Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Năm học 2019-2020

III- Chuẩn bị

1.Giáo viên:

- Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn .

- Phương tiện : Chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài.

IV. Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp:1P Kiểm diện sĩ số: 7 . 7 . .

2. Kiểm tra bài : 4P

 “ Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?

3.Bài mới: Giới thiệu bài mới:

Mỗi người đều được sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi gia đình. Mái ấm gia đình dẫu có đơn sơ đến đâu cũng là nơi nuôi dưỡng suốt cuộc đời ta. Bởi thế tình yêu gia đình như nguồn mạch chảy mãi trong lòng mỗi con người. Bài học này sẽ giúp em cảm nhận rõ hơn điều đó.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt 9 Ngày soạn : 14/11/2019
 Dạy lớp:. Ngày dạy:.
 Dạy lớp:.....Ngày dạy:..
 CAO DAO, DÂN CA
 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
2.Kĩ năng :
- Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
3.Thái độ:
- Trân trọng tình cảm gia đình.
- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, sống hòa thuận với anh em.
- II. Phương pháp dạy học/ kĩ thuật dạy học / định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.Phương pháp dạy học:
- Động não, suy nghĩ phân tích ví dụ để rút ra bài học.
2.Kỹ thuật dạy học:
- Viết sáng tạo.
- Phân tích tình huống giao tiếp
- Học theo nhóm
3.Định hướng phát triển năng lực:
 Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyế vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
III- Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Phương pháp: Nêu vấn đề gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn .
- Phương tiện : Chuẩn kiến thức – kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp:1P Kiểm diện sĩ số: 7. 7... 
2. Kiểm tra bài : 4P
 “ Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
3.Bài mới: Giới thiệu bài mới:
Mỗi người đều được sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi gia đình. Mái ấm gia đình dẫu có đơn sơ đến đâu cũng là nơi nuôi dưỡng suốt cuộc đời ta. Bởi thế tình yêu gia đình như nguồn mạch chảy mãi trong lòng mỗi con người. Bài học này sẽ giúp em cảm nhận rõ hơn điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(10P): Tìm hiểu khái niệm ca dao, dân ca.
Yêu cầu HS đọc chú thích (*) Sgk.
GV: Thế nào là ca dao, dân ca.
HS nêu khái niệm ca dao, dân ca.
GV cùng HS có thể minh họa cho phần lời và nhạc của ca dao, dân ca.
GV: Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình phản ánh thế giới tâm hồn của con người.
Hoạt động 2:(15P) Đọc, tìm hiểu văn bản.
GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc một lần 2 bài ca dao.
Giảng rõ một số từ chú thích.
GV yêu cầu HS đọc lại bài 1.
GV: Bài ca dao thứ nhất là lời của ai, nói vói ai? Tại sao em khảng định như vậy?
GV: Bài ca dao này đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của nó?
-So sánh ->Thấy rõ hơn công lao trời biển của cha mẹ.
GV: Nhận xét của riêng em về hai hình ảnh: “núi ngất trời”, “biển rộng mênh mông”?
GV: Câu ca dao mang âm điệu gì? Âm điệu ấy giúp thể hiện điều gì?
-Lời ru gần gũi, ấm áp, thiêng liêng-> bài ca như lời tâm tình thành kính, sâu lắng.
GV: Nhận xét về ngôn ngữ của bài ca dao?
GV: Tìm những câu ca cũng nói về công cha nghĩa mẹ như bài 1?
GV: Như vậy, tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là gì?
GV yêu cầu HS đọc bài 4.
GV: Tình cảm gì được nói trong bài 4?
GV: Tình cảm thân thương ấy được diễn tả như thế naò?
Gợi: lần lượt nhận xét cách thể hiện tình cảm đó trong từng câu lục bát> Câu lục bát có hai biện pháp tu từ nào? Tác dụng?
GV: Bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
→ Anh em phải biết hòa thuận và nương tựa vào nhau.
GV: Nội dung bài ca dao 4?
Hoạt động 3(5P): Tổng kết.
GV: Như vậy tình cảm gia đình được đề cập đến trong chùm ca dao này là gì?
GV: Biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu trong bài 4 ca dao?
HS trình bày trong 1 phút.
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4(5p): Luyện tập
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần IV luyện tập.
I-Khái niệm ca dao, dânca:
- Dân ca: những sáng tác dân gain kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng.
- Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
II-Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc và chú thích.
- Đọc
- Chú thích
2.Tìm hiểu văn bản:
Bài 1
-Âm điệu lời ru, biện pháp so sánh.
→ Công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn của cha mẹ.
Bài 2 và 3 : không học
Bài 2 (bài 4 SGK)
-Nghệ thuật so sánh.
→ Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em ruột thịt.
III-Tổng kết – ghi nhớ
1.Nghệ thuật
- Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp
- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
2.Nội dung
-Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
3.Ghi nhớ
IV.Luyện tập
V.Củng cố và dặn dò:5p
1.Củng cố:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa từng bài ca dao.
- Học thuộc lòng 4 bài ca dao.
- Sưu tầm thêm một số câu ca dao nói về tình cảm gia đình.
2.Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài: Những câu hát về tình quê hương, đất nước, con người.
 + Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
 +Tìm hiểu ý nghĩa từng bài ca dao.
VI.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai 2 Bo cuc trong van ban_12760483.docx