Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Hải - Tiết 88: Đọc văn Chiều tối

GV: gọi HS đọc hai câu thơ cuối và cho biết đâu là hình ảnh trung tâm của bức tranh đời sống? Hình ảnh đó gợi lên điều gì?

HS Trả lời, GV bổ sung

-GV: Em hãy tìm và phân tích giá trị thẩm mĩ của biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu cuối.

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.

 

docx10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Hải - Tiết 88: Đọc văn Chiều tối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/02/2013	GV hướng dẫn: Từ Thị Thu Hiền
Ngày dạy:25/02/2013	GS thực hiện: Nguyễn Thị Hải
Tiết: 88
Đọc văn: 	CHIỀU TỐI (MỘ) 
 	 - Hồ Chí Minh -
A. Mục tiêu cần đạt.
I. Kiến thức:
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Trong bất cứ tình huống nào cũng hướng về sự sống và ánh sáng, chủ nghĩa lạc quan gắn liền với lòng nhân ái.
- Thấy được bút pháp gợi tả thiên nhiên giản dị, tự nhiên; đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
II. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu tác phẩm trữ tình.
- Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
III.Thái độ:
 Biết yêu và trân trọng cuộc sống này.
B. Phương tiện thực hiện.
I. Phương tiện thực hiện:
 1. Giáo viên:
SGK Ngữ văn lớp 11 (tập 2, ban cơ bản), SGV, Thiết kế bài giảng, Chuẩn kiến thức, kỹ năng, giáo án.
 2. Học sinh:
Vở ghi, bài soạn, SGK Ngữ văn lớp 11 (tập 2, ban cơ bản)
 II. Cách thức tiến hành.
 1. Giáo viên:
 Dự kiến tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm
	Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, kết hợp với các phương pháp diễn giảng, gợi tìm, tái hiện và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
 2. Học sinh:
 Tích cực chủ động trả lời câu hỏi xây dựng bài.
C. Tiến trình thực hiện.
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, tác phong của học sinh, vệ sinh phòng học.
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và phân tích tâm trạng của thi nhân ở khổ 3?
III. Giới thiệu bài mới.
1 Dẫn vào bài: 
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
 (Bác ơi- Tố Hữu)
 Suốt một đời hi sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc cho nhân dân; suốt một đời chịu biết bao khó khăn, gian khổ nhưng Bác Hồ của chúng ta vẫn luôn luôn dành niềm tin yêu cho cuộc sống này. Bài thơ “Chiều tối” đã thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống và tinh thần lạc quan, ung dung tự tại đó của Bác.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
TT1: Tìm hiểu tập thơ “Nhật kí trong tù”
- GV: Từ phần tiểu dẫn ; nêu hoàn cảnh sáng tác của tập thơ?
- GV diễn giảng: Trong chốn lao tù, Bác Hồ đã chịu rất nhiều thiếu thốn, khổ cực:
Không rau, không muối, canh không có,
Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là;
Có kẻ đem cơm còn chắc dạ,
Không người lo bữa đói kêu cha.
 (Cơm tù)
Năm mươi cây số một ngày,
Áo mũ đầm mưa, rách hết giày;
Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ,
Ngồi trên hố xí đợi ban mai.
 (Mới đến nhà lao Thiên Bảo)
- GV khái quát giá trị của tập thơ.
TT2 : Tìm hiểu bài thơ “Chiều tối”.
-GV: hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Chiều tối”?
-GV: Bài Chiều tối được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ này?
GV: Gọi học sinh đọc bài (phiên âm chữ Hán, bản dịch thơ). 
HS: Đọc bài. 
GV: Nhận xét cách đọc và đọc lại bài thơ. 
-GV: Em hãy cho biết bố cục của bài thơ? 
HS: Trả lời, GV nhận xét, bổ sung. 
HĐ2:Hướng dẫn HS đọc – hiểu tác phẩm. 
TT1: Tìm hiểu hai câu thơ đầu. 
GV: đọc hai câu thơ đầu. 
Bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua những hình ảnh nào?
HS: trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung. 
-GV: Hãy đọc thật kĩ câu 2 ở phần phiên âm, so sánh với câu 2 ở bản dịch? 
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
→ Câu thơ dịch chưa sát.
-GV: Hình ảnh cánh chim gợi cho em nghĩ đến khoảng thời gian nào? 
GV diễn giảng: chiều tối là thời điểm mà mọi vật tìm về tổ ấm, chốn bình yên của mình. 
GV dẫn một số câu thơ xưa chứa hình ảnh “quyện điểu”, “cô vân” . 
+ Chim hôm thoi thót về rừng (Nguyễn Du) 
+ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (Bà huyện Thanh Quan) 
+ Chim bay về núi, tối rồi (ca dao)
+ Cô vân độc khứ nhàn (Lý Bạch)
-GV: em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối? 
TT2: Tìm hiểu hai câu thơ cuối.
GV: gọi HS đọc hai câu thơ cuối và cho biết đâu là hình ảnh trung tâm của bức tranh đời sống? Hình ảnh đó gợi lên điều gì?
HS Trả lời, GV bổ sung
-GV: Em hãy tìm và phân tích giá trị thẩm mĩ của biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu cuối.
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
- GV: Ở phần nguyên tác không có chữ “tối” nhưng người đọc vẫn cảm nhận được trời tối, vì sao? 
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
Gv diễn giảng: + “Hồng” nhãn tự của bài thơ (Hoàng Trung Thông) , chữ “hồng” làm thay đổi hẳn không khí của bài thơ, sự ảm đạm, u buồn ở hai câu đầu đã được thay thế bằng ánh sáng rực hồng, tươi vui, tràn đầy sức sống.
- GV: hãy so sánh câu ba của nguyên tác và bản dịch thơ? 
- GV: Hình ảnh bếp lửa tạo cảm giác như thế nào? Từ đó em có nhận xét gì về sự vận động của cảnh vật trong bài thơ? Sự vận động này giúp em hiểu gì về diễn biến tâm trạng thi nhân?
Nhà nghiên cứu Hoài Thanh trong học Bác từ thơ Bác đã nói rằng: “Trong gian khổ mà Bác vẫn vui, vui với cái vui tràn đầy của sự sống”
- GV khẳng định tính hiện đại của bài thơ: 
+ Thơ xưa thường tĩnh, thơ Bác có sự vận động, chuyển biến hướng tới ánh sáng và tương lai. Đó là chất thép của một người chiến sỹ cách mạng.
+ Nhân vật trong thơ xưa thường ẩn trong thiên nhiên, thơ Bác con người xuất hiện với tư cách là chủ thể của bức tranh phong cảnh.
HĐ 3: Tổng kết bài học
GV: Qua phân tích em hãy trình bày những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
HĐ 4: Hướng dẫn cho HS củng cố.
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
 Câu 1: Hình ảnh trung tâm trong bài “Chiều tối” ?
Cánh chim.
Chòm mây.
C. Cô gái xay ngô.
 Câu 2: Nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật bài thơ “Chiều tối”?
Từ ngữ cô đọng, hàm súc
Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn
C. Sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
 Câu 3: Tâm trạng của thi nhân ?
 A. Buồn bã, chán nản
 B. Cô đơn, lẻ loi
 C. Có sự vận động từ buồn sang vui, từ cô đơn sang ấm nồng tình người.
I . Tìm hiểu chung
1. Tập thơ “Nhật kí trong tù”
a , Hoàn cảnh sáng tác:
- Tháng 8/1942, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.
- Suốt 13 tháng bị giam cầm tù đày (từ 27-8-1942 đến 10-9-1943) Hồ Chí Minh đã sáng tác 134 bài thơ chữ Hán đặt tên là “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù) 
 b. Những giá trị cơ bản.
- Nội dung: Nhật kí trong tù là một bức tranh hiện thực, một bản án về chế độ nhà tù và chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch; là bức chân dung tinh thần tự họa của người chiến sĩ và nhà thơ Hồ Chí Minh.
- Nghệ thuật: + Tập thơ chứa nhiều tứ thơ với hình ảnh thơ gợi cảm được thể hiện rất sáng tạo.
 + Thể thơ tứ tuyệt qua thần bút của Bác đã toát lên vể đẹp vừa tài hoa, cổ điển vừa hiện đại.
 2. Bài thơ “Chiều tối”. 
a , Hoàn cảnh sáng tác.
- Sáng tác vào cuối thu năm 1942, trên đường Bác bị chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. 
- Là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù. 
b, Thể thơ. 
- Thể thơ tứ tuyệt, tính hàm súc rất cao.
c , Bố cục. 
- Hai phần: + Hai câu thơ đầu ( Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng) 
 + Hai câu thơ sau ( Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người) 
II. Đọc – hiểu tác phẩm. 
1 . Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng.
- Cánh chim: mỏi mệt, mong tìm về rừng. 
- Chòm mây: trôi lững lờ giữa tầng không.
* Dịch chưa sát: 
- thiếu từ “cô” (cô đơn, cô lẻ). 
- Chưa diễn đạt được nghĩa của từ “mạn mạn”, gợi trạng thái chầm chậm, lững lờ. 
→ Cô vân là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải trên đường xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm dừng.
→ Cánh chim là tín hiệu thẩm mĩ giàu sức gợi báo hiệu thời gian chiều tối. Sự đối lập giữa cánh chim và bầu trời làm nổi bật sự lẻ loi, nhỏ bé của cánh chim chiều.
=> Sự vận dụng hình ảnh ước lệ trong thi liệu xưa→ nét cổ điển.
=> Bức tranh buồn, đẫm màu tâm trạng, cánh chim mỏi mệt tìm về tổ ấm, người mỏi mệt sau một ngày bị đày ải, khao khát một chốn dừng chân. Đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên của Bác với phong thái ung dung tự tại đã vượt lên hoàn cảnh khăc nghiệt đấy chính là bản lĩnh chiến sỹ, chất thép ẩn đằng sau chất tình. 
2 .Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.
-“Cô gái xay ngô”: trẻ trung, khỏe khoắn, lao động say mê, đầy sức sống là điểm sáng của bức tranh, trọng tâm của cảnh vật.
- Biện pháp điệp liên hoàn: “ma bao túc” – “bao túc ma” → diễn tả sự nối tiếp liên hoàn như cái vòng quay không dứt của cối xay ngô thể hiện sự vận động liên tục của thời gian từ chiều sang tối.
- Hình ảnh “lô dĩ hồng”: lò than rực hồng.
+ Lấy ánh sáng để tả bóng tối, thấy được lò than đỏ rực nghĩa là trời đã tối. 
* Dịch chưa sát.
- thừa chữ “tối” → làm mất đi cái sâu sắc, cái tinh tế của ý thơ.
- Thiên nhiên vận động từ bóng tối ra ánh sáng. Tâm trạng thi nhân vận động từ buồn sang vui, từ cô đơn, lẻ loi sang ấm nóng tình người. 
→ Qua đó thể hiện tình yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan luôn hướng đến ánh sáng, niềm vui, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của người tù Hồ Chí Minh.
→ Bài thơ có sự hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
III . Tổng kết. 
1 Nội dung:
 vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; ý chí vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung tự tại lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
2 Nghệ thuật: 
+ Từ ngữ cô đọng hàm súc.
+ Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
+ Sắc thái cổ điển và tinh thần hiện đại.
IV : Cũng cố.
Câu 1: Hình ảnh trung tâm trong bài “Chiều tối”.
C. Cô gái xay ngô.
Câu 2: Nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật bài thơ “Chiều tối”?
C. Sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
Câu 3: Tâm trạng của thi nhân.
C. Có sự vận động từ buồn sang vui, từ cô đơn sang ấm nồng tình người.
D. Dặn dò.
1. Bài cũ.
+ Hướng dẫn học bài cũ: học thuộc lòng bài thơ; nắm và phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
2. Bài mới
+ Soạn bài “Từ ấy” của Tố Hữu. 
+ Đọc thêm: “Lai Tân” của Hồ Chí Minh, “Nhớ đồng” của Tố Hữu, “Tương tư” của Nguyễn Bính, “Chiều xuân” của Anh Thơ.
E. Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Giáo viên hướng dẫn.	Giáo sinh thực hiện
Từ Thị Thu Hiền	Nguyễn Thị Hải

File đính kèm:

  • docxGiao an ngu van 11.docx