nghĩ miên man, đến lúc ngẩng lên không thấy ai nữa, chỉ có lũ chim non đang ríu rít. Em tạm

biệt ngôi nhà, ra giếng thăm cá bống rồi lại tiếp tục đi . Không xa lắm, một khu rừng rậm rạp đã hiện

ra trước mắt em. Kì lạ quá! Không biết là nơi nào!

pdf69 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu 50 bài văn mẫu lớp 6 - Văn kể chuyện và miêu tả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa. 
Nghĩ đến công lão tha mạng và sự tốt bụng của lão tôi lại bằng lòng giúp lão. Thế nhà mụ vợ lão đã có 
nhà cao cửa rộng, lại còn là nhất phẩm phu nhân. Tôi yên tâm từ nay lão đánh cá sẽ được sống yên 
thân. 
ấy vậy mà chẳng bao lâu sau, hôm đó biển sóng gầm gào, mịt mù, tôi lại nghe thấy tiếng lão gọi tha 
thiết: 
- Cá vàng ơi! Giúp lão với. Con mụ vợ vẫn chẳng để cho lão yên. 
Tôi vội vàng trở lên chào lão. 
- Ông lão ơi! Ông lão cần gì thế! 
- Mụ vợ tôi lại chẳng để cho tôi được yên, mụ muốn được làm nữ hoàng. 
Nhìn bộ dạng đáng thương của lão tôi lại bằng lòng giúp lão: 
- Lão cứ yên tâm về đi rồi mụ vợ của lão sẽ được làm nữ hoàng. 
Tôi lại yên tâm trở về biển xanh. Rồi một hôm sóng biển nổi lên mịt mù, gầm réo ầm ào. Tôi nghe 
thấy tiếng lão đánh cá gọi. Tôi vội trở lên gặp lão: 
- Có việc gì thế lão? Lão cần gì à? 
- Khổ lắm cá vàng ơi, mụ vợ của ta lại không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn được làm Long 
Vương ngự trên biển để cá vàng hầu hạ. 
Nghe xong yêu cầu của mụ vợ tôi giật mình tức giận, mụ ta thật quá đáng, mụ muốn tôi trở thành kẻ 
hầu người hạ cho mụ ư? Tôi không thể đáp ứng được yêu cầu này của mụ được. Bực mình tôi lao ngay 
vào biển khơi không kịp cả chào lão. Tôi định bụng sẽ trừng trị cho mụ một trận nhưng nghĩ đến lão 
già tốt bụng, tội nghiệp, tôi lại hoá phép cho họ căn nhà và chiếc máng sứt như xưa để lão có chỗ chui 
ra chui vào. Đó chính là bài học đích đáng tôi muốn dành cho mụ vợ, đó là những người tham lam sẽ 
chẳng bao giờ có được những gì tốt đẹp. 
Từ đó trở đi tôi không còn thấy lão đánh cá ra tìm nữa, có lẽ sau bài học này bà vợ sẽ trở nên hiền 
lành, tốt bụng hơn xưa. 
BÀI 23 
Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật ngụ ngôn mà em đã học. 
Tôi là Cún con, hàng ngày tôi rong ruổi dạo chơi loanh quanh trong nhà và ít khi được đi đâu 
xa, do đó tôi ít biết được những việc ngoài xã hội ngoại trừ những chuyện xảy ra quanh mình. 
Một hôm tôi tha thẩn chơi ngoài bờ ao xem mấy chú cá rô phi tung tăng bơi lội dưới nước, bỗng tôi 
thấy tiếng ộp, ộp rất to và thoắt một cái, một anh ếch xanh đã ngồi chồm hỗm trước mặt tôi. Đôi mắt 
mắt anh mở to nhìn tôi một hồi, rồi đằng hắng giọng, anh hỏi tôi: 
- Này nhà anh kia. Anh là ai mà dám ngồi trên đất của nhà ta. 
Tôi nhận ra đó chính là anh ếch đã trú ngụ khá lâu ở trong ao nhà chủ tôi. Thấy anh ta lớn tiếng, tôi 
nói: 
- Sao anh lớn tiếng như vậy? Đây là nhà anh hả? 
- Phải rồi, trên thế gian này có chỗ nào không phải là đất của nhà ta. Bởi ta là chúa tể của muôn loài 
mà. Ngươi có thấy mỗi khi ta lên tiếng là át hết tất cả muôn loài. Bởi vậy ai nghe thấy tiếng của ta 
cũng phải khiếp sợ. Đồ nhãi nhép như ngươi kia ta chỉ cần hô lên một tiếng là sợ ngay. 
- Anh nghĩ rằng kể cả chúa tể rừng xanh cũng phải khiếp sợ anh ư? 
- Đúng vậy, ta là nhất nhất, chẳng loài nào vượt qua được ta cả. 
Nghe anh ta hênh hoang tôi phì cười: 
 - Anh dám khinh thường cả chúa sơn lâm kia à. 
- Với ta hắn chẳng là cái gì hết. 
- Vậy anh có dám đấu với hắn không? 
- Ta chẳng sợ, nếu ta mà gặp hắn, ta sẽ cho hắn một trận. 
Vừa lúc đó bác Trâu đang nhai rơm ở góc vườn bỗng lên tiếng: 
- Thế ngươi có dám đấu với ta không? 
Nhìn mặt bác Trâu đỏ nhừ, đôi mắt trợn lên, có lẽ bác bực mình vì sự huênh hoang của anh ếch quá 
nên mới lên tiếng, chứ thường ngày bác rất hiền lành. ếch ta nghe thấy tiếng bác ồm ồm, và trông dáng 
điệu lại có ì ạch, nên có vẻ chẳng sợ sệt gì cả. Anh ta nhìn bác một hồi từ đầu đến chân, giọng đầy 
khinh miệt: 
- Hừ, cái thứ như ngươi mà cũng dám trêu ngươi với ta hả. 
Bác Trâu lúc này đã bực mình thực sự, bác đi nhanh về phía chú ếch, lấy mõm hất tung chú ếch xanh 
lên, làm chú ta lộn mấy vòng trên không trung. Tôi hoảng qua vội nhắm tịt mắt lại. Và tôi nghe rất rõ 
tiếng chú ếch xanh kêu cứu thất thanh. 
Nhưng may quá khi rơi xuống thì anh ếch rơi đúng đám lá sen nên vẫn giữ được mạng sống. Anh ta 
vùng dậy rối rít xin bác Trâu tha mạng. Bác Trâu không thèm nói câu nào, lừ lừ bước đi. 
Chờ cho bác Trâu đi xa rồi tôi mới thấy anh ếch lồm cồm nhảy về ổ. Tôi hỏi với theo: 
- Anh có bị làm sao không? 
- Tôi không sao. Nghe giọng anh ta không còn thấy tự cao như khi trước nữa. 
Nói xong anh ếch lặn một mạch, có lẽ anh ta vẫn chưa hết run. Âu đó là một bài học nhớ đời cho anh 
ta. Có lẽ từ sau anh ta sẽ không còn thói huênh hoang, phét lác nữa. 
BÀI 24 
Đề bài: Trong vai Mã Lương trong truyện Cây bút thần, hãy kể lại một việc làm có ích của mình. 
Tôi bắt đầu một cuộc sống phiêu du nay đây mai đó kể từ khi rời bỏ xóm làng, rời bỏ những kẻ 
tham lam, tàn ác. Ngày ngày tôi cùng chú ngựa thân yêu rong ruổi đến những vùng núi xa, bởi tôi biết 
rằng ở đó cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. 
Một hôm, trời đã bắt đầu về chiều, tôi quyết định dừng chân nghỉ ở một ngôi làng nhỏ nằm sát ven 
rừng. Khung cảnh làng mạc xung quanh có vẻ tiêu điều, xơ xác. Cây cối chẳng mấy xanh tốt, đồng 
ruộng khô cằn, có những mảnh ruộng đã chết cháy chỉ còn lơ thơ vài ngọn cỏ. Trên đường đi tôi gặp 
một cụ già nét mặt đăm chiêu lo lắng, đến gần cụ, tôi chào: 
- Cháu chào cụ ạ. Cụ ơi ở đây có ngôi nhà nào có thể ở trọ qua đêm được không ạ? 
Cụ già nhìn tôi, đáp: 
- Trước đây thì cũng có đấy nhưng mấy năm nay hạn hán kéo dài, cuộc sống đói khổ nhiều người 
chẳng còn làm ăn được nữa, và nhiều người đã bỏ làng đi tìm nơi khác. 
Nói xong cụ già giơ tay chỉ ra mấy cánh đồng trước mặt, nói tiếp: 
- Đấy cả nhà tôi trông vào ruộng lúa này mà nay chỉ còn trơ vài ngọn cỏ, chẳng biết từ nay nhà tôi lấy 
gì mà ăn nữa. 
Nói đoạn ông hỏi tôi: 
- Thế cậu từ đâu đến mà lại lạc vào xứ này, có lẽ đã lâu lắm rồi chẳng còn ai dám đến làng ta chơi nữa. 
Thôi cậu hãy vào nhà ta nghỉ tạm một đêm, mai hãy đi tiếp. 
Tôi theo lão nông về nhà, ngôi nhà nhỏ của lão nằm nép bên chân núi, nhìn từ xa chẳng khác gì mộ 
túp lều. 
Nhìn gia cảnh nghèo nàn của lão tôi vô cùng ái ngại, tôi nói với lão: 
- Cháu có thể giúp làng ông có nước để tưới cho cây khỏi chết khô. 
Nghe tôi nói vậy, ông lão nhìn tôi tỏ vẻ nghi ngờ, nhưng sau khi thấy tôi quả quyết lão vô cùng sung 
sướng. Lão lật đật chạy vào làng thông báo cho tất cả mọi người. Chỉ một loáng sau tất cả già trẻ gái 
trai đã đến tụ tập đầy trước nhà ông lão. Nhìn họ ai cũng đói rách, khốn khổ. 
Tôi liền đưa bút vẽ mấy nét một con sông đã hiện ra trước mắt nước trong veo và muốn cho dân làng 
có cái ăn tôi lại chấm mấy cái thế là hàng đàn cá tung tăng bơi lội. 
Bà con vô cùng mừng rỡ, họ gọi nhau đi bắt cá và ai nấy còn thức gì có thể ăn được đều đem đến nấu 
chung để cả làng liên hoan một bữa no say. 
Đêm đó tôi tâm sự với ông lão về cuộc sống trước đây của tôi, ông lão tỏ ra vô cùng thương xót và 
cảm thông, lão nói: 
- Nhà ta cũng chẳng giàu có gì nhưng cháu hãy ở đây làm con nuôi của ta, hai cha con ta chịu khó làm 
lụng cũng có thể đủ sống. 
Dù rất quý ông lão nhưng tôi vẫn không thể ở lại, vì tôi hiểu rằng còn có rất nhiều hoàn cảnh khó 
khăn, họ sẽ cần đến cây bút thần của tôi. 
Sáng hôm sau, từ biệt ông lão tôi lại rong ruổi trên đường, mong cứu giúp được nhiều hơn những con 
người nghèo khổ. 
 BÀI 25 
Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học. 
Năm nay tôi học lớp 6 và môn học tôi thích nhất là môn văn vì ở đó tôi được đọc nhiều câu 
chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười vô cùng thú vị. Nhắc đến truyện truyền thuyết tôi lại nhớ ra 
một lần như thế này 
Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và đến lúc mệt quá rồi tôi vẫn không chịu 
đi ngủ. Và đến khi vừa đọc đến những dòng chữ cuối cùng của truyện Thánh Gióng thì tôi bỗng thấy 
mình lạc đến một nơi rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, một mùi thơm như của các loài hoa toả ra 
ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu 
chuyện cổ. Tôi đang ngơ ngác, bỗng trước mắt một tráng sĩ vóc dáng to cao lừng lững tiến về phía tôi. 
Tôi vô cùng ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một người to lớn đến như vậy. Tôi vẫn 
chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện: 
- Chào cháu bé. Cháu từ đâu đến vậy? 
Tôi càng ngạc nhiên hơn khi người đứng trước mặt tôi lúc này chính là ông Gióng, vị anh hùng đã 
đánh tan lũ giặc Ân tàn bạo. Tôi sung sướng hỏi: 
- Ông có phải là ông Gióng không ạ. 
Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp: 
- Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu biết ta? 
- Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ. May quá hôm nay cháu được gặp 
ông ở đây, cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ? 
Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười: 
- Được cháu bé cứ hỏi đi. 
- Ông ơi vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông 
chê quê cháu nghèo không bằng xứ thần tiên này? 
- Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên 
đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh. 
- Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không? 
- Có chứ, họ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ, nhất là những ngày tháng ta không biết 
đi, biết nói, họ vẫn yêu thương mà không hề ghét bỏ ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về đền ơn đáp 
nghĩa mẹ cha ta. Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh tan quân xâm lược để cha mẹ ta được 
sống trong tự do thanh bình. 
- Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi, ông đã báo đáp công nuôi dưỡng của cha mẹ mình bằng chính sự cố gắng 
chiến thắng quân xâm lược. 
- Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ. 
- Cháu hiểu rõ. 
BÀI 26 
Đề bài: Hồ gươm là trái tim của thủ đô Hà Nội mà chắc hẳn ai cũng đã từng nghe về sự tích về 
nó. Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Sự tích Hồ Gươm. 
Ai đã một lần đặt chân đến Hà Nội đều không thể không đến thăm Hồ Gươm. Hồ Gươm như 
một lẵng hoa xinh đẹp nằm giữa lòng thành phố. Sự tích cái tên Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn 
Kiếm đã gắn liền với gần ngàn năm lịch sử của đất Thăng Long. 
Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. 
Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên 
sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi 
tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê 
Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca 
ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta. 
Bố cục của truyện gồm hai phần: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc và sau khi 
đất nước sạch bóng quân thù, Long Vương đòi lại gươm. 
Bối cảnh của truyện là thế kỉ XV, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và 
làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Tội ác của chúng quả là trời 
không dung, đất không tha. 
Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa nhưng vì thế lực còn non 
yếu nên thua trận liên tiếp. Thấy vậy, Long Quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để giết 
giặc. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được tổ tiên, thần linh giúp đỡ và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. 
Lê Lợi và Lê Thận nhận được gươm thần không phải từ một thế giới xa lạ nào mà ở ngay chính trên 
quê hương họ. Lê Thận đi kéo lưới ở bến sông, ba lần kéo lên đều chi được một thanh sắt. Lần thứ ba, 
ông nhìn kĩ thì là một lưỡi gươm. Con số 3 theo quan niệm dân gian tượng trưng cho số nhiều, có ý 
nghĩa khẳng định và ý nghĩa tạo tình huống, tăng sức hấp dẫn cho truyện. Lê Thận đem lưỡi gươm ấy 
về cất ở xó nhà rồi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau này trở thành người tâm phúc của Lê Lợi. 
Nhân một hôm đến nhà Lê Thận, chủ tướng Lê Lợi nhìn thấy lười gươm rực lên hai chữ Thuận Thiên 
(thuận theo ý trời) bèn cầm lên xem nhưng chưa biết đó là gươm thần. 
Một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi cùng một số tướng sĩ phải chạy vào rừng. Bất ngờ, ông nhìn 
thấy trên ngọn cây có ánh sáng khác lạ. Ông trèo lên xem thử, nhận ra đó là một chuôi gươm nạm 
ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi gỡ lấy chuôi gươm mang về. Đem lưỡi gươm Lê 
Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng thì vừa như in. 
Không phải tình cờ người xưa để cho Lê Thận bắt được lưỡi gươm từ dưới đáy sông và Lê Lợi 
bắt được chuôi gươm từ trong rừng thẳm. Hai chi tiết đó có dụng ý nhấn mạnh gươm thiêng là do linh 
khí của sông núi hun đúc mà thành. Lưỡi gươm dưới nước tượng trưng cho hình ảnh miền xuôi, chuôi 
gươm trên rừng tượng trưng cho hình ảnh miền núi. Hai hình ảnh ấy kết hợp lại, ý nói ở khắp nơi trên 
đất Việt, các dân tộc đều có khả năng đánh giặc, cứu nước. Từ đồng bằng sông nước tới vùng núi non 
hiểm trở, mọi người đều một lòng yêu nước và sẵn sàng đứng lên cứu nước, giết giặc ngoại xâm. 
Tuy lưỡi gươm ở nơi này, chuôi gươm ở nơi khác nhưng khi đem lắp vào nhau thì vừa như in. Điều đó 
thể hiện nghĩa quân trên dưới một lòng và các dân tộc đồng tâm nhất trí cao độ trong sự nghiệp bảo vệ 
Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm. 
Gươm thiêng phải được trao vào tay người hiền tài, có lòng yêu nước nhiệt thành, có ý chí cứu nước. 
Cho nên mới có chi tiết thú vị: ba lần Thận kéo lưới lên đều chi được một thanh sắt (lưỡi gươm); trong 
đám người chạy giặc vào rừng sâu, chỉ một mình Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra từ ngọn cây cao, 
nơi có treo chuôi gươm báu. Và một hôm, khi chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà 
Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Ánh sáng của thanh 
gươm và hai chữ Thuận Thiên khắc trên gươm như một lời khuyến khích, động viên của thần linh, của 
tổ tiên đối với Lê Lợi. Thuận Thiên là hợp ý trời. Hãy hành động cứu nước vì hành động đó hợp với lẽ 
trời. Mà đã hợp lẽ trời thì tất yếu sẽ hợp với lòng người và tin chắc sẽ thành công. 
Đằng sau hình ảnh có vẻ hoang đường ấy chính là ý chí của muôn dân. Ý dân là ý trời. Trời 
trao mệnh lớn cho Lê Lợi cũng có nghĩa là nhân dân tin tưởng, trao ngọn cờ khởi nghĩa vào tay người 
anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Gươm chọn người và người đã nhận thanh gươm, tức là nhận trách 
nhiệm trước đất nước, dân tộc. Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi đã phản ánh rất rỗ 
điều đó. Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của 
mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền tổ quốc. 
Như vậy là gươm báu đã trao đúng vào tay người hiền tài, cho nên đã phát huy hết sức mạnh lợi hại 
của nó. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khi của nghĩa quân Lam Sơn ngày một tăng , đánh đâu thắng 
đấy, bao phen làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Sức mạnh đoàn kết của con người kết hợp với sức 
mạnh của vũ khí thần kì đã làm nên chiến thắng vẻ vang. 
Chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu để Lê Lợi trực tiếp 
nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới 
một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống 
nhất, hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. 
Lúc ở nhà Lê Thận, lưỡi gươm tỏa sáng trong gốc nhà tối giống như cuộc khởi nghĩa chống quân 
Minh của nghĩa quân Lam Sơn đã được nhen nhóm từ trong nhân dân. Ánh sáng thanh gươm thúc giục 
mọi người lên đường. Ánh sáng phát ra lấp lánh từ gươm thiêng phải chăng là ánh sáng của chính 
nghĩa, của khát vọng tự do, độc lập muôn đời. 
Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp mọi người. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mở đường cho 
nghĩa quân đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng dáng một tên giặc Minh nào trên đất nước ta. 
Đánh tan quân xâm lược, non sông trở lại thanh bình. Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Thăng 
Long. Một ngày nọ, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp này, 
Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi hiểu ý thần linh, đã trao gươm cho Rùa Vàng. 
Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc, nay đất nước đã yên bình thì đồi gươm lại. 
Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, 
người ta vẩn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng của hào quang chiến thắng vẻ 
vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh thần kì trên đã để lại ấn tượng 
đẹp đẽ trong lòng bao người. Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần 
linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, bắt đầu giai 
đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng. 
Hình ảnh Lê Lợi trả gươm đã nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam yêu 
hòa bình, không thích chiến tranh nhưng kẻ nào xâm phạm đến chủ quyền độc lập, tự do của đất nước 
này đều sẽ được một bài học nhớ đời. Việc cho mượn gươm và đòi lại gươm của Long Quân như một 
lời răn dạy chí tình của ông cha ta đối với vị vua mới Lê Lợi: trừng trị kẻ thù thì phải dùng bạo lực, 
còn cai trị nhân dân thì nên dùng ân đức. 
Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở Thăng Long. Nếu 
Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã 
là vua và kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới 
thể hiện hốt được tư tưởng yêu hòa bình và tỉnh thần cảnh giác của toàn dân tộc. 
Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ 
Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần 
cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và 
khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu 
hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta. 
Cái tên Hồ Gươm gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian, với sự ngưỡng 
mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu hước. 
BÀI 27 
Đề bài: Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái 
tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái. 
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó 
được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong 
lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố 
mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính 
treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức 
tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra 
một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ 
mộng nữa. 
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu 
sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ 
ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt 
danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ 
chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì 
thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát 
hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé 
suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào! 
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và 
sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn n

File đính kèm:

  • pdf50baivanmaulop6Hoctotnguvan6.pdf